Trong sữa công thức có canxi không

Sữa rất quan trọng đối với trẻ em. Nhưng nhiều trẻ hễ thấy sữa là 'lắc đầu'

Nhưng không phải bé nào cũng thích uống sữa và nhiều ba mẹ lo lắng vì sợ con không đủ canxi, phải làm sao đây?

Tại sao trẻ không thích sữa?

Trẻ thường từ chối sữa trong các giai đoạn: chuyển đổi từ sữa mẹ qua sữa công thức; từ sữa công thức này sang sữa khác; từ bú bình sang uống bằng ly... Vì vậy, mọi sự chuyển đổi nên được tiến hành từ từ, thay đổi từng ít một, không đột ngột.

Một số trẻ lại thích vị nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống khác hơn sữa.

Một số trẻ khác lại có cảm giác khó chịu, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, và tiêu chảy vì kém dung nạp đường lactose trong sữa.

Trẻ không uống sữa, có đáng lo?

Nếu trẻ có chế độ ăn uống lành mạnh, phát triển tốt thì ba mẹ không cần phải quá lo lắng.

Sữa có thể là nguồn canxi, protein và vitamin tốt nhất, nhưng có thể dễ dàng thay thế bằng các thực phẩm khác.

Bảng một số thực phẩm có hàm lượng canxi cao [theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, năm 2007]

Vì có rất nhiều thực phẩm để bổ sung canxi trong chế độ ăn cho trẻ, nên việc dùng thuốc canxi là không cần thiết nếu trẻ ăn uống được đủ lượng canxi theo nhu cầu.

Trẻ cần bao nhiêu canxi là đủ?

Theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam, nhu cầu khuyến nghị về canxi [mg/ngày] theo tuổi cho trẻ em Việt Nam như sau:

+ 6 - 11 tháng tuổi: 400 mg/ngày

+ 1 - 2 tuổi: 500 mg/ngày

+ 3 - 5 tuổi: 600 mg/ngày

+ 6 - 7 tuổi: 650 mg/ngày

+ 8 - 9 tuổi: 700 mg/ngày

+ 10 - 19 tuổi: 1.000 mg/ngày

Mặc dù có nhiều loại thức ăn để bổ sung canxi nhưng không phải lúc nào trẻ cũng có thể ăn được đầy đủ.

Vì vậy, sữa vẫn là một chọn lựa để giúp trẻ bổ sung thêm dinh dưỡng.

Một số mẹo để giúp trẻ có thể uống sữa

1. Làm sữa có mùi "ngon" hơn: sữa có mùi dâu, mùi sô cô la sẽ giúp trẻ dễ chấp nhận hơn sữa trắng bình thường

2. Cho trẻ uống sữa trong 1 cái ly, cốc đặc biệt, có màu sắc, hình ảnh xinh xắn mà trẻ thích hoặc cho trẻ uống sữa bằng ống hút để tạo sự thích thú cho trẻ [thậm chí có loại ống hút có sô cô la, có vị dâu trong đó, để trẻ hút lên và sữa được đổi mùi, rất thú vị]

3. Cho trẻ uống sữa với độ ấm, lạnh tùy vào sở thích: có trẻ thích sữa nóng, có trẻ thích sữa lạnh [thậm chí có thể bỏ vài viên đá vào sữa nếu trẻ thích như vậy]

4. Ba mẹ, người lớn trong nhà cũng nên uống sữa để khuyến khích trẻ bắt chước theo

5. Chế biến sữa với thức ăn:

- Lấy sữa làm kem

- Cho sữa vào ngũ cốc, làm khoai tây nghiền, trứng cuộn, súp …

- Có thể dùng sữa để thay thế nước trong chế biến những thức ăn [ví dụ pha bột với sữa, lấy sữa làm bánh flan, yaourt, bánh pudding, bánh crep …]

- Thêm sữa vào sinh tố trái cây, trái cây dằm trong sữa …

"Mẹo" là để giúp con có thể bổ sung thêm sữa vào chế độ ăn, nhằm cung cấp cho con nhiều dinh dưỡng hơn.

Bên cạnh đó, ba mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống của con và cả gia đình sao cho cân bằng các chất dinh dưỡng, thức ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Nếu trẻ có vấn đề về ăn uống, trẻ chậm tăng cân, không tăng chiều cao trong 3 tháng, ba mẹ nên đưa bé đi khám để được đánh giá tình trạng dinh dưỡng và bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Bạn đọc có những bài viết, thắc mắc về sức khỏe người lớn, mẹ và bé, sức khỏe sinh sản, giới tính, bệnh nam khoa, chữa trị hiếm muộn, dinh dưỡng, chấn thương… có thể gửi về email: . Phòng mạch Online sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp. Chân thành cám ơn.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG

Sữa công thức là sản phẩm sữa từ động vật được xử lí thông qua dây chuyền công nghệ tiên tiến. Sữa cung cấp các loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, có thể bảo quản được lâu dài và tiện trong việc vận chuyển. Tùy vào từng đối tượng của sản phẩm, sữa sẽ có những công thức phù hợp riêng. Tuy nhiên, thành phần chính của sữa vẫn là protein, carbohydrate, chất béo, canxi, chất khoáng,…Vậy sữa công thức có bao nhiêu loại, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

1. Phân loại sữa công thức

Trên thực tế, sữa công thức chính là một dạng của sữa bột. Nó được áp dụng cho từng đối tượng và có thêm bớt một số thành phần. Có thể phân loại sữa công thức thành các nhóm sau:

1.1 Theo dạng tồn tại

Các tiêu chí

Sữa dạng bột

Sữa dạng lỏng

Giá trị dinh dưỡng

Cùng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như protein, vitamin, carbohydrate, chất béo,…

Độ tươi mới

Thường được trộn bột whey [hoặc casein] protein trong quá trình làm, không còn giữ nguyên độ tươi mới và chất dinh dưỡng như ban đầu.

Không cần trải qua giai đoạn gia nhiệt tạo thành bột, vì vậy mà chất dinh dưỡng tự nhiên được giữ lại, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.

Thời gian lưu trữ

Có đặc tính hút ẩm và dễ bám tạp chất. Thời gian lưu trữ và sử dụng ngắn.

Dễ bảo quản và có thời gian sử dụng lâu.

Độ tiện lợi

Không mang tính di động cao, các bước pha chế phức tạp.

Dễ dàng mang đi và sử dụng được ngay không cần pha chế.

1.2 Theo mục đích sử dụng

Tùy thuộc vào mục đích sản xuất và đối tượng người dùng mà sẽ có các loại sữa công thức khác nhau. Ví dụ như:

1.2.1 Sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Đây là loại sữa bột trẻ em được sản xuất dành riêng cho trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi, được sử dụng trong trường hợp: 

  • Người mẹ mắc phải căn bệnh lây truyền qua đường bú mẹ.
  • Người mẹ đã phẫu thuật ngực và không thể cho con bú.
  • Người mẹ đang sử dụng một loại thuốc có chống chỉ định cho con bú.
  • Em bé bị dị tật bẩm sinh không thể bú mẹ.
  • Người mẹ không cung cấp đủ sữa cho bé. Có khoảng 2 đến 5% phụ nữ rơi vào tình trạng này.
Sữa Enfamil cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi.

Loại sữa này được thiết kế có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Tất cả bao gồm hương vị tới màu sắc, dưỡng chất và hàm lượng tuân thủ theo chuẩn từ Bộ y tế cho phép.

>>> Tham khảo thêm bài viết: Làm sao vẫn duy trì được nguồn sữa mẹ khi trẻ nằm viện?

1.2.2 Sữa bột công thức số

Đây là loại sữa được thiết kế dành riêng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Ví dụ sữa bột công thức số 2 cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi, sữa công thức số 3 cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi,…ở mỗi giai đoạn bé cần tập trung phát triển vào một kỹ năng nhất định nào đó nên cần hàm lượng chất một số thành phần chính phải vượt trội hơn để giúp bé phát triển toàn diện hoặc đầy đủ theo nhu cầu nhất định [tăng cân, tăng chiều cao, phát triển não bộ & tư duy,…].

1.2.3 Sữa công thức cho bà bầu

Khi trong giai đoạn mang thai, tùy theo các tam cá nguyệt thai kì khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng bà bầu cần bổ sung hàm lượng các chất thiết yếu: canxi, axit folic, sắt, kẽm, vitamin, khoáng chất,…khác nhau. Các hãng đã sản xuất riêng cho đối tượng bà bầu một loại công thức sữa là sữa bầu để giúp mẹ thuận tiện hơn trong vấn đề chăm sóc thai nhi và bản thân. Đây còn là một giải pháp lựa chọn tốt cho các mẹ nghén quá không ăn uống được nhiều hay bổ sung được chất dinh dưỡng gì khi mang bầu.

Sữa Enfamama dành cho bà bầu.

1.2.4 Sữa công thức cho người già

Người già hay gặp các vấn đề về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật, loãng xương, không ăn uống được gì, suy giảm trí nhớ… nên các loại sữa công thức thiết kế riêng cho đối tượng này sẽ tập trung vào các yếu tố như ít đường, thanh đạm, ít cholesterol xấu, giàu chất béo có lợi, acid oleic & linoleic, cholin, canxi, …

1.2.5 Sữa công thức pha sẵn

Thường bạn sẽ thấy sữa công thức sẽ có dạng bột tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tiện lợi của người tiêu dùng hiện đại mà ngày nay nhiều hãng sữa còn cho ra mắt các loại sữa nước còn được gọi là sữa công thức pha sẵn đa dạng dung tích 110ml, 180ml, 200ml,… để người dùng lựa chọn, tiện mang theo bên người và bổ sung chất dinh dưỡng khi cần ngay lập tức.

1.2.6 Sữa công thức dạng thanh

Tương tự như sữa công thức pha sẵn, sữa dạng thanh được cô đặc lại từ dạng bột, bẻ ra sử dụng tùy biến theo nhu cầu cần thiết của trẻ.

Sữa công thức dạng thanh.

1.2.7 Sữa đặc

Là sữa động vật đã được rút hết nước và thường được cho thêm đường vào công thức. Khi cần dùng chúng ta chỉ cần pha sữa với nước theo tỉ lệ nhất định là sẽ có một cốc sữa dinh dưỡng để uống ngay.

2. Cách pha chế và bảo quản sữa công thức cho trẻ

Dù bạn chọn loại sữa công thức nào thì việc pha chế và bảo quản cũng hết sức cần thiết. Hãy thực hiện những bước sau:

Bước 1: Khử trùng tay và dụng cụ

Trước khi pha sữa cho bé, hãy rửa tay bằng xà phòng và nước. Đối với bình sữa và núm vú, trong lần sử dụng đầu tiên, bạn cần đun sôi trong 5 phút. Những lần sau, rửa bằng nước rửa bình sữa và nước sạch là được. Nếu bạn chuẩn bị mở một hộp sữa mới, hãy dùng khăn sạch lau phần trên hộp trước khi mở.

Bước 2: Lấy sữa

Nếu bạn dùng sữa bột, hãy lấy đầy muỗng lường sau đó dùng một vật phẳng gạt bỏ phần sữa dư. Nếu dùng sữa cô đặc, bạn có thể đổ trực tiếp sữa vào bình có đánh dầu sẵn định mức hoặc dùng muỗng lường để múc.

Bước 3: Pha chế sữa

Hòa tan lượng sữa bột vào lượng nước phù hợp [xem tỷ lệ pha trên bao bì].  Nếu lo lắng về độ an toàn của nguồn nước, bạn có thể khử trùng bằng cách sau:

  • Đun sôi nước lạnh trong 1 phút.
  • Để nước nguội ở nhiệt độ phòng.
  • Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cách cho vài giọt nước lên cổ tay. Nên pha vào sữa trong vòng 30 phút kể từ lúc nước nguội. Hãy cẩn thận làm theo hướng dẫn, nếu sữa quá loãng hoặc quá đặc sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

>>> Xem thêm: Cách chuẩn bị và bảo quản sữa mẹ cho bé?

Bước 4: Làm ấm sữa [nếu cần thiết]

Bạn có thể pha sữa công thức cho trẻ bằng nước bình thường hoặc hơi lạnh. Nếu bé thích sữa ấm hơn, bạn có thể làm nóng bằng cách hấp cách thủy bình sữa trong một cái bát hoặc cái ly chứa nước nóng trong vài phút.

Lắc đều bình sữa sau khi hâm nóng, sau đó cầm ngược bình sữa nhỏ một vài giọt vào cổ tay bạn để kiểm tra nhiệt độ của sữa. Đừng hâm nóng bình sữa trong lò vi sóng, sữa có thể nóng không đều và làm bỏng miệng bé.

Bước 5: Bảo quản sữa trong tủ lạnh

Nếu bạn chuẩn bị một vài bình sữa cho bé một lúc, hãy bảo quản trong tủ lạnh cho tới lúc bạn dùng. Bạn có thể bảo quản sữa tối đa trong 24 giờ nếu như cho vào tủ lạnh. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh luôn ở dưới 4oC. Nếu bạn để sữa ở bên ngoài, tốt nhất nên cho bé uống trong vòng 1 giờ kể từ lúc chuẩn bị nhé.

>>> Tham khảo thêm bài viết: Khi quyết định cho trẻ bú bình, mẹ cần làm gì cho đúng?

Bước 6: Bảo quản sữa

Để sữa ở nơi khô, thoáng. Luôn đậy nắp thật chặt. Kiểm tra hạn sử dụng và nhớ là sữa công thức dạng bột chỉ sử dụng trong vòng một tháng sau khi mở nắp.

3. Các lưu ý khi chọn mua sữa công thức

3.1 Tìm hiểu thông tin chính thống về nhà sản xuất

Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về nhà sản xuất và chỉ mua tại những cửa hàng uy tín được ủy quyền đầy đủ. Đặc biệt, nên lựa chọn những nhãn sữa uy tín lâu năm với sản phẩm được phát triển dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học, được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

3.2 Đọc kỹ bao bì và thành phần

Những thông tin cơ bản cần đọc trên bao bì là: Hàm lượng chất đạm, chất béo, mức năng lượng có thể cung cấp từ sản phẩm [nên chọn loại sữa với nguồn năng lượng chuẩn 1ml = 1 kcal], các vitamin và dưỡng chất. Ví dụ như các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nên chứa các chất như HMO giúp tăng cường đề kháng và hệ dưỡng chất phát triển trí não gồm lutein, vitamin E tự nhiên và DHA. Điều đó giúp bạn có đủ dữ liệu để chọn loại sữa phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Hình ảnh minh họa bảng thành phần trên sản phẩm sữa.

3.3 Nhận biết trực quan vỏ hộp bên ngoài

Để tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng phân phối không chính thức, bạn cần quan sát những yếu tố:

  • Bao bì có được in sắc nét, rõ ràng không?
  • Sản phẩm có nhãn chứng nhận của đơn vị phân phối chính thức không? Những sản phẩm được nhập khẩu chính thức luôn có tiếng Việt với đầy đủ thông tin thành phần, nơi xuất xứ, ngày sản xuất và thời hạn sử dụng.

Qua tìm hiểu sản phẩm của Abbott, một công ty với nhiều sản phẩm uy tín trên thị trường Việt Nam như Similac, Ensure, Glucerna… người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết hàng chính hãng bởi tên của đơn vị phân phối là Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A sẽ được in hoặc dán trên nhãn.

Bằng trực quan, nếu thấy nhãn có dấu hiệu bị tẩy xóa, tróc mờ, hộp móp méo, không có nhãn của đơn vị phân phối chính thức…bạn hãy liên hệ với nhà sản xuất thông qua số điện thoại hotline để xác minh nguồn gốc sản phẩm.

3.4 Tuân thủ việc pha chế và bảo quản sản phẩm

Khi mua phải sữa kém chất lượng, phần lớn các mẹ đều cho rằng nguyên nhân là do khâu sản xuất có vấn đề. Nhưng thực tế, nguyên nhân chính của các hiện tượng sữa ẩm mốc, vón cục, khó tan,…lại đến từ việc bảo quản, phân phối không đúng quy định, và sử dụng sản phẩm không theo chỉ định.

Hy vọng với bài viết trên, YouMed đã giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về sữa công thức. Qua đó bạn có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân. Cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của YouMed nhé!

Video liên quan

Chủ Đề