Trịnh kiểm là ai

Theo sách Lịch sử Việt Nam [tập 3, xuất bản năm 2017], Trịnh Kiểm [1503-1570] là người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc [nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa]. Lúc nhỏ gia cảnh nghèo túng, ông thường đi ăn trộm để nuôi mẹ, đi ở, chăn trâu.

Lớn lên Trịnh Kiểm khỏe mạnh hơn người, được theo ở nhà Hưng quốc công Nguyễn Kim - người có công đầu trong việc dựng lại quốc thống triều Lê, lập ra thời đại Lê trung hưng.Trịnh Kiểm được Nguyễn Kim tin cậy, gả con gái cho rồi giao coi binh mã, phong làm Dực nghĩa hầu.Do lập được nhiều chiến công, vua Lê Trang Tông đã phong Trịnh Kiểm làm Đại tướng, tước Quận công.

Năm 1545, Nguyễn Kim bị nhà Mạc đầu độc chết, Trịnh Kiểm lên thay, điều hành binh tướng, công việc triều chính.Tháng 8 cùng năm, vua sai Dực quận công Trịnh Kiểm làm đô tướng tiết chế các dinh quân thủy bộ,kiêm Thái sư Lượng quốc công. Mọi binh quyền, công việc trong nước, trù tính mưu lược, phong tước bổ quan xa gần đều được tuỳ mìnhquyết định, sau mới tâu vua, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết.Sự nghiệp nắm quyền hành của họ Trịnh bắt đầu từ đây.

Tuy được coi là chúa đầu tiên của hơn 200 năm cơ nghiệp dòng họ Trịnh, nhưng đương thời Trịnh Kiểm không xưng là chúa. Lê Anh Tông được Trịnh Kiểm tôn lên làm vua, đã phong ông là Thượng phụ. Sau khi Trịnh Kiểm chết, được trao hiệu Thái Vương.

Từ thời Trịnh Tùng [con thứ của Trịnh Kiểm] nắm quyền, người họ Trịnh chính thức được phong vương, mở ra thời kỳ vua Lê - chúa Trịnh.

Câu 3: Trong thời gian nắm quyền bính, họ Trịnh có giúp được nhà Lê diệt nhà Mạc, lấy lại kinh thành Thăng Long?

a. Có

b. Không

Quỳnh Trang

Trịnh Kiểm người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Truyện kể rằng: Trịnh Kiểm mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo hai mẹ con rau cháo nuôi nhau, khi mẹ đã già thì Kiểm đi làm thuê, gánh mướn nuôi mẹ. Một hôm đi làm về, không thấy mẹ, Kiểm bổ đi tìm đến sáng thì được tin mẹ anh đã chết đuối ở vực gần nhà, khi ra vực, Kiểm thấy mối đã đùn thành gò rồi, Kiểm buồn lắm bỏ làng ra đi, vào nương nhờ làm gia tướng cho thái phó Nguyễn Kim.

Trịnh Kiểm không được học hành nhiều, nhưng rất thông minh, can đảm và mưu lược hơn người. Nguyễn Kim mến tài đem con gái yêu là Ngọc Bảo gả cho Kiểm. Năm 1533, Nguyễn Kim sai Trịnh Kiểm đem quân sang Ai Lao đón Lê Duy Ninh về lập làm vua là Lê Trang Tông. Vua thấy Trịnh Kiểm tướng mạo khác thường, bèn phong cho là Đại tướng quân, lúc đó Kiểm 37 tuổi.

Năm Ất Tỵ - 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc đánh thuốc độc chết, binh quyền về tay Trịnh Kiểm.

Vua Lê Trang Tông ở ngôi chí tôn nhưng quyền hành đều do Trịnh Kiểm nắm giữ.

Năm 1548 Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập thái tử Huyên [con Trang Tông] lên nối ngôi là Trung Tông. Vua Trung Tông cũng chỉ ở ngôi được 8 năm thì mất khi mới 22 tuổi, không có con nối ngôi. Trịnh Kiểm muốn nhân dịp này tự lập làm vua, nhưng còn phân vân, bèn sai Phùng Khắc Khoan đi hỏi ý kiến Trạng Trình. Cụ Trạng trả lời với thâm ý khuyên Trịnh Kiểm hãy tôn phò nhà Lê cho thuận lòng dân. Hiểu ý, Trịnh Kiểm sai người đến làng Bố Vệ rước Lê Duy Bang về lập làm vua tức là Lê Anh Tông.

Từ khi nắm quyền bính, Trịnh Kiểm ra sức củng cố lực lượng, thu hút nhân tài, nên Nam triều ngày càng mạnh lên. Nhà Mạc [Bắc triều] sai đại tướng Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hoá tới 10 lần, ngược lại Trịnh Kiểm cũng kéo quân ra đánh Sơn Nam trước sau 6 lần. Nam triều đã lấy lại được các huyện Yên Mô, Yên Khang, Phụng Hoá, Gia Viễn. Năm Kỷ Tỵ - 1569, vua Lê gia phong cho Trịnh Kiểm làm Thượng tướng Thái quốc công và tôn là Thượng phụ.

Tháng 2 năm Mậu Ngọ - 1570, Trịnh Kiểm mất, truy tôn làm Minh khang Thái vương, thuỵ là Trung Huân.

Trịnh Kiểm nắm quyền của Nam triều 26 năm trải qua ba đời vua, thọ 68 tuổi.

Page 2

Chúa Trịnh [1545 – 1787] [Trịnh vương] là dòng dõi một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực nhà nước Đại Việt thời Lê Trung hưng của nhà Hậu Lê, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị. Bộ máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế lưỡng đầu.

Page 3

Án Đô Vương [Trịnh Bồng] tại vị 1786-1788

Trịnh Bồng là con Trịnh Giang, bác ruột của Trịnh Khải. Trịnh Bồng đã được phong là Côn quận công. Khi Trịnh Khải bỏ trốn lên Sơn Tây, Trịnh Bồng lánh nạn ở huyện Văn Giang [Hưng Yên].

Khi Nguyễn Huệ và vua Thái Đức Nguyễn Nhạc rút về Nam Hà, Trịnh Bồng đã về yết kiến Vua Lê, được Vua Lê phong cho làm Nguyên soái, tổng quốc chính Án Đô Vương.

Trịnh Bồng nhu nhược, lười biếng, không điều khiển được công việc, do đó chính sự lại vào tay Đinh Tích Nhưỡng, chúng lấn át Vua Lê, từ đó Vua và Chúa lại càng mâu thuẫn. Vua Lê đã vời Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An đem quân về giúp.

Trịnh Bồng trốn chạy về xã Dương Xá rồi Quế Võ [Bắc Ninh]. Trịnh Bồng đi Hải Dương - Quảng Yên và Thái Bình mộ quân lương mưu đánh lại Nguyễn Hữu Chỉnh, nhưng đánh mấy trận đều thất bại.

Năm 1788, Trịnh Bồng sau nhiều lần thất bại, đã bỏ đi tu ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng.

Như vậy, họ Trịnh từ Thái Vương Trịnh Kiểm nắm quyền đến Án Đô Vương Trịnh Bồng [1545 – 1788] trải qua 12 đời chúa với 243 năm trị vì.

Trịnh Kiểm [1503 – 1570] là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh và gián tiếp tạo nên tình trạng vua Lê – chúa Trịnh tại Bắc Hà [miền Bắc Việt Nam ngày nay] cũng như là đầu mối của chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.

Đương thời khi cầm quyền ông không xưng là chúa nhưng được đời sau truy tôn là Thái Vương. Ông là người nắm quyền chỉ huy quân đội trong triều các vua Lê thời Nam Bắc triều từ năm 1545 tới khi mất [tháng 2 năm Mậu Ngọ, 1570].

Thân thế

Trịnh Kiểm là người quê ở làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ông mồ côi cha từ lúc 6 tuổi, sống nghèo nàn quê ngoại ở thôn Hổ với mẹ là bà Hoàng Thị Dốc. Từ nhỏ, ông đã tỏ ra là 1 cậu bé lanh lợi, biết ứng xử, giỏi đối đáp và đặc biệt là rất can đảm. Cậu thường tụ tập những đứa trẻ chăn trâu chia phe đánh trận trong rừng. Phe của cậu luôn chiến thắng. Kiểm còn rất có hiếu với mẹ. ông làm thuê gánh mướn đủ mọi việc để nuôi mẹ. Năm 16 tuổi[1519], 1 hôm đi làm về không thấy mẹ, liền bổ đi tìm mới biết mẹ bị ngã xuống vực chết. Sau khi làm tang cho mẹ xong, Kiểm bỏ quê đi lưu lạc, làm chăn ngựa cho nhà giàu. Nhờ đó,Kiểm rất rành về ngựa, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và huấn luyện ngựa, nhất là ngựa chiến.

Sự nghiệp

Bấy giờ nhà Mạc cướp ngôi nhà Hậu Lê, Nguyễn Kim khởi nghĩa tái lập nhà Lê. Thế Nam Bắc triều hình thành. Trịnh Kiểm đầu quân làm gia tướng theo Nguyễn Kim. Là người có tài, ông được Nguyễn Kim giao cho nhiều trọng trách và gả con gái là Ngọc Bảo cho.

Theo Lịch sử vuơng quốc Đàng Ngoài của Alexandre De Rhodes:Khi quân Mạc tấn công vào kinh thành,quân Nguyễn Kim bị vây giữa vòng vây của địch.Kim đã giao ước với các tướng rằng ông sẽ gả con gái cho ai có thể giải cứu ông và nghĩa quân ra khỏi vòng vây ấy.Trịnh Kiểm phi ngựa xông lên hăng hái đánh giết giăc,cứu được Kim và mở đường huyết lộ cho nghĩa quân rút lui.Vì vậy,theo lời hứa,Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho Kiểm và giao nhiều trọng trách cho ông, đặc biệt là việc huấn luyện kị binh cho nghĩa quân.

Năm 1539, ông được phong làm Đại tướng quân, tước Dực Quận Công do có công cầm binh mã sang Ai Lao đón vua Lê Trang Tông [vua Lê thấy Kiểm dung mạo tuấn tú nên phong tước cho ông,lúc đó ông 37 tuổi]. Sau khi Nguyễn Kim bị đầu độc năm 1545, toàn bộ binh quyền của nhà Lê rơi vào tay Trịnh Kiểm, với tước hiệu Thái sư Lạng Quốc Công.

Năm 1546, ông rước vua Trang Tông về Tây Đô, lập ra Nam triều để phân biệt với Bắc triều là lực lượng nhà Mạc. Năm 1548, vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm cho lập con lớn của Trang Tông là Duy Huyên lên nối ngôi lấy hiệu là Trung Tông. Do uy quyền của Trịnh Kiểm quá lớn, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng phải xin vào Nam trấn giữ đất Thuận Hoá.

Năm 1551, Trịnh kiểm giao binh cho Lê Bá Ly đánh Sơn Nam,Nguyễn Khang Khải đánh Sơn Tây,Vũ Văn Mật đánh Tuyên Quang. rồi cùng Kiểm tụ hội ở Thăng Long. Trước khi ra quân, ông viết 1 bức thư Nôm, kêu gọi mọi người hãy nhớ đến công ơn đức Thái tổ Lê Lợi năm xưa đã đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho đất nước…để đồng lòng tôn phò vua Lê, tiêu diệt kẻ soán ngôi.Rồi cùng 3 tướng đồng loạt ra quân. Mạc Phúc Nguyên phải bỏ thành, chỉ để Mạc Kính Điển ở lại trấn giữ phía bắc sông Nhị.Sau khi chiếm thành, ông liền rút quân về Tây Đô để tránh quân Mạc huy động thêm viện binh đánh úp.

Năm 1553, Kiểm bành trướng lực lượng xuống phía Nam, giao cho Nguyễn Hoàng ra trấn giữ, nhằm tạo chỗ dựa vững chắc ở phía Nam cho mình.

Năm 1555, Kiểm chỉ huy phục kích đánh tan quân Mạc trên sông Mã. Mạc Kính Điển phải bỏ quân mới thoát thân.

Năm 1556, vua Trung Tông mất không có con nối. Trịnh Kiểm lúc đó binh quyền rất lớn, muốn thay nhà Lê làm vua, nhưng còn ngại những lời dị nghị nên sai người đi hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình mách khéo rằng: “giữ chùa thờ Phật thì ăn oản“. Trịnh Kiểm hiểu ý bèn tìm người trong dòng dõi nhà Lê là Lê Duy Bang [cháu 6 đời của Lê Trừ – anh Lê Lợi] lập làm vua, tức Lê Anh Tông.

Từ khi lên nắm binh quyền,Trịnh Kiểm ra sức củng cố lực lượng,chiêu mộ nhân tài,nên quân đội Nam Triều ngày càng hùng mạnh. Quân nhà Mạc do đại tướng Mạc Kính Điển chỉ huy 10 lần tấn công Thanh Hóa.Ngược lại, Trịnh Kiểm cũng 6 lần đánh lên Sơn Nam,thu hồi các huyện Yên Mô,Yên Khang,Phụng Hóa,Gia Viễn,khiến cho nhà Mạc ở phía Bắc phải kiêng nể.

Năm 1569, vua Lê Anh Tông gia phong cho Kiểm làm Thượng Tướng Thái Quốc Công và tôn là Thượng phụ. Một năm sau thì Trịnh Kiểm qua đời, vua Lê sai con trưởng của Trịnh Kiểm là Trịnh Cối nắm binh quyền.

Trịnh Kiểm được truy tôn là Thế Tổ Minh Khang Thái Vương, hiệu là Trung Huân.

Vai trò lịch sử

Cuộc đời ông về cơ bản là cuộc đời của một chiến binh. Các trận đánh lớn nhỏ của ông với quân nhà Mạc mà người chỉ huy của đội quân này là Mạc Kính Điển là những trận đánh bất phân thắng bại khi xét về tổng thể. Cuộc chiến tranh này đã gây nhiều đau thương tang tóc cho nhân dân. Chưa thấy có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về vai trò quản lý kinh tế hay vai trò người đứng đầu cơ quan hành pháp của ông, có lẽ là do các vấn đề quân sự khi đó đã lấn át tất cả, chỉ thấy có một số đoạn nhỏ cho thấy vai trò quản lý nhà nước trong kinh tế của ông là sai các viên quan đi đo đạc đất đai để thu thuế hay đắp đê, làm đường.

Gia đình

  • Vợ:
    • Chính phi Lại Thị Ngọc Trân, thụy Từ Phúc. Người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà.
    • Chính phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo, thụy Tử Nghi. Người làng Gia Miêu Ngoại trang, huyện Tống Sơn, con của Hưng Quốc công Nguyễn Kim.
    • Hiền phi Trương Thị Ngọc Lãnh. Người sách Thọ Liêu, huyện Thạch Thành, con gái Sùng Đạo công Trương Phụ Đạo. Bà sinh ra Dương Nghĩa Công Trịnh Đỗ, mất vào năm 1646, thụy hiệu Tứ Hạnh, lăng táng ở quê nhà
  • Con trai:
    • Đạt Nghĩa công Trịnh Cối. Con của Chính phi Lại thị.
    • Thành tổ Triết vương Trịnh Tùng. Con của thứ phi Nguyễn thị.
    • Dương Nghĩa công
    • Dịch Nghĩa công.
    • Cần Nghĩa công.

[Nguồn : //vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_Ki%E1%BB%83m]

Video liên quan

Chủ Đề