Từ huế lên cửa khẩu la lay bao nhiêu km năm 2024

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho phép Công ty PTS Viễn Đông khảo sát, nghiên cứu dự án đầu tư xây băng tải chở than từ Lào qua cửa khẩu Hồng Vân và A Đớt.

Công ty cổ phần đầu tư PTS Viễn Đông là nhà thầu vận chuyển than cho Tập đoàn Phonesack Group từ mỏ than Kà Lừm, tỉnh Sekong, Lào về các cảng Chân Mây, Thuận An của Thừa Thiên Huế và Cửa Việt qua cửa khẩu quốc tế La Lay, Quảng Trị.

Mỏ than tại huyện Kà Lừm trữ lượng khoảng 670 triệu tấn. Kế hoạch vận chuyển than của công ty giai đoạn 2023-2024 khoảng 4-6 triệu tấn/năm; 2025-2026 khoảng 8-10 triệu tấn/năm và từ năm 2027 đạt 15 triệu tấn/năm trở lên.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát ở cửa khẩu. Ảnh: Vạn An

Than đá đang được Công ty PTS Viễn Đông vận chuyển bằng đường bộ qua cửa khẩu La Lay, theo đường Hồ Chí Minh qua quốc lộ 49A về cảng Chân Mây và Thuận An. Tuyến đường này dài hơn 150 km qua đồi núi, nhiều khúc cua nguy hiểm, từng xảy ra một số vụ tai nạn với xe chở than.

Để giảm thiểu rủi ro khi chạy trên cung đường hiểm trở, tăng sản lượng chở than, Công ty PTS Viễn Đông đã đề nghị với tỉnh Thừa Thiên Huế được khảo sát, lập dự toán đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển than đá xuyên biên giới qua cửa khẩu Cô Tài của tỉnh Salavan, Lào với cửa khẩu Hồng Vân, huyện A Lưới bằng đường ống áp suất và băng tải.

Băng tải kín sẽ đi nổi trên cầu máng và hệ dầm, giàn thép, vận hành bằng điện. Điểm đầu tuyến tại bản Cô Tài, gần cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài; điểm cuối dự kiến tại kho bãi trung chuyển xã Phong Xuân, huyện Phong Điền để vận chuyển bằng đường bộ về cảng Chân Mây.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 8.000 tỷ đồng, được chia thành ba giai đoạn, hoàn thành sau 2 năm. Giai đoạn 1 nhà đầu tư sẽ xây dựng tuyến băng tải dài 12 -15 km từ kho bãi trung chuyển bản Cô Tài đến kho bãi trung chuyển cửa khẩu Hồng Vân, huyện A Lưới, gần đường Hồ Chí Minh. Tổng diện tích đất sử dụng khoảng 30 ha, gồm đường băng tải và bãi hạ tải kho vận.

Giai đoạn 2, nhà đầu tư xây dựng tuyến băng tải dài 25-30 km từ cửa khẩu Hồng Vân đến cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, đi qua huyện A Lưới và huyện Phong Điền về bãi tập kết than tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền. Tổng diện tích đất sử dụng khoảng 40 ha.

Giai đoạn 3, nhà đầu tư xây dựng tuyến băng tải dài 75-85 km từ mỏ than Kà Lừm, tỉnh Sekong đến cửa khẩu A Đớt, huyện A Lưới. Tổng diện tích đất sử dụng khoảng 70 ha.

Cửa khẩu A Đớt thuộc xã Lâm Đớt, huyện A Lưới. Ảnh: Vạn An

Sau khi khảo sát thực địa, ông Hoàng Hải Minh, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thống nhất chủ trương cho phép Công ty PTS Viễn Đông khảo sát, nghiên cứu dự án đầu tư như đề nghị của Sở Công Thương. Doanh nghiệp cần tuân thủ quy định pháp luật của cả Việt Nam và Lào, lưu ý về hướng tuyến và công nghệ, giảm thiểu tác động đến môi trường, đất rừng..., phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan để dự án có tính khả thi, hiệu quả cao nhất.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Công ty PTS Viễn Đông nghiên cứu thêm tuyến đường ống từ cửa khẩu A Đớt về huyện Nam Đông theo đường tỉnh 74 trong giai đoạn 3.

Trước đó đầu tháng 6, Công ty Central Capital đề xuất với tỉnh Quảng Trị xây dựng băng tải than đá dài 160 km từ cửa khẩu quốc tế La Lay, huyện Đakrông về cảng chuyên dụng ở Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng. Băng tải rộng 6 m, vận hành bằng điện, vận tốc đạt 18 km/h, đi trên hệ dầm, giàn thép trên cao.

Song song với băng tải than, nhà đầu tư đề xuất xây dựng cảng chuyên dụng tại cảng biển Mỹ Thủy, có khả năng chuyển than xuống tàu 50.000 DWT để giải tỏa đầu ra cho than nhập về Việt Nam. Tổng mức đầu tư hai hạng mục là 7.500 tỷ đồng, gồm băng tải 5.000 tỷ, cảng chuyên dụng 2.500 tỷ.

Hiện nay, nhu cầu than đá của Việt Nam mỗi năm khoảng 97 triệu tấn, dự báo đến 2030 là 127 triệu tấn. Nguồn than đá trong nước đến từ việc khai thác của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, nhập khẩu từ Nga, Australia, Indonesia, Lào... Khối lượng nhập khẩu khoảng 80 triệu tấn mỗi năm và ngày càng tăng.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Chắc hẳn bạn đã từng cảm nhận khó khăn khi quyết định “Sang Lào đi cửa khẩu nào?” để thực hiện giao thương hay du lịch. Việc lựa chọn cửa khẩu phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo sự thuận lợi trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cần thiết để bạn đưa ra quyết định một cách thông minh và hiệu quả.

Mục lục

Quá trình xuất nhập khẩu và du lịch giữa Việt Nam và Lào ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc chọn cửa khẩu thích hợp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số cửa khẩu phổ biến mà bạn có thể lựa chọn.

Các cửa khẩu đi Lào.

Dưới dây là các cặp cửa khẩu để trả lới cho các câu hỏi Cửa khẩu Việt — Lào ở đâu?, từ Việt Nam sang Lào bao nhiêu km?, từ Vinh đi cửa khẩu cầu treo bao nhiêu km?, cách đi từ Việt Nam sang Lào? sang Lào đi cửa khẩu nào?.

Cửa khẩu tại Tỉnh Điện Biên: Với chiều dài biên giới lên đến 360km, Điện Biên kết nối với nước CHDCND Lào qua 27 xã thuộc 4 huyện. Khu vực này tiếp giáp với hai tỉnh Phoong Sa Ly và Luangprabang của nước bạn, tạo nên một mối liên kết đa dạng và phong phú trên biên giới.

  • Tây Trang – Sốp Hùn.
  • Huổi Puốc – Na Son.
  • Si Pa Phìn – Huổi Lả.
  • Nà Bủng: đây là một cửa khẩu phụ quan trọng nằm giữa hai điểm Nà Bủng [tại Nậm Pồ, Điện Biên] và Lao Phu Chai [tại Phong Sa Ly, Lào], tạo nên một liên kết quan trọng trên biên giới hai nước.

Cửa khẩu tại Tỉnh Sơn La:

  • Chiềng Khương – Hủa Phăn.
  • Lóng Sập – Pa Hang.
  • Nà Cài – Sop Dung [Sốp Đung].

Cửa khẩu tại Tỉnh Thanh Hóa:

  • Na Mèo – Nậm Xôi.
  • Tén Tằn – Xôm Vẳng.

Cửa khẩu sang Lào ở Nghệ An: Trải dài trên vùng đất cao nguyên của Nghệ An, với 11 huyện và 217 xã, đáng chú ý là 27 xã tiếp giáp biên giới với 419 km đường biên cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Khu vực này còn có 1 cửa khẩu quốc tế và 3 cửa khẩu phụ, tạo nên mạng lưới quan trọng kết nối hai quốc gia.

  • Cao Vều – Thông Phị La [Bolykhamxay].
  • Nậm Cắn – thông qua cửa khẩu của tỉnh Xiêng Khoảng.
  • Thanh Thủy – Nặm On.
  • Tam Hợp – Thoong Mixay.

Cửa khẩu Hà Tĩnh sang Lào:

  • Cầu Treo – Namphao [Borikhamxay]
  • Đá Gân – Nậm Xắc.

Cửa khẩu tại Tỉnh Quảng Bình:

  • Cha Lo – Naphao [Khăm Muộn]
  • Cà Roòng – Nọong Ma

Cửa khẩu tại Tỉnh Quảng Trị:

  • Lao Bảo – Den Savanh [Savanakhet].
  • La Lay – La Lay [Salavan].

Cửa khẩu tại Tỉnh Thừa Thiên Huế:

  • A Đớt – Tà Vàng [Salavan].
  • Hồng Vân – Cô Tài: bắt đầu hoạt động từ ngày 30/5/2003, cửa khẩu này nối hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan của nước Lào.

Cửa khẩu tại Tỉnh Quảng Nam:

  • Nam Giang – Đắc Tà Ooc [Sê Kông].
  • Tây Giang – Kà Lừm [Sê Kông].

Cửa khẩu tại Tỉnh Kon Tum:

  • Bờ Y – Phu Cưa [Attapu]: Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đặt tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đây là điểm nối với tỉnh Attapu của Lào qua cửa khẩu Phu Cưa. Nơi này còn là điểm giao nhau của ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, được đánh dấu bằng một cột mốc và ba mặt hướng về ba nước.

Chia theo Hiệp định quản lý biên giới.

Trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào, đã có các cặp cửa khẩu được hai bên thỏa thuận mở: 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính và 18 cửa khẩu phụ.

Cửa Khẩu Quốc Tế.

STT Việt Nam Lào 1 Tây Trang [Điện Biên] Pang Hốc [Phông Sa Lỳ] 2 Na Mèo [Thanh Hóa] Nậm Sôi [Hủa Phăn] 3 Nậm Cắn [Nghệ An] Nậm Cắn [Xiêng Khoảng] 4 Cầu Treo [Hà Tĩnh] Nậm Phao [Bo Ly Khăm Xay] 5 Cha Lo [Quảng Bình] Na Phậu [Khăm Muồn] 6 Lao Bảo [Quảng Trị] Đen Sạ Vẳn [Sạ Vẳn Nạ Khệt] 7 La Lay [Quảng Trị] La Lay [Sả Lạ Văn] 8 Bờ Y [Kon Tum] Phu Cưa [Ắt Tạ Pư]

Cửa khẩu chính.

STT Việt Nam Lào 1 Huổi Puốc [Điện Biên] Na Son [Luông Pha Băng] 2 Chiềng Khương [Sơn La] Bản Đán [Hủa Phăn] 3 Lóng Sập [Sơn La] Pa Háng [Hủa Phăn] 4 Tén Tần [Thanh Hóa] Xổm Vẳng [Hủa Phăn] 5 Hồng Vân [Thừa Thiên Huế] Cô Tài [Sả Lạ Văn] 6 A Đớt [Thừa Thiên Huế] Tà Vàng [Xê Kông] 7 Nam Giang [Quảng Nam] Đắc Ta Oọc [Xê Kông]

Cửa khẩu phụ.

STT Việt Nam Lào 1 Si Pa Phìn [Điện Biên] Huội La [Phông Xa Lỳ] 2 Nậm Lạnh [Sơn La] Mường Pợ [Hủa Phăn] 3 Nà Cài [Sơn La] Sốp Đụng [Hủa Phăn] 4 Khẹo [Thanh Hóa] Tha Lấu [Hủa Phăn] 5 Thông Thụ [Nghệ An] Nậm Tạy [Hủa Phăn] 6 Tam Hợp [Nghệ An] Thoong My Xay [Bo Ly Khăm Xay] 7 Cao Vều [Nghệ An] Thoong Phị La [Bo Ly Khăm Xay] 8 Thanh Thuỷ [Nghệ An] Nậm On [Bo Ly Khăm Xay] 9 Sơn Hồng [Hà Tĩnh] Nậm Xắc [Bo Ly Khăm Xay] 10 Kim Quang [Hà Tĩnh] Ma La Đốc [Khăm Muồn] 11 Cà Ròong [Quảng Bình] Noỏng Mạ [Khăm Muồn] 12 Tà Rùng [Quảng Trị] La Cồ [Sạ Vẳn Nạ Khệt] 13 Bản Cheng [Quảng Trị] Bản Mày [Sạ Vẳn Nạ Khệt] 14 Thanh [Quảng Trị] Đen Vi Lay [Sạ Vẳn Nạ Khệt] 15 Cóc [Quảng Trị] A Xóc [Sả Lạ Văn] 16 Tây Giang [Quảng Nam] Kà Lừm [Xê Kông] 17 Đắk BLô [Kon Tum] Đắk Bar [Xê Kông] 18 Đắk Long [Kon Tum] Văng Tắt [Ắt Tạ Pư]

Lựa Chọn Thông Minh.

Để chọn cửa khẩu phù hợp, bạn cần xem xét các yếu tố như khoảng cách, tình hình giao thông, hạ tầng và các quy định hải quan. Ngoài ra, sự tư vấn từ các chuyên gia xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác. Đặc biệt là các doanh nghiệp muốn đi Lào bằng đường bộ từ Tp HCM.

Dù bạn là một doanh nhân muốn gửi hàng đi Lào hay một du khách, việc lựa chọn cửa khẩu phù hợp là quan trọng để đảm bảo sự thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc “Sang Lào đi cửa khẩu nào?” và giúp bạn đưa ra quyết định thông minh.

Chủ Đề