Truyện cây tre trăm đốt có những nhân vật nào

Câu hỏi: Trong truyện "Cây tre trăm đốt", nhân vật anh nông phu đã dùng câu thần chú gì để trăm đốt tre nhập thành một hàng?  

Đáp án: Khắc nhập, khắc nhập; khắc xuất, khắc xuất

Thông tin thêm: Ngày xưa có một anh nông phu nhà rất nghèo, phải đi ở cho một phú ông. Phú ông tính rất keo kiệt, nhiều mánh khóe để bòn công của người ở mà không phải trả thêm tiền. Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa vợ, ông ta hứa gả con gái cho với yêu cầu phải làm việc chăm chỉ. Vốn tính thật thà nên khi nghe lời đường mật của chủ, anh nuôi hy vọng làm rể phú ông nên ra sức ra làm việc không biết mệt. Phú ông rất mừng vì lừa được người ở, bởi ông lão nhận lời gả cho con một nhà giàu ở làng bên cạnh. Tới ngày cưới con gái, ông ta lại lừa anh nông phu đi tìm sính lễ là cây tre trăm đốt.Anh này lên rừng tìm mãi nhưng không sao ra cây tre trăm đốt thì bưng mặt khóc nức nở. Ông Bụt hiện lên rồi chỉ anh đi chặt một trăm đốt tre về, hướng dẫn cách sắp thành một hàng bằng cách hô mấy tiếng "Khắc nhập, khắc nhập", muốn đốt tre rời ra thì hô "Khắc xuất, khắc xuất". Anh về đến nhà, giữa lúc hai họ đang cỗ bàn linh đình, cô dâu chú rể sắp bước vào lễ cưới. Anh nông dân luôn miệng hô "Khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Cây tre hút cả phú ông rồi thông gia hai họ. Phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Giải thích: Ngày xưa có một anh nông phu nhà rất nghèo, phải đi ở cho một phú ông. Phú ông tính rất keo kiệt, nhiều mánh khóe để bòn công của người ở mà không phải trả thêm tiền. Thấy anh đầy tớ tuổi đã lớn mà chưa vợ, ông ta hứa gả con gái cho với yêu cầu phải làm việc chăm chỉ. Vốn tính thật thà nên khi nghe lời đường mật của chủ, anh nuôi hy vọng làm rể phú ông nên ra sức ra làm việc không biết mệt. Phú ông rất mừng vì lừa được người ở, bởi ông lão nhận lời gả cho con một nhà giàu ở làng bên cạnh. Tới ngày cưới con gái, ông ta lại lừa anh nông phu đi tìm sính lễ là cây tre trăm đốt.Anh này lên rừng tìm mãi nhưng không sao ra cây tre trăm đốt thì bưng mặt khóc nức nở. Ông Bụt hiện lên rồi chỉ anh đi chặt một trăm đốt tre về, hướng dẫn cách sắp thành một hàng bằng cách hô mấy tiếng "Khắc nhập, khắc nhập", muốn đốt tre rời ra thì hô "Khắc xuất, khắc xuất". Anh về đến nhà, giữa lúc hai họ đang cỗ bàn linh đình, cô dâu chú rể sắp bước vào lễ cưới. Anh nông dân luôn miệng hô "Khắc nhập, khắc nhập" thì các đốt tre lần lượt chạy ra khỏi bó rồi dính vào nhau thành một cây cao ngất nghểu. Cây tre hút cả phú ông rồi thông gia hai họ. Phú ông đành phải van lạy xin được thả ra và hứa sẽ gả con gái cho anh, không dám nuốt lời nữa.

Tag bạn Facebook để trợ giúp

Phân tích truyện Cây tre trăm đốt

Phân tích truyện cổ tích Cây tre trăm đốt là tài liệu Ngữ văn lớp 6 hay dành cho quý thầy cô và các em tham khảo. Hi vọng với bài văn mẫu lớp 6 này, các em sẽ hiểu bài hơn, học tốt hơn.

Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em

Truyện cổ tích cho bé: Cây tre trăm đốt

BÀI LÀM

Truyện cổ tích là một thể loại truyện luôn hấp dẫn và cuốn hút đối với bất cứ ai ngay từ tuổi thơ ấu. Những câu chuyện luôn có các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo cùng bài học nhân văn sâu sắc. “Cây tre trăm đốt” là một trong những câu chuyện hay nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Truyện cho người đọc, người nghe nhưng giây phút thư giãn, lý thú cùng bài học về cái thiện, cái ác, ở hiền nhất định sẽ gặp lành.

Truyện cây tre trăm đốt có những nhân vật nào

Truyện “Cây tre trăm đốt” khắc họa hai tuyến nhân vật nông dân với địa chủ, kẻ giàu với người nghèo trong đời sống xã hội Việt Nam trước đây. Đại diện cho hình ảnh người nông dân là anh nông dân nghèo khó, lam lũ, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh đi làm thuê cho nhà phú ông giàu có. Anh là một người chăm chỉ, chịu khó, làm việc hăng hái quần quật không ngại nắng mưa. Thấy anh thanh niên khỏe mạnh, siêng năng, tên phú ông gian xảo đã bày kế lợi dụng anh và nói rằng cứ làm việc chăm chỉ ông sẽ gả con gái cho. Qua hình ảnh anh nông dân nghèo cùng tên địa chủ tham lam, tác giả dân gian đã khắc họa rõ nét hình ảnh người nông dân Việt Nam chịu thương chịu khó, thật thà và lương thiện nhưng vì nghèo khó không có ruộng đất nên phải đi làm thuê làm mướn cho nhà địa chủ. Còn những tên địa chủ xưa qua cách kể của tác giả dân gian là những tên trọc phú giàu nhưng lại rất gian xảo, luôn bày kế bóc lột sức lao động của người dân lương thiện. Qua đây, người đọc hiểu hơn về cuộc sống của người nông dân dưới xã hội cũ.

Truyện mang những yếu tố kỳ ảo đặc sắc. Điều đó thể hiện trong chi tiết ông bụt cùng câu thần chú. Đó là chi tiết tưởng tượng rất hay trong câu chuyện cổ tích. Một thần tiên luôn giúp đỡ những người tốt bụng nhưng lại gặp hoàn cảnh éo le. Năm tháng trôi qua, anh nông dân vẫn làm việc chăm chỉ hàng ngày để có thể cưới con gái phú ông như lời hứa năm xưa. Nhưng đến ngày cô con gái đến tuổi lấy chồng, tên phú ông đã hứa gả cô cho người giàu có khác. Đến ngày cưới, phú ông lừa anh nông dân vào rừng chặt cây tre trăm đốt về ông mới gả con gái cho. Bản tính thật thà, anh hăm hở vào rừng chặt tre. Nhưng anh tìm mãi cũng không có cây nào đủ trăm đốt, anh buồn bã ngồi biết mình đã bị lừa nên khóc. May mắn lúc này bụt hiện lên và giúp đỡ anh, bụt nói anh tìm đủ trăm đốt tre rồi hô “khắc nhập, khắc nhập” thì sẽ có cây tre trăm đốt. Còn nếu muốn các đốt tre rời ra để mang về anh chỉ cần hô “khắc xuất, khắc xuất”. Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh bụt qua truyện “Tấm Cám” đã giúp đỡ cô Tấm ngoan hiền, vị tiên trong “Bánh chưng, bành dày” đã giúp đỡ Lang Liêu hiếu thảo, chăm chỉ, thì nay lại gặp lại hình ảnh bụt giúp đỡ anh nông dân trong “Cây tre trăm đốt”. Qua chi tiết này, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh rằng những người lương thiện, chăm chỉ và luôn cố gắng thì dù gặp khó khăn gì cũng sẽ được quý nhân giúp đỡ.

Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” thể hiện niềm tin, ước vọng của nhân dân lao động xưa, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành. Anh nông dân trở về thì nhà địa chủ đang làm đám cưới linh đình cho cô con gái. Anh nói với địa chủ rằng đã mang được cây tre trăm đốt về thì ai nấy đều chế giễu anh làm gì có cây tre trăm đốt. Anh liền hô “khắc nhập, khắc nhập” thì trăm đốt tre liền lại thành cây tre đủ trăm đốt, cả lão địa chủ xấu xa cũng bị dính liền vào cây. Địa chủ van xin mãi và hứa rằng sẽ giữ lời để anh cưới con gái ông. Nói rồi anh nông dân hô “khắc xuất, khắc xuất” các đốt tre lại rời nhau ra và anh được cưới con gái địa chủ làm vợ. Cuối cùng thì người hiền lành, lương thiện cũng thỏa ước nguyện, anh nông dân nghèo chăm chỉ đã cưới được vợ. Qua đây, chúng ta thấy được niềm khát khao vươn lên, chiến thắng cái ác, khát khao hạnh phúc của nhân dân lao động xưa. Những người lao động nghèo khổ luôn bị trà đạp, bóc lột nhưng họ vẫn không ngừng bày tỏ ước mơ, khát khao của bản thân mình, mượn những câu chuyện dân gian như thế để giãi bày.

“Cây tre trăm đốt” là truyện cổ tích hay có từ lâu đời ở nước ta. Trải qua bao thế hệ nhưng câu chuyện vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay qua lời kể của bà, của mẹ, rồi được in trong sách, báo. Điều đó khẳng định sức sống mạnh liệt và bài học nhân văn sâu sắc từ những câu chuyện dân gian. Câu chuyện là bài học đạo đức sâu sắc của người xưa dạy dỗ con cháu đời đời về cuộc sống “ở hiền gặp lành”.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn bài văn mẫu lớp 6: Phân tích truyện cổ tích Cây tre trăm đốt. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu Ngữ văn 6 khác để học tốt môn Ngữ văn 6, ôn thi học kì 1, ôn thi học kì 2 hiệu quả.

Nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình chủ nhà lại rất keo kiệt. Lão phải trả tiền công cày cho người làm, vì thế lão suy tính ngày đêm. Cuối cùng thì lão đã nghĩ ra một kế để lừa anh nông dân. Lão nhà giàu cho gọi anh đến và dỗ dành:

– Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta.

Truyện cây tre trăm đốt có những nhân vật nào

Anh nông dân thật thà tin lời của lão. Hết vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, không ngại nắng mưa, sương gió, anh chăm chỉ cày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. Mỗi mùa gặt, anh thu về cho lão ta rất nhiều thóc lúa. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa.

Ba năm đã trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân cũng đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và dỗ dành:

– Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho con cưới con gái ta. Nhưng bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới.

Anh nông dân thật thà tin lời, vác dao đi ngay vào rừng để tìm và chặt tre.

Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu liền gả con gái lão cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết bò, giết lợn, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới thật linh đình.

Trong khi đó, anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngả hết cây tre này đến cây tre khác. Anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng cây nào có đủ một trăm đốt.

Truyện cây tre trăm đốt có những nhân vật nào

Không nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, xước da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi, đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến, ông lão hỏi anh:

– Làm sao cháu khóc?

Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói:

– Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.

Anh nông dân mừng quá, liền chặt đủ một trăm đốt tre rồi đem đến cho ông lão. Ông lão chỉ tay vào đống tre và bảo anh đọc “ Khắc nhập, khắc nhập” ba lần. Lạ thay, anh vừa đọc xong thì một trăm đốt tre dính liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Ông lão căn dặn anh:

– Cháu không thể vác cây tre này về nhà được vì nó quá dài cháu ạ. Cháu hãy đọc ba lần câu “Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre sẽ rời ra như cũ. Cháu hãy bó lại và đem về nhà.

Truyện cây tre trăm đốt có những nhân vật nào

Anh nông dân chưa kịp cảm ơn ông lão thì ông lão đã biến mất. Anh đành vác hai bó tre đi về làng.

Về tới nơi, thấy mọi người đang ăn uống vui vẻ, anh nông dân mới biết lão nhà giàu đã lừa dối anh. Anh lẳng lặng để bó tre ngoài sân rồi vào nhà gọi lão nhà giàu ra nhận. Lão nhà giàu không thấy tre, mà chỉ thấy toàn là đốt tre. Lão cười bảo anh:

– Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ có bảo mày đem về một trăm đốt tre đâu?

Chẳng cần trả lời lão, anh lẩm nhẩm đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần, tức thì các đốt tre dính liền lại thành cây tre. Lão nhà giàu nhìn thấy lạ quá, bèn chạy lại sờ tay vào cây tre. Anh nông dân thấy vậy đọc luôn “Khắc nhập, khắc nhập”, lão nhà giàu bị dính ngay vào cây tre, không có cách nào gỡ ra được.

Truyện cây tre trăm đốt có những nhân vật nào

Thấy vậy mấy tên nhà giàu khác chạy tới định gỡ cho lão, anh nông dân lại đọc “Khắc nhập, khắc nhập” thế là cả bọn lại bị dính hết vào cây tre. Lão nhà giàu ra sức van xin anh, lão hứa sẽ cho anh cưới ngay con gái lão và từ nay về sau không dám bày mưu lừa gạt anh nữa.

Lúc bấy giờ anh nông dân mới khoan thai đọc “Khắc xuất, khắc xuất” ba lần, tức thì cả bọn nhà giàu rời ra khỏi cây tre. Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu làm vợ và hai người sống bên nhau rất hạnh phúc.

Theo Khampha