Trị giá tính thuế nhập khẩu là trị giá hải quan

Home » Kế toán - Thuế » Trị giá hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt

Trị giá hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt thì như thế nào? Sau đây, Lawkey sẽ cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây:

1. Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa có giá chính thức

Hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trị giá hải quan là giá tạm tính do người khai hải quan khai báo trên cơ sở các chứng từ, tài liệu liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá. Khi có giá chính thức, trị giá hải quan được xác định theo phương pháp xác định trị giá quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC. Thủ tục xác định như sau:

Giá tạm tính

a] Người khai hải quan: Khai giá tạm tính tại tiêu chí tương ứng trên tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu khi đăng ký tờ khai, đồng thời khai báo thời điểm có giá chính thức tại tiêu chí “phần ghi chú”.

b] Cơ quan hải quan: Kiểm tra giá tạm tính và thời điểm có giá chính thức về :

  • Thủ tục hải quan;
  • Kiểm tra, giám sát hải quan;
  • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Đồng thời. cơ quan hải quan sẽ theo dõi, đôn đốc người khai hải quan khai giá chính thức đúng thời điểm có giá chính thức.

Giá chính thức

a] Người khai hải quan:

  • Khai giá chính thức trên tờ khai sửa đổi,
  • Bổ sung sau thông quan và nộp thuế chênh lệch [nếu có]

Thời hạn: trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm có giá chính thức.

b] Cơ quan hải quan: Kiểm tra khai báo của người khai hải quan, thời điểm có giá chính thức, điều kiện chấp nhận thời điểm có giá chính thức và xử lý như sau:

  • Xác định trị giá hải quan,
  • Ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp [nếu có],
  • Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo, khai báo không đúng quy định về giá chính thức;
  • Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng thời hạn
  • Xử lý tiền thuế chênh lệch đối với trường hợp số thuế tính theo giá chính thức thấp hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính;

Xem thêm: Các trường hợp bị ấn định thuế theo Luật quản lý thuế 2019

Điều kiện chấp nhận thời điểm có giá chính thức

– Thời điểm có giá chính thức được chấp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận về thời điểm có giá chính thức phù hợp với ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo thông lệ quốc tế;
  • Thời điểm có giá thực tế phù hợp với thời điểm có giá chính thức theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng;
  • Giá chính thức phù hợp với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo chứng từ thanh toán.

– Trường hợp không đủ điều kiện để được chấp nhận thời điểm có giá chính thức, đồng thời số thuế tính theo giá chính thức cao hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính thì người khai hải quan phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch.

Đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam

Lưu ý: Hàng hóa ở đây đã có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, bao gồm:

Hàng hóa nhập khẩu là ô tô, mô tô

Trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa, tính theo thời gian sử dụng tại Việt Nam [tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính thuế] và được xác định cụ thể như sau:

Thời gian sử dụng tại Việt NamTrị giá hải quan = [%] trị giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu
Từ 6 tháng trở xuống [được tính tròn là 183 ngày]90%
Từ trên 6 tháng đến 1 năm [được tính tròn là 365 ngày]80%
Từ trên 1 năm đến 2 năm70%
Từ trên 2 năm đến 3 năm60%
Từ trên 3 năm đến 5 năm50%
Từ trên 5 năm đến 7 năm40%
Từ trên 7 năm đến 9 năm30%
Từ trên 9 năm đến 10 năm15%
Trên 10 năm0%

Nếu mức giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu của hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc được miễn thuế, xét miễn thuế thấp hơn mức giá trong cơ sở dữ liệu giá cùng thời điểm, thì lấy mức giá trong cơ sở dữ liệu giá và tỷ lệ quy định trên đây để xác định trị giá hải quan.

Hàng hóa nhập khẩu khác

Trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC.

Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công

– Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công là tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia công do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công

– Không tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu đã xuất khẩu từ Việt Nam đưa đi gia công theo hợp đồng gia công.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa đưa ra nước ngoài sửa chữa

Khi nhập khẩu về Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế thì trị giá hải quan là chi phí thực trả để sửa chữa hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các chứng từ liên quan đến việc sửa chữa hàng hóa.

Đối với hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa

Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc không có hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định theo pháp luật.

Xem thêm: Chuyển rủi ro trong Hợp đồng mua bán hàng hóa

Đối với hàng hóa nhập khẩu thừa so với hợp đồng mua bán hàng hóa

a] Hàng hóa nhập khẩu thừa là hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu ghi trên hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại

  • Trị giá hải quan: theo phương pháp xác định trị giá hải quan của số hàng hóa nhập khẩu ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa;

b] Hàng hóa nhập khẩu thừa là hàng hóa khác với hàng hóa nhập khẩu ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại

  • Trị giá hải quan: theo phương pháp xác định trị giá hải quan quy định từ Điều 8 đến Điều 12 Thông tư này.

Đối với hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa

Được chia ra làm 2 trường hợp như sau:

Hàng hóa nhập khẩu không phù hợp về quy cách

  • Hàng hóa không phù hợp về quy cách được hiểu là hàng thực nhập có những khác biệt về màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng so với mô tả trong hợp đồng mua bán và những khác biệt đó không làm ảnh hưởng đến giá thực tế phải trả.
  • Trị giá hải quan theo trị giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại

  • Hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại ngoài trường hợp quy định tại điểm a khoản này
  • Trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá hải quan quy định từ Điều 8 đến Điều 12 Thông tư này.

Xem thêm: Phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Đối với hàng hóa nhập khẩu thực tế có sự chênh lệch về số lượng so với hóa đơn thương mại

– Xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán [điều kiện giao hàng, tỷ lệ dung sai, đặc tính tự nhiên của hàng hóa và điều kiện thanh toán].

– Trị giá hải quan không được thấp hơn trị giá thực thanh toán ghi trên hóa đơn thương mại và các chứng từ có liên quan.

Xem thêm: Thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu

Trên đây là nội dung bài viết “Trị giá hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt” của Lawkey gửi tới bạn đọc. Mọi thắc mắc, bạn đọc hãy gọi ngay cho Lawkey để được tư vấn trực tiếp!

Video liên quan

Chủ Đề