Trường đại học y hà nội tuyển sinh 2023

STT Ngành Điểm sàn
1 Y khoa 23
2 Y khoa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 23
3 Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa 23
4 Y khoa phân hiệu Thanh Hóa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế 23
5 Y học cổ truyền 23
6 Răng Hàm Mặt 23
7 Y học dự phòng 21
8 Dinh dưỡng 19
9 Điều dưỡng Phân hiệu Thanh Hóa 19
10 Điều dưỡng [chương trình tiên tiến] 19
11 Y tế công cộng 19
12 Khúc xạ nhãn khoa 19

Năm 2022, Đại học Y Hà Nội sử dụng ba phương thức để tuyển 1.170 chỉ tiêu, gồm xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế. So với năm ngoái, lượng chỉ tiêu tăng 20. Điều chỉnh nằm ở ba ngành gồm Răng Hàm Mặt [tăng 20], Kỹ thuật xét nghiệm y học [tăng 20], Điều dưỡng [giảm 20].

Với ngành Y khoa, tổng số đầu vào không thay đổi nhưng có sự dịch chuyển rõ rệt theo hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển kết hợp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. 80 trong số 400 chỉ tiêu tại cơ sở Hà Nội sẽ được tuyển bằng phương thức kết hợp, gấp đôi so với năm ngoái - năm đầu tiên áp dụng phương thức này. Ngành Y khoa phân hiệu Thanh Hóa tuyển 110 em thì có 20 em được xét kết hợp.

Ở phương thức này, điều kiện bắt buộc là thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh và tiếng Pháp hợp lệ, có giá trị sử dụng đến 14/7. Các chứng chỉ được trường công nhận gồm IELTS 6.5, TOEFL iBT 79-93 hoặc TOEFL ITP 561-589 đối với tiếng Anh; DELF B2 đối với tiếng Pháp.

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết hợp điểm tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ thấp hơn tối đa 3 điểm so với xét thuần bằng điểm thi.

Đại học Y Hà Nội cũng đã thông báo học phí năm học 2022-2023 trong đề án tuyển sinh, với mức tăng mạnh ở một số ngành. Học phí khối ngành Y Dược [Y khoa, Y học cổ truyền, Răng hàm mặt, Y học dự phòng] là 24,5 triệu đồng/năm; khối sức khỏe [Điều dưỡng, Dinh dưỡng, Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học và Y tế công cộng] 18,5 triệu; Điều dưỡng chương trình tiên tiến 37 triệu.

  • Giáo dục
  • Cổng trường
  • Tuyển sinh
  • Du học

TPO - Trường Đại học Y Hà Nội vừa thông báo quyết định công nhận 123 thí sinh trúng tuyển đại học chính quy diện tuyển thẳng và xét tuyển thẳng vào trường năm 2022. Đây là những thí sinh đầu tiên trúng tuyển vào ngôi trường đào tạo Y khoa lớn nhất miền Bắc này. 

Theo đó, tại cơ sở chính ở Hà Nội, có 99 thí sinh trúng tuyển thẳng vào ngành Y khoa. Đây là những thí sinh đạt giải nhất, nhì học sinh giỏi quốc gia; giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia; đối tượng đã học 1 năm tại trường dự bị ĐH dân tộc và đạt huy chương tại Olympic quốc tế.


Sinh viên trường ĐH Y Hà Nội. Ảnh HMU

Ngành Y học cổ truyền, ngành Dinh dưỡng có 1 thí sinh được tuyển thẳng; ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học và ngành Răng - Hàm - Mặt đều có 3 thí sinh được tuyển thẳng; 2 thí sinh được tuyển thẳng vào ngành Khúc xạ nhãn khoa.

Phân hiệu Trường ĐH Y Hà Nội tại Thanh Hóa có 14 thí sinh được tuyển thẳng vào ngành Y khoa.

Năm học 2022 - 2023, Trường ĐH Y Hà Nội tuyển sinh 1.170 chỉ tiêu theo 3 phương thức chính: sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT với tổ hợp duy nhất là B00 [Toán, Hóa, Sinh]; xét tuyển kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ; xét tuyển thẳng.

Năm 2021, điểm chuẩn Trường ĐH Y Hà Nội dao động từ 23,2 đến 28,85 điểm, tùy từng ngành. Trong đó cao nhất là ngành Y khoa.

  • Giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Đại học

Thứ ba, 2/8/2022, 15:59 [GMT+7]

Ba ngành Y khoa, Răng Hàm Mặt và Y học cổ truyền của Đại học Y Hà Nội có điểm sàn xét tuyển là 23, các ngành còn lại lấy 19-21.

Theo thông báo của Đại học Y Hà Nội ngày 2/8 về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần đạt 23 điểm mới đủ điều kiện xét tuyển vào ngành Y khoa. Mức này áp dụng cho cả chương trình đào tạo ở Hà Nội và phân hiệu Thanh Hoá, dùng với phương thức xét thuần điểm thi và kết hợp điểm thi với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Ngành Răng Hàm Mặt cũng đặt ngưỡng sàn là 23 điểm. So với quy định về điểm sàn chung với khối ngành sức khoẻ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức này cao hơn 1 điểm.

Có hai ngành lấy điểm sàn cao hơn quy định của Bộ 2 điểm gồm Y học cổ truyền [lấy 23 điểm] và Y học dự phòng [21 điểm]. Các ngành còn lại lấy 19, bằng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào chung đối với các trường đào tạo khối ngành sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề.

STT

Tên ngành

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

1

Y khoa

23

2

Y khoa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

23

3

Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa

23

4

Y khoa Phân hiệu Thanh Hóa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

23

5

Răng Hàm Mặt

23

6

Y học cổ truyền

23

7

Y học dự phòng

21

8

Kỹ thuật xét nghiệm y học

19

9

Y tế công cộng

19

10

Điều dưỡng [chương trình tiên tiến]

19

11

Điều dưỡng Phân hiệu Thanh Hóa

19

12

Dinh dưỡng

19

13

Khúc xạ nhãn khoa

19

Năm 2022, Đại học Y Hà Nội tuyển 1.170 chỉ tiêu bằng ba phương thức gồm xét tuyển thẳng, xét dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT và kết hợp điểm thi với chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp quốc tế.

Trường sử dụng chung một công thức tính điểm chung [trừ xét tuyển thẳng] là: Điểm xét tuyển = Điểm Toán + Điểm Hoá + Điểm Sinh + Điểm ưu tiên. Tuy nhiên, với phương thức xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ, trường sẽ áp dụng mức điểm trúng tuyển thấp hơn không quá 3 điểm so với phương thức xét thuần bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào Đại học Y Hà Nội là từ 23,2 đến 28,85.

*Xem biến động điểm chuẩn ngành Y khoa

Chủ Đề