Trời nóng có nên uống nước lạnh

Nước nóng kích thích quá trình đổ mồ hôi nhiều hơn, qua đó giải phóng nhiệt nhiều hơn so với nước lạnh - Ảnh: YouTube

​Mỗi khi hè đến, Ollie Jay - trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng nhiệt ở Đại học Sydney, nhận được rất nhiều câu hỏi về việc uống nước nóng có thể làm cơ thể mát hơn khi uống nước lạnh?

Khi còn công tác ở Đại học Ottawa, Ollie Jay đã đăng báo một nghiên cứu cho rằng thức uống nóng có thể giúp bạn giải nhiệt tốt hơn, ít nhất là ở một mức độ nào đó.

Cụ thể, Jay và cộng sự đã theo dõi số liệu của 9 thanh niên chạy xe đạp kèm theo quạt thổi mồ hôi trong vòng 75 phút. Sau đó, những thanh niên này được cho uống các cốc nước, từ nước đá ở nhiệt độ 2oC đến nước nóng ở nhiệt độ 55oC.

Nhóm nhận thấy khi chạy xe đạp và uống nước nóng, các tình nguyện viên đã giải phóng thêm 56 kilo jun nhiệt so với khi uống ở nước nhiệt độ phòng. Trong khi đó, khi uống nước lạnh, con số này chỉ là 21 kilo jun.

“Kết quả này thật mâu thuẫn với quan niệm thông thường”, Jay nói. Theo nhóm nghiên cứu, nước lạnh cho cảm giác mát thoải mái khi đi vào cơ thể, nhưng thực sự đã không làm bạn mát hơn bởi nó hạn chế quá trình thoát mồ hôi của bạn.

Quá trình thoát mồ hôi rất quan trọng. Với mỗi gram mồ hôi thoát ra từ da, bạn sẽ giảm xấp xỉ 2,43 kilo jun nhiệt lượng. Ở người uống nước nóng, cơ thể sẽ tăng 52 kilo jun nhiệt lượng, tuy nhiên lại giảm 108 kilo jun nhiệt lượng thông qua quá trình thoát mồ hôi.

Điều ngược lại sẽ xảy ra khi uống nước lạnh. Nước lạnh giúp giảm 138 kilo jun nhiệt lượng tuy nhiên có đến 159 kilo jun vẫn nằm trong cơ thể khi không được thoát khỏi da. Khi họ uống nước ở nhiệt độ phòng, lượng nhiệt tăng thêm so với lượng nhiệt mất đi gần như bằng nhau.

Nhóm nghiên cứu sau đó tiếp tục thực hiện một số thí nghiệm bên trong cơ thể. Theo đó, các tình nguyện viên sẽ được “rửa” miệng với nước ở nhiều nhiệt độ khác nhau, và được “bơm” nước trực tiếp vào dạ dày mà không thông qua miệng.

Kết quả cho thấy, nước khi ở miệng không làm thay đổi lượng mồ hôi thoát khỏi cơ thể, tuy nhiên nước được đưa trực tiếp vào dạ dày thì có: nước nóng kích thích mồ hôi nhiều hơn nước lạnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn có những hạn chế. Nhiệt lượng do bốc hơi không phải là tất cả yếu tố làm cho cơ thể mát mẻ. Đồng thời, khi tiến hành thí nghiệm, nhóm của Jay đã đặt quạt trước các tình nguyện viên để đảm bảo tất cả mồ hôi sinh ra đều được bốc hơi. 

Do đó, nếu trên cơ thể vẫn còn mồ hôi, bạn chắc hẳn sẽ không cảm thấy mát. Hơn nữa, trong cơ thể người không phải chỉ có miệng và dạ dày là chứa những thụ thể cảm nhận nhiệt. Điển hình khi chèn nước đá ở sau gáy, cơ thể sẽ cảm thấy thật thoải mái.

Theo tạp chí Popular Science, cần thêm nhiều nghiên cứu để biết chính xác uống nước nóng hay uống nước lạnh sẽ làm mát cơ thể hơn trong những ngày nóng.

Tuy nhiên theo Jay, để giảm nhiệt độ cơ thể những ngày nóng, cách hay nhất là ở trong bóng mát hoặc ít nhất là tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

TRỌNG NHÂN

Giữa trời nắng nóng, hầu hết mọi người đều thích uống nước lạnh để giải nhiệt. Tuy nhiên thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với sức khoẻ, thậm chí có thể khiến bạn bị sốc.

Câu chuyện của Adam Schaub ở Houston, Texas, Mỹ là một minh chứng. Adam cùng bố cưa gỗ giữa trời nắng 37 độ, khi thấy cậu con trai đỏ mặt, mồ hôi nhễ nhại, ông bố khuyên Adam nên vào chỗ mát nghỉ ngơi.

Ngay lập tức Adam với lấy chai nước lạnh uống một hơi cạn. Sau đó anh vào xe tải nổ máy, bật điều hoà và tiếp tục uống chai nước lạnh thứ 2.

Adam chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo mọi người

Ngay sau đó, anh đột nhiên thấy cơ thể có rất nhiều dấu hiệu lạ. Trước tiên, anh thấy trên da xuất hiện các nốt bất thường, buồn nôn, tay chân ngứa ran. Sau đó Adam thấy toàn cơ thể lâng lâng mất kiểm soát, anh cố mở cửa xe bước xuống nhưng liền ngã quỵ, đập mặt xuống đất.

Từ đằng xa, ông bố chạy lại thấy máu từ mũi, mắt Adam chảy ra. Mắt Adam đảo vài lần rồi bất tỉnh. Ngay lập tức anh được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Bác sĩ chẩn đoán anh mắc hội chứng “não đóng băng” do uống nước đá lạnh quá nhanh và nhiều. Khi cơ thể bạn đang nóng, uống nước lạnh đột ngột sẽ khiến các dây thần kinh trong khoang miệng bị kích thích, từ đó làm co rút các mạch máu trong xoang khiến tín hiệu đến não bị gián đoạn.

Tình trạng này thường tạo ra một cơn đau đầu đột ngột, cơ thể rơi vào trạng thái lâng lâng rồi choáng, ngất, đau đầu, buồn nôn, mất ý thức.

BS Sarah Jarvis, giám đốc chuyên môn của Patient.info cho biết, Adam bị bất tỉnh do thiếu máu não. May mắn, được cấp cứu kịp thời, ông bố 3 con đã hồi phục nhanh chóng.

TS Harry Emmerich của hệ thống y tế PRMC cảnh báo thêm, khi uống nước đá với tốc độ quá nhanh, ngoài việc khiến cơ thể dễ bị choáng còn làm rối loạn hệ thống tiêu hoá do thức ăn gặp lạnh, khó tiêu hoá, gây ra các cơn đau quặn bụng hay gây co thắt thực quản, đau ngực.

Uống nước đá cũng làm giảm nhịp tim đột ngột và khiến nhiệt độ trong máu giảm xuống. 

Từ trường hợp của Adam, bác sĩ khuyến cáo, giữa trời nắng nóng, nếu uống nước đá chỉ nên uống từng ngụm, còn cách bù nước tốt nhất là uống nước ở nhiệt độ thường.

M.Anh [Theo Thesun, Healthsumo]

Theo tất cả các khuyến cáo của thế giới về vấn đề sơ cứu bỏng thì việc lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng là không đúng.

Cơ thể của một người lớn gồm 50 - 60% lượng nước. Nước rất cần thiết cho sức khoẻ và giúp cơ thể chúng ta hoạt động bình thường. Nhưng bạn nên uống nước như nào - lạnh hay ấm là tốt hơn?

Hầu hết chúng ta có xu hướng chọn một ly nước lạnh, đặc biệt là trong thời tiết nóng, vì nó có vị ngon và tươi mát hơn. Nhưng trên thực tế, nước ấm được chứng minh là có lợi hơn cho sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là những thông tin giữa nước ấm và nước lạnh khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Nước lạnh


Thực chất vào những ngày nắng nóng, nước ấm được chứng minh là có lợi hơn cho sức khỏe của chúng ta.

Nước lạnh có nhiệt độ khoảng 7,2 – 23,8 độ C. Nó sẽ giúp bạn thấy tốt hơn, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Khi chúng ta uống một ly nước lạnh thêm đá, chúng ta có thể cảm thấy như được "hồi sinh". Tuy nhiên, bạn sẽ phải trải qua nhiều tác dụng phụ khi uống nước lạnh.

Nước lạnh có thể gây khó chịu cho đường tiêu hoá


Uống nước lạnh dẫn đến rối loạn dạ dày, đau bụng.

Khi uống nước lạnh, các mạch máu sẽ co lại, làm cản trở khả năng tiêu hoá. Nó có thể dẫn đến rối loạn dạ dày, đau bụng và táo bón.

Nước lạnh làm bạn mất năng lượng

Cơ thể sử dụng nhiều năng lượng để làm nóng nước lạnh nhằm đưa chúng lại nhiệt độ trung bình. Đây là lí do tại sao bạn không nên uống nước đá trừ khi bạn muốn cảm thấy kiệt sức và không thể hoàn thành công việc trong ngày.

Nước lạnh làm chậm nhịp tim


Nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim.

Nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Nó kích thích dây thần kinh phế vị - bộ phận quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Nhiệt độ thấp của nước sẽ là yếu tố kích thích dây thần kinh phế vị hạ nhịp tim xuống.

Nước lạnh tạo dịch nhầy trong mũi

Nước lạnh làm chất nhầy trong cơ thể giãn ra. Khi hệ thống miễn dịch xấu đi, nó sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, từ chảy nước mũi đến các bệnh nghiêm trọng khác.

Nước ấm

Nước ấm là từ khoảng 26, 6 – 41,4 độ C. Thông thường, chúng ta không uống nước ở nhiệt độ này. Nhưng thực tế, nhiệt độ này của nước mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng.

Nước ấm có thể thải độc cơ thể


Uống nước ấm vào buổi sáng rất tốt cho cơ thể.

Uống nước ấm, đặc biệt vào buổi sáng, sẽ giúp thải độc tố mà có thể phát triển thành vô số các loại bệnh trong cơ thể bạn. Để có tác dụng hơn, hãy thêm một lát chanh vào nước ấm, vitamin C sẽ làm sống lại các tế bào khi nước ấm giải độc tố cơ thể.

Nước ấm giúp chống lại các cơn đau

Nước ấm được chứng minh là làm giảm đau do kinh nguyệt và đau đầu. Nó làm tăng lưu thông máu và cải thiện lưu lượng máu. Nếu bạn bị đau bụng kinh, hãy thử uống chút nước ấm, vì nó sẽ giúp các cơ thư giãn.

Nước ấm giúp giảm căng thẳng

Cortisol là một trong những hoocmon căng thẳng và việc mất nước sẽ làm tăng mức độ của nó. Khi đó, không phải chỉ một bồn tắm nóng mới có thể giảm căng thẳng, hãy thử uống một ly nước ấm, nó sẽ giúp hệ thống thần kinh trung ương hoạt động tốt.

Nước ấm giúp giảm cân


Uống nước ấm, sự trao đổi chất sẽ được kích hoạt hoàn toàn.

Việc uống nước có thể giúp bạn giảm cân, nếu bạn uống nước ấm, sự trao đổi chất sẽ được kích hoạt hoàn toàn. Nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể và trong khi cơ thể cố gắng bù đắp cho sự chênh lệch nhiệt độ, calo sẽ bắt đầu được đốt cháy, nhờ đó giúp bạn giảm cân.

Nước ấm cải thiện tuần hoàn máu

Nước lạnh được cho là đóng tĩnh mạch của bạn, trong khi nước ấm giúp máu chảy tốt hơn. Máu lưu thông tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến các bộ phận cơ thể, từ huyết áp đến các bệnh tim mạch.

Nước ấm giúp tiêu hoá


Nước ấm đã được chứng minh là có hiệu quả hơn trong việc cải thiện khoang ruột.

Mất nước là một trong những nguyên nhân phổ biến của táo bón, vì vậy nước nói chung có khả năng kích thích ruột. Nước ấm đã được chứng minh là có hiệu quả hơn trong việc cải thiện khoang ruột.

Nước ấm có thể ngăn chặn lão hoá sớm

Lão hoá sớm là một trong những cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với phụ nữ. Hơn nữa, căn bệnh ngày càng phổ biến bởi các độc tố trong cơ thể người. Nước ấm có thể giúp bạn loại bỏ những độc tố đó.

Cập nhật: 15/05/2018 Theo khampha

Video liên quan

Chủ Đề