Trong vẫn bàn Câu chuyện bó đũa vì sao người cha buồn phiền

Tập đọc lớp 2: Câu chuyện bó đũa là lời Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Tập đọc trang 120 SGK Tiếng Việt 2 tập 1, có đáp án chi tiết giúp các em học sinh củng cố cách làm các dạng bài tập lớp 2, hiểu và trả lời câu hỏi. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120:

  • Nghe đọc Tập đọc lớp 2: Câu chuyện bó đũa
  • Hướng dẫn Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120
    • Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 1
    • Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 2
    • Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 3
    • Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 4
    • Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 5
  • Trắc nghiệm bài Tập đọc: Câu Chuyện bó đũa

Nghe đọc Tập đọc lớp 2: Câu chuyện bó đũa

Câu chuyện bó đũa

1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

3. Thấy vây, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Theo NGỤ NGÔN VIỆT NAM

- Va chạm: ý nói cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.

- Dâu [con dâu]: vợ của con trai.

- Rể [con rể]: chồng của con gái.

- Đùm bọc : giúp đỡ, che chở.

- Đoàn kết : yêu mến nhau, giúp sức lại để làm việc.

Hướng dẫn Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 1

Câu chuyện này có những nhân vật nào?

Gợi ý: Đó là những người tham gia, góp mặt trong câu chuyện.

Trả lời:

Câu chuyện này có những nhân vật: người cha, con trai, con gái, dâu, rể

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 2

Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa vì họ phải bẻ cả bó đũa.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 3

Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời:

Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi bẻ từng chiếc.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 4

Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện và nhận xét.

Trả lời:

Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con. Nếu chia lẻ ra sẽ yếu ớt, phải biết đoàn kết với nhau để tạo ra sức mạnh.

Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 5

Người cha muốn khuyên các con điều gì?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời của người cha.

Trả lời:

Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy mới thì mới tạo ra được sức mạnh.

Nội dung: Câu chuyện khuyên nhủ anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Trắc nghiệm bài Tập đọc: Câu Chuyện bó đũa

Chọn phương án đúng nhất

Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Câu chuyện bó đũa trực tuyến.

1. Hai người con của ông lão lúc nhỏ sống với nhau như thế nào?

a. Rất thuận hòa.

b. Hay va chạm.

c. Không hề thân thiết với nhau.

2. Khi đã lấy vợ, lấy chồng, tình cảm của hai anh em ra sao?

a. Yêu thương nhau hơn

b. Rất hay cãi vã

c. Rất thân thiết

3. Người cha nghĩ gì khi thấy các con không yêu thương nhau?

a. Thất vọng

b. Buồn phiền

c. Đau khổ

4. Người cha nghĩ ra cách gì để thử thách các con?

a. Ông đố các con bẻ gãy một chiếc đũa.

b. Ông đố các con bẻ gãy một đôi đũa.

c. Ông đố các con bẻ gãy một bó đũa.

5. Phần thưởng cho người bẻ gãy được bó đũa là gì?

a. Một túi tiền.

b. Một thỏi vàng.

c. Một thỏi bạc.

6. Ai là người bẻ gãy được bó đũa?

a. Người con trai.

b. Người con gái.

c. Không ai bẻ gãy được bó đũa.

7. Vì sao người cha bẻ gãy được bó đũa?

a. Vì người cha rất khỏe.

b. Vì người cha bẻ từng chiếc đũa một.

c. Vì người cha thông minh hơn.

8. Con hãy điền thêm từ ngữ vào chỗ trống ứng với phần giải thích:

Rể, Dâu

a. …: là vợ của con trai.

b. …: là chồng của con gái.

9. Một chiếc đũa và cả bó đũa trong bài được so sánh với thứ gì?

cả bốn người con, một người con.

a. Một chiếc đũa giống như …

b. Cả bó đũa giống như….

10. Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì

a. Ai cũng phải có sức khỏe.

b. Phải học thuộc lòng câu chuyện bó đũa.

c. Phải biết đoàn kết để tạo thành sức mạnh.

  • Tập đọc lớp 2: Quà của bố
  • Tập đọc lớp 2: Bím tóc đuôi sam

Đề thi học kì 1 lớp 2 Tải nhiều:

  • Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm học 2020 - 2021 theo Thông tư 22
  • Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 1
  • Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 2
  • Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 - Đề 3
  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021

Đề thi học kì 1 lớp 2 Hay chọn lọc:

  • Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 1
  • Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 2
  • Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 3
  • Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021 - Đề 4
  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020-2021

Ngoài bài Tập đọc lớp 2: Câu chuyện bó đũa, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 2, Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Anh lớp 2. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Hướng dẫn làm câu 13, 14 trang 76, 77 SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 1 sách Kết Nối Tri Thức và Cuộc Sống. Bài: Ôn tập giữa học kì 1

Câu 13. Đọc câu chuyện sau:

Câu chuyện bó đũa

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng. Tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền lên mặt bàn rồi gọi các con lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bỏ đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được.

Người cha bèn cởi bỏ đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cũng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

[Theo Ngụ ngôn Việt Nam]

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:

a. Khi lớn lên, tình cảm giữa anh và em như thế nào?

☐ hòa thuận ☐ không thay đổi ☐ không hòa thuận

Trả lời: Không thay đổi

b. Người cha nghĩ ra cách gì để khuyên bảo các con?

Trả lời: Người cha nghĩ ra cách dùng câu chuyện bó đũa để khuyên bảo các con về tình đoàn kết.

c. Vì sao bốn người con không bẻ gãy được bó đũa?

Trả lời: Bốn người con không bẻ gãy được bó đũa vì bó đũa rất cứng và chắc.

Quảng cáo

d. Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

Trả lời: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

e. Người cha muốn khuyên các con điều gì?

Trả lời: Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

g. Tìm từ ngữ ở cột A phù hợp với nghĩa của nó ở cột B.

h. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Trả lời:

– Nhóm từ chỉ sự vật: nhà, bó đũa, túi

– Nhóm từ chỉ hoạt động: gọi, bẻ, đặt, nói

Câu 14. Viết 3 – 4 câu giới thiệu một đồ chơi hoặc một đồ dùng gia đình.

Gợi ý:

– Đồ vật em muốn giới thiệu là gì?

– Đồ vật đó từ đâu mà có?

– Em suy nghĩ gì về ích lợi của đồ vật đó?

Bài mẫu tả cái bàn học của em

     Bước vào năm học lớp một, bố mua cho em một chiếc bàn học bằng gỗ rất đẹp với lời nhắn nhủ: “Có bàn học mới, con cố gắng học hành chăm chỉ nhé !“. Gắn liền với bàn là giá sách hai tầng nằm ngay phía trên, áp sát vào tường cùng chiếc ghế tựa có đệm thật êm. Tất cả đều được sơn màu xanh da trời, màu mà em thích nhất. Mặt bàn hình chữ nhật, phẳng tắp. Trên đó em đặt chiếc đèn học, đồng hồ báo thức và chú lợn đất rất xinh. Sách giáo khoa lớp Hai, vở ghi chép và truyện tranh em xếp riêng vào từng ngăn trên giá sách. Cứ mỗi tối sau khi đã học xong, em kê ghế ngay ngắn rồi sắp xếp lại bàn học cho gọn gàng. Năm học vừa qua em đạt danh hiệu học sinh giỏi. Giấy khen được bố treo ngay ngắn bên góc học tập như lời nhắc nhở em phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Video liên quan

Chủ Đề