Trung Quốc có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?

Việt Nam hiện có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Ngoài 05 thành phố này, thì hiện nay đang có nhiều tỉnh đang được Trung ương định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian tới [như Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế,…].

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế;

Đây là mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 09-NQ/TW năm 2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Bên cạnh đó, mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh [Theo Nghị quyết 54-NQ/TW năm 2019].

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương

Tiêu chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 bao gồm:

[1] Quy mô dân số thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có dân số từ 1.000.000 người trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, quy mô dân số của 05 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2021 lần lượt là TP.Hồ Chí Minh     9.166,84 nghìn người; Cần Thơ 1.246,99 nghìn người; Đà Nẵng 1.195,49 nghìn người; Hải Phòng 2.072,39 nghìn người; Hà Nội 8.330,83 nghìn người.

[2] Diện tích tự nhiên thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.

Theo Tổng cục Thống kê, diện tích tự nhiên của 05 thành phố trực thuộc Trung ương lần lượt là Hà Nội 3.359,82 km2; Hải Phòng 1.526,52 km2; Đà Nẵng 1.284,73 km2; TP.Hồ Chí Minh 2.095,39 km2; Cần Thơ 1.440,40 km2.

[3] Đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc Trung ương có số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên.

Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

[4] Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

[5] Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13. Cụ thể:

- Cân đối thu chi ngân sách: Dư;

- Thu nhập bình quân đầu người năm so với cả nước: 1,75 lần;

- Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất [%]: Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ lệ hộ nghèo trung bình 3 năm gần nhất [%]: Đạt bình quân của cả nước;

- Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: 90%;

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp nội thành, nội thị, thị trấn, quận và phường: 90%.

Lưu ý: Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có tiêu chí đặc thù đối với thành phố trực thuộc trung ương.

Cụ thể, Thành phố trực thuộc trung ương có 02 yếu tố đặc thù sau đây thì mức tối thiểu của tiêu chuẩn quy mô dân số, tiêu chuẩn tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện bằng 50% mức quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13; các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định tại Mục 2 [Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị]:

- Có di sản văn hóa vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc [UNESCO] công nhận;

- Được xác định là trung tâm du lịch quốc tế trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thành Chương trình khung phát triển đô thị quốc gia nhằm triển khai điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo dự thảo chương trình khung, ngoài 5 TP trực thuộc Trung ương là các đô thị loại đặc biệt và loại I gồm Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, ...

Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thành Chương trình khung phát triển đô thị quốc gia nhằm triển khai điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo dự thảo chương trình khung, ngoài 5 TP trực thuộc Trung ương là các đô thị loại đặc biệt và loại I gồm Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, dự kiến sẽ phát triển thêm 3 TP nữa là Huế, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột nếu đủ điều kiện nhằm tạo thế cân bằng giữa các miền Bắc - Trung - Nam.

Ngoài việc tăng cường vai trò của 95 TP, thị xã thuộc tỉnh gồm các đô thị loại I, II và III, chương trình khung cũng đặt mục tiêu khi có đủ điều kiện sẽ nâng cấp 12 thị xã là đô thị loại III và IV hiện nay là trung tâm tỉnh lỵ, trở thành TP trực thuộc tỉnh, nhằm xây dựng một mạng lưới đô thị trên cơ sở các đô thị trung tâm các cấp...

Trực thuộc trung ương tiếng Trung là gì?

Thành phố trực thuộc trung ương [tiếng Trung: 直轄市; bính âm: zhíxiáshì, Hán-Việt: trực hạt thị] là một phân cấp hành chính của Trung Hoa Dân Quốc [Đài Loan].

Trung Quốc có thành phố gì?

4 thành phố trực thuộc trung ương: Thiên Tân, Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh. Gồm 22 Tỉnh: Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Giang Tô, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Thiểm Tây, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Đông, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Hải Nam.

Đặc khu hành chính của Trung Quốc ở đâu?

Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là Hồng Công và Ma Cao.

Chủ Đề