Từ đã nghĩa và từ đồng âm là gì

Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Ví dụ minh họa

Bạn đã biết từ đồng âm là gìvà từ đồng nghĩa là gì chưa? Nếu bạn đang thắc mắc những loại từ này hãy cùng theo dõi bên dưới để tìm ra khái niệm về thuật ngữ, phân loại cũng như ví dụ để hiểu hơn bài học này.

Từ đồng âm – từ đồng nghĩa ví dụ

Từ đồng âm là gì ?

– Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm [thường là viết, đọc giống nhau] nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

– Thường thì từ đồng âm thường dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa nên muốn phân biệt được cần phải dựa vào từng trường hợp, câu văn cụ thể. Cách phân biệt:

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

Các kiểu đồng âm và ví dụ minh họa

– Kiểu đồng âm từ vựng

Quê ta mới xây con đường rất rộng.

Cafe đắng quá thêm chút đường vào đi.

– Kiểu đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Hôm nay câu được nhiều cá.

Chỉ vài câu nói không biết có khuyên được cô ta không?

– Kiểu đồng âm với nhau qua phiên dịch

Anh ấy có cú sút thật tuyệt vời.

Thời gian gần đây sức khỏe bà cụ giảm sút quá.

– Kiểu đồng âm từ với tiếng

Giải bài toán sai em bị cốc đầu

Cái cốc bị vỡ.

Từ đồng nghĩa là gì

Có rất nhiều khái niệm về từ đồng nghĩa, sau đây là khái niệm dễ hiểu.

Từ đồng nghĩa là các từcác điểm chung về nghĩa [hoàn toàn hoặc một phần] nhưng lại khác nhau về âm thanh. Có thể phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… hoặc đồng thời cả hai.

Ví dụ: “Con heo” và “con lợn” là hai từ đồng nghĩa. “Con heo” là từ trong miền Nam, “con lợn” là từ dùng ngoài Bắc.

Xem thêm >>> Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Phân loại từ đồng nghĩa

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn: hay còn gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ có ý nghĩa như nhau, được dùng giống nhau nên có thể thay thế lẫn nhau trong câu văn, lời nói mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối [đồng nghĩa khác sắc thái] là các từ có ý nghĩa tương đồng một phần, khi sử dụng thay thế lẫn nhau phải cân nhắc kĩ lưỡng sao cho phù hợp.

– Lưu ý:

+ Đối với từ đồng nghĩa đồng nghĩa không hoàn toàn tuy có ý nghĩa tương đương nhưng lại biểu thị một sắc thái ý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi sử dụng nhất là làm văn thì phải lựa chọn từ sao cho phù hợp nhất để đúng nghĩa câu, đúng văn phong và hoàn cảnh.

+ Từ đồng nghĩa được sử dụng rất tốt trong viết văn, trong một số trường hợp nó phát huy tác dụng như một cách nói giảm nói tránh.

Ví dụ: “Ba tên cướp này đã chết trong trận càn quét của công an”

“Các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến sinh tử ấy”

“Chết” và “hi sinh” là hai từ đồng nghĩa cùng biểu thị ý nghĩa sự ra đi của một cá thể con người. Nhưng trong trường hợp 2 được dùng “hi sinh” như một cách nói giảm nói tránh đi sự mất mát đau thương đồng thời thể hiện sự kính trọng, tiếc thương.

+ Ví dụ từ đồng nghĩa không hoàn toàn: tử nạn – hi sinh, vợ – phu nhân, ăn – xơi.

Đặt câu: “Hôm nay chúng ta ăn cơm với canh bí” – “Chúng mày cùng xơi hết đĩa hoa quả này nào”

+ Ví dụ từ đồng nghĩa hoàn toàn: thầy – cha – tía, mẹ – má – u,

Đặt câu: “Thầy vừa đi đâu về đấy ạ, làm con mong mãi?” – ” Con yêu cha nhất trên đời này.”

Xem thêm:

Thành ngữ là gì

Điệp ngữ là gì

Vừa rồi là kiến thức quan trọng về từ đồng âm và từ đồng nghĩa mà các bạn nên biết. Mọi ý kiến đóng góp về nội dung xin hãy phản hồi bên dưới nhé.

Thuật Ngữ -
  • Từ láy – từ ghép là gì? Một số ví dụ minh họa

  • Câu đặc biệt là gì, câu rút gọn là gì? Nêu ví dụ

  • Hành động nói là gì? Ví dụ tham khảo

  • Khái niệm, cách dùng, ví dụ về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

  • Liệt kê là gì ? Các kiểu liệt kê và một số ví dụ

  • Câu trần thuật đơn là gì? Ví dụ các kiểu câu

  • Hoán dụ là gì, lấy ví dụ minh họa [Ngữ Văn 6]

Câu hỏi: So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Lời giải

Giống nhau: Từ đồng âm và từ nhiêu nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau

Khác nhau:

- Từ đồng âm là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

- Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo ra nhiều nghĩa chuyển

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhé!

-Một số lý do khiến bài tập về phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa trở nên khó khăn với học sinh

-Sở dĩ học sinh dễ nhầm lẫn giữa hai loại từ này vì ba nguyên nhân chính:

+ Thứ nhất, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có nhiều đặc điểm và hình thức giống hệt nhau từ cách đọc đến cách viết.

+Thứ hai, học sinh còn chưa hiểu và chưa biết phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.

+Thứ ba, ở chương trình Tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh nắm rõ bản chất và biết cách phân biệt.

Khái niệm

1, Từ đồng âmlà những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Ví dụ: “Đường phèn” và “con đường”.

Cách sử dụng từ đồng âm

  • Xác định nghĩa từ đồng âm thông qua ngữ cảnh

- Để chắc chắn rằng đó có phải từ đồng âm không, bạn hãy đặt từ đó vào các ngữ cảnh riêng biệt nhằm rút ra kết luận cuối cùng.

Ví dụ như câu: “Đem cá về kho.”

-Bạn hãy thử thêm các ngữ cảnh như: “Đem cá về nhà mà kho” hay “Đem cá về để nhập kho.” để suy ra ý nghĩa chính xác của câu nói.

  • Chơi chữ: Từ đồng âm sử dụng để chơi chữ được sử dụng nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ, văn thơ cổ…

2, Từ nhiều nghĩalà từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.

Ví dụ: “Cánh đồng lúa chín” và “thời cơ đã chín”

-“chín” ở câu đầu tiên mang nghĩa chỉ kết quả: “cánh đồng lúa” sau một thời gian đã “chín” – báo hiệu mùa thu hoạch đến [một kết quả được mong chờ].

-“chín” ở câu thứ hai mang nghĩa chỉ kết quả chờ đợi cho đến lúc phù hợp – báo hiệu tới lúc đưa ra hành động nào đó.

Mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản”. Vậy khác biệt ở đây là gì?

Đối với từ đồng âm

1, Các nghĩa hoàn toàn khác nhau.

2, Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

Đối với từ nhiều nghĩa

1, Các nghĩa khác nhau nhưng vẫn có liên quan nào đó về nghĩa

2, Có thể thay thế từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

Khác biệt giữa từ đồng nghĩa và từ đồng âm là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm cũng như bản chất của từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Dưới đây sẽ là bảng so sánh về 2 loại từ này để tránh gây ra lỗi nhầm lẫn này nhé.

Từ đồng âm

Từ đồng nghĩa

Có sự giống nhau về từ ngữ, cách đọc nhưng khác nhau về ý nghĩa. Từ hoặc cách đọc có thể là khác nhau, tuy nhiên cùng mang một ý nghĩa hoặc có sự liên quan mật thiết về nghĩa với nhau.
Khó có thể thay thế từ đồng âm, vì chúng đều mang nghĩa cụ thể. Thay thế được các từ với nhau, đảm bảo nghĩa không thay đổi.

Một số mẹo phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ:

Tôi có một cái cày [cày: danh từ].

Bố tôi đang cày ngoài ruộng [ cày: động từ].

- Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

- Ví dụ:

Ông em bị đau chân [chân: bộ phận trên cơ thể con người hoặc động vật].

Dưới chân bàn có hai chiếc hộp nhỏ xinh [chân: chỉ những vật tiếp xúc gần nhất với mặt đất ].

- Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác

- Ví dụ:

Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói.

Hãy nghĩ cho kỹ rồi mới nói.

[Có thể thay thế được bằng các từ khác bởi trong từ nhiều nghĩa chỉ có một nghĩa gốc và các từ còn lại đều là nghĩa chuyển.]

- Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển

[Không thể thay thế bởi các từ khác vì trong từ đồng âm các từ đều là nghĩa gốc.]

Tóm lại: Đối với học sinh lớp 5, học sinh phải giải nghĩa một số từ thông qua các câu văn, các cụm từ cụ thể, xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, tìm được một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của từ, đặt câu với các nghĩa của từ nhiều nghĩa và các nghĩa của từ đồng âm. Có như vậy các em mới phân biệt được đúng về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.

Video liên quan

Chủ Đề