Tùy viên thương mại là gì

Đoàn có 7 thành viên do ông Nguyễn Duy Kiên - Tham tán thương mại, thương vụ Việt Nam tại Hồng Kông làm trưởng đoàn và các tùy viên thương mại, thương vụ Việt Nam tại các thị trường Đài Loan, Úc, Bỉ, Argentina và Singapore.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh – Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế rất hoan nghênh đoàn tham tán của Bộ Công Thương có chuyến làm việc tại Huế. Việc trao đổi thông tin, thị trường ở các nước sở tại nơi các tham tán, tùy viên làm việc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Bởi họ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại nước sở tại, đồng thời sẽ xúc tiến thương mại, đầu tư.

Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, Sở Công Thương cũng đã trình bày về những tiềm năng, lợi thế, các lĩnh vực ưu tiên kêu gọi đầu tư cũng như những sản phẩm có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, 4 nhóm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là dệt may, thủy sản, thủ công mỹ nghệ và khoáng sản, tuy nhiên thời gian qua cũng gặp rất nhiều khó khăn. Qua đó Sở Công Thương cũng đã có một số kiến nghị và đề xuất với đoàn như: Hỗ trợ tỉnh kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tham gia các chương trình xúc tiến thương mại mang tính quốc tế, cụ thể là mời tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Festival Huế 2016 [4/2016]. Hỗ trợ, cung cấp thông tin về thị trường, đầu tư, chính sách xuất nhập khẩu và các tập quán buôn bán của thị trường các nước sở tại giúp doanh nghiệp có nguồn thông tin chuyên sâu, kịp thời, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Đồng thời hỗ trợ tìm kiếm, phát triển các thị trường mới để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh lệ thuộc và giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận những khách hàng có nhu cầu nhập khẩu, xuất khẩu để giảm khâu trung gian, thẩm tra thông tin các đối tác tại nước ngoài khi tiến hành thương vụ, kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực đầu tư vào Thừa Thiên Huế.

Trao đổi tại buổi làm việc, ông Nguyễn Duy Kiên đánh giá rất cao về những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt nhấn mạnh đến tiềm năng về cảng biển và lĩnh vực sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Với vai trò cơ quan thương vụ của Bộ Công Thương tại nước ngoài, các tham tán, tùy viên sẽ cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tìm hiểu thị trường ở các nước sở tại và đưa hình ảnh của Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp trên địa bàn đến với các đối tác nước ngoài, tổ chức hội thảo, hội nghị, mời các doanh nghiệp giao thương...

Nói về vai trò quan trọng của các tham tán, tùy viên thương mại trong hoạt động giao thương của DN, ông Lê Minh Lợi – Giám đốc Xí nghiệp Thành Lợi cho biết: Mặc dù là doanh nghiệp tư nhân nhưng đơn vị này đã có gần 30 năm làm công tác xuất nhập khẩu, qua quá trình sản xuất kinh doanh cảu DN đã cho thấy vai trò trực tiếp của các tham tán, tùy viên thương mại là rất quan trọng. Bởi hiện nay, ở nước ngoài có rất nhiều các doanh nghiệp ma, nên để tránh rủi ro khi thực hiện các thương vụ thì thông tin từ các tham tán, tùy viên là hết sức cần thiết với DN.

Ông Lê Minh Lợi - Giám đốc Xí nghiệp Thành Lợi đánh giá cao về vai trò của các tham tán, tùy viên thương mại

Đại diện Công ty TNHH Lộc Mai chuyên sản xuất các sản phẩm từ trái vả cũng đã trình bày những khó khăn với các tham tán khi doanh nghiệp này tiếp cận với thị trường nước ngoài, đặc biệt là xuất khẩu theo đường chính ngạch.

Trả lời những thắc mắc của các doanh nghiệp, các tham tán, tùy viên mỗi nước đã giải thích cơ bản những thông tin ở nước sở tại như nước này xuất khẩu sản phẩm gì, nhập khẩu những sản phẩm nào, có ưu đãi gì và cạnh tranh ra sao để các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thêm.

Tùy mỗi nước sẽ có những cơ chế chính sách, cạnh tranh, thị trường khác nhau, để thành công các doanh nghiệp nên chủ động quảng bá thương hiệu, sản phẩm phải luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thì cơ hội thành công sẽ rất cao - ông Lê Đình Vũ - Tùy viên thương mại, thương vụ Việt Nam tại Singapore khẳng định.

Mục lục bài viết

  • 1. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với thỏa thuận trọng tài
  • 2. Năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài
  • 3. Đối tượng của thỏa thuận trọng tài
  • 4. Lựa chọn pháp luật đối với nội dung tranh chấp
  • 5. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong tố tụng trọng tài

1. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với thỏa thuận trọng tài

Trọng tài thương mại [trọng tài] không có thẩm quyền đương nhiên như tòa án quốc gia, mà chỉ có thẩm quyền khi các bên được quyền chọn và đã minh thị lựa chọn trọng tài. Chính các bên trong tranh chấp, bằng một thỏa thuận trọng tài, là những người trao quyền xét xử cho một hội đồng trọng tài cụ thể. Tuy nhiên, cũng giống như mọi thỏa thuận dân sự khác, thỏa thuận trọng tài chỉ phát sinh hậu quả pháp lý, tức là trao quyền xét xử cho trọng tài, khi thỏa thuận trọng tài đó hợp pháp. Và như vậy, câu hỏi tất yếu sẽ phải được đặt ra liên quan đến tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài, đó chính là thỏa thuận trọng tài phải phù hợp với pháp luật nước nào? Cần phân biệt ít nhất hai nhóm điều kiện liên quan đến năng lực chủ thể của các bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài và nội dung của thỏa thuận trọng tài.

2. Năng lực ký kết thỏa thuận trọng tài

Một thỏa thuận chỉ hợp pháp khi các bên tham gia ký kết thỏa thuận đó có năng lực đầy đủ. Thực tiễn cho thấy, các bên thường thỏa thuận chọn luật để áp dụng đối với hợp đồng của mình. Tuy nhiên, luật mà các bên lựa chọn đó có điều chỉnh tất cả các khía cạnh của hợp đồng hay chỉ điều chỉnh nội dung của hợp đồng? Liệu các bên có thể thỏa thuận chọn pháp luật điều chỉnh năng lực của mình hay không? Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nhiều nước không có quy định rõ ràng đối với vấn đề này. Cụ thể, đối với hợp đồng nói chung, pháp luật Việt Nam quy định, “các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng” [khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015]. Quy định này không cho biết pháp luật mà các bên lựa chọn sẽ được áp dụng để điều chỉnh tất cả những gì liên quan đến hợp đồng, bao gồm cả năng lực chủ thể của các bên giao kết hợp đồng, hay chỉ điều chỉnh nội dung của hợp đồng.

Liên quan đến thỏa thuận trọng tài, dù là một điều khoản nằm trong hợp đồng hay một văn bản riêng rẽ, thì cũng đều mang bản chất hợp đồng, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 dường như mới chỉ quan tâm đến loại thỏa thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp không có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu; theo đó, “người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật” [khoản 2]. Quy định này không cho biết “theo quy định của pháp luật nước nào” khi mà các bên tham gia thỏa thuận có quốc tịch/trụ sở ở các nước khác nhau. Sau đó, khoản 3 cũng quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu nếu “Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Như vậy, Luật Trọng tài thương mại đã không có quy định chuyên biệt về năng lực chủ thể mà quy dẫn đến các quy định chung của Bộ luật Dân sự [BLDS]. Liên quan đến thỏa thuận trọng tài giữa các bên có quốc tịch/trụ sở khác nhau [tức là có yếu tố nước ngoài] thì sẽ làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật và khi đó sẽ phải được giải quyết theo Phần V, BLDS năm 2015, đặc biệt các Điều 673, 674 đối với cá nhân và Điều 675 đối với pháp nhân. Tuy nhiên, một vấn đề cần được đặt ra đó là liệu trọng tài có phải áp dụng quy phạm xung đột vốn dành cho tòa án hay không? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời.

Trong thực tiễn xét xử, một trung tâm trọng tài của Việt Nam đã áp dụng quy phạm xung đột của Việt Nam, trong một vụ tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán cá giữa một doanh nghiệp Việt Nam và một doanh nghiệp Tây Ban Nha. Trước Hội đồng trọng tài trong khuôn khổ Trung tâm trọng tài V, bị đơn doanh nghiệp Việt Nam cho rằng hợp đồng vô hiệu do doanh nghiệp Tây Ban Nha không có đủ năng lực [và như vậy bản thân thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng cũng có thể bị vô hiệu]. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài V đã quyết định rằng vấn đề năng lực cần được xác định theo luật quốc tịch. Cụ thể, Hội đồng trọng tài V cho rằng: “Thực ra, khoản 1 Điều 765 BLDS năm 2005 quy định… [trích nội dung Điều 765]. Do đó, việc xác định doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hay không cũng không nên được xác định theo pháp luật Việt Nam mà nên “theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập”. Như vậy, trọng tài đã áp dụng quy phạm xung đột của Việt Nam để xác định luật điều chỉnh năng lực chủ thể.

Trên bình diện quốc tế, Công ước New York năm 1958 mà Việt Nam là thành viên có quy định một cách gián tiếp về pháp luật điều chỉnh năng lực của các bên tham gia thỏa thuận trọng tài tại Điều 5 nhằm phục vụ cho việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài. Cụ thể, việc công nhận và thi hành quyết định có thể bị từ chối khi chứng minh được rằng “các bên của thỏa thuận […], theo luật áp dụng đối với các bên, không có đủ năng lực, hoặc thoả thuận nói trên không có giá trị theo luật mà các bên chịu sự điều chỉnh, nếu không có chỉ dẫn về điều này, theo luật của Quốc gia nơi ra quyết định”. Một nghiên cứu so sánh tư pháp quốc tế[4] cho thấy, đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay đều quy định năng lực chủ thể chịu sự điều chỉnh của luật quốc tịch/nơi cư trú.

Như vậy, có thể nói rằng, năng lực chủ thể với ý nghĩa là một điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung và của thỏa thuận trọng tài nói riêng phải luôn được xác định theo pháp luật của nước mà mỗi bên có quốc tịch hoặc có trụ sở. Năng lực chủ thể không thuộc lĩnh vực mà các bên được quyền chọn luật áp dụng để điều chỉnh. Khi đứng trước vấn đề về năng lực chủ thể ký kết thỏa thuận trọng tài, trọng tài sẽ phải dựa vào luật của nước mà các bên có quốc tịch hoặc trụ sở, chứ không dựa vào luật mà các bên lựa chọn áp dụng đối với hợp đồng.

3. Đối tượng của thỏa thuận trọng tài

Liên quan đến đối tượng của thỏa thuận trọng tài, tức là loại tranh chấp mà các bên muốn trọng tài xét xử, điều cần quan tâm đó chính là tranh chấp mà các bên dự kiến lựa chọn trọng tài để giải quyết có thuộc loại được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với trọng tài hay không.

Điều 2 Luật Trọng tài thương mại [TTTM] quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài. Theo đó, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết: “1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài”. Tuy nhiên, khoản 6 Điều 18 Luật này quy định thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu nếu “[…] vi phạm điều cấm của pháp luật”.

Các quy định trên không cho biết đó là pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài. Nếu như tranh chấp giữa các bên không có yếu tố nước ngoài, thì đó hiển nhiên sẽ là pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ không đương nhiên khi đó là tranh chấp kinh doanh, thương mại quốc tế.

Một nghiên cứu so sánh luật học cho thấy, các tranh chấp liên quan đến đối tượng tranh chấp có thể xét xử bằng phương thức trọng tài thường liên quan đến trật tự công và quy phạm mệnh lệnh. Trong thực tiễn xét xử, trọng tài thường áp dụng luật của nước nơi có địa điểm trọng tài [lex loci arbitri] để xác định xem tranh chấp mà các bên muốn trọng tài giải quyết có thuộc loại tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài hay không. Bên cạnh luật của nước có địa điểm trọng tài, trọng tài còn có thể phải tính đến luật của nước nơi phán quyết sẽ phải được công nhận và thi hành, bởi Điều 5 Công ước New York quy định phán quyết trọng tài có thể bị từ chối công nhận và cho thi hành nếu “Đối tượng của vụ tranh chấp không thể giải quyết được bằng trọng tài theo luật pháp của nước đó [nước nơi yêu cầu công nhận và thi hành]”.

4. Lựa chọn pháp luật đối với nội dung tranh chấp

Tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng kinh doanh, thương mại thường rất đa dạng. Đó có thể là tranh chấp liên quan đến năng lực chủ thể, đến quyền và nghĩa vụ của các bên, đến việc áp dụng các chế tài đối với hành vi vi phạm… Chính sự đa dạng của nội dung tranh chấp có thể dẫn tới sự đa dạng của các nguồn luật cần được áp dụng. Hiện nay, đa số các quốc gia cho phép các bên được quyền lựa chọn áp dụng đối với hợp đồng quốc tế. Ở Việt Nam, Điều 683 BLDS quy định rõ quyền này. Khi các bên thực hiện việc lựa chọn pháp luật một cách hợp pháp thì trọng tài sẽ phải áp dụng pháp luật đó. Tuy nhiên, ngay cả khi các bên đã lựa chọn pháp luật áp dụng thì không phải mọi vấn đề về luật áp dụng đều đã được giải quyết.

Luật mà các bên lựa chọn

Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 là một quy định quan trọng về luật áp dụng giải quyết tranh chấp. Nhà làm luật đã phân chia ra hai trường hợp; theo đó, đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp [khoản 1]. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất [khoản 2]. Trong phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ không bàn đến khoản 1 mà chỉ bàn đến một nội dung của khoản 2, tức là trường hợp các bên đã lựa chọn pháp luật nước ngoài [trường hợp các bên không lựa chọn sẽ được nghiên cứu trong phần sau].

Vì khoản 2 nhắc đến khái niệm “pháp luật” [mà các bên lựa chọn], nhưng không làm rõ khái niệm đó hàm chứa nội dung gì, có bao gồm luật quốc tế mà quốc gia đã ký kết, gia nhập không? Điều này sẽ đặt ra khó khăn khi các bên trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế lựa chọn, chẳng hạn pháp luật Việt Nam. Câu hỏi mà trọng tài cần phải giải quyết sẽ là pháp luật Việt Nam có bao gồm Công ước Viên 1980 [CISG] hay không? Khái niệm “pháp luật” như được quy định tại khoản 2 cũng không cho biết có bao gồm các nguyên tắc pháp luật quốc tế được thừa nhận rộng rãi và các luật mẫu hay không? Khi đó sẽ khó khăn đối với trọng tài khi mà các bên lựa chọn, chẳng hạn Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng làm nguồn luật điều chỉnh của mình. Khảo sát pháp luật trọng tài ở một số nước cho thấy, một khái niệm rất rộng thường được sử dụng là “các quy tắc pháp luật” [les règles de droit]. Việc sử dụng khái niệm “các quy tắc pháp luật” cho phép trọng tài diễn giải bao gồm cả luật quốc gia, luật quốc tế, các nguồn luật mềm và các bộ nguyên tắc.

Một câu hỏi nữa mà chúng ta cần trả lời, đó là pháp luật quốc gia mà các bên lựa chọn có bao gồm quy phạm xung đột hay không, tức là có chấp nhận dẫn chiếu hay không? Nếu như tranh chấp được giải quyết bằng tòa án Việt Nam thì thẩm phán có thể dựa vào Điều 668 để không chấp nhận dẫn chiếu. Cụ thể, theo khoản 4 Điều này, pháp luật mà các bên lựa chọn chỉ bao gồm quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng. Tuy nhiên, trọng tài không có một hệ thống pháp luật để dựa vào như tòa án [lex fori]. Theo chúng tôi, vấn đề này phải được giải quyết bởi chính luật của nước mà các bên lựa chọn. Nói cách khác, khi các bên đã lựa chọn pháp luật của nước A thì trọng tài sẽ phải căn cứ vào chính pháp luật của nước A đó để biết pháp luật nước A có chấp nhận dẫn chiếu hay không chấp nhận dẫn chiếu.

Một vấn đề cuối cùng mà trọng tài có thể phải giải quyết, đó là trường hợp các bên lựa chọn pháp luật của một nước, nhưng khi áp dụng pháp luật nước đó thì dẫn tới hậu quả là hợp đồng của các bên bị vô hiệu và bản thân thỏa thuận lựa chọn pháp luật nằm trong đó cũng vô hiệu theo[11]. Khi thoả thuận lựa chọn luật không có giá trị thì không thể áp dụng pháp luật của nước mà điều khoản đó chỉ định. Việc không áp dụng luật do các bên lựa chọn, rất có thể hợp đồng lại có hiệu lực theo pháp luật của một nước khác. Để tránh rơi vào nghịch lý này, pháp luật cần quy định thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng độc lập với hợp đồng. Nói cách khác, hiệu lực của thoả thuận lựa chọn pháp luật không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng[12].

Luật do hội đồng trọng tài xác định

Trong thực tế có khả năng xảy ra tình huống các bên không biết mình có quyền, hoặc biết nhưng không thực hiện quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng của mình. Do vậy, để giải quyết tranh chấp, trọng tài phải áp dụng luật [theo nghĩa rộng], trong trường hợp này, đó sẽ là luật nào?

Một nghiên cứu so sánh luật cho biết, trên thế giới hiện nay tồn tại hai phương pháp, đó là phương pháp gián tiếp, thông qua việc sử dụng quy phạm tư pháp quốc tế và phương pháp trực tiếp trao quyền cho hội đồng trọng tài xác định luật áp dụng.

5. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong tố tụng trọng tài

Chứng minh nội dung pháp luật cần áp dụng

Khi các bên, hoặc trọng tài đã xác định được một nguồn luật để điều chỉnh nội dung của quan hệ tranh chấp thì vấn đề đặt ra là ai, các bên hay trọng tài, có nghĩa vụ chứng minh nội dung của nguồn luật đó? Nếu như trong tố tụng tòa án, nghĩa vụ chứng minh pháp luật nước ngoài đã được quy định khá rõ ràng tại Điều 481 BLTTDS năm 2015 thì không phải như vậy đối với tố tụng trọng tài. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không có quy định nào về vấn đề này. Thông thường, trong luật cũng như trong thực tiễn xét xử tại rất nhiều nước trên thế giới, khi các bên được quyền chọn và đã chọn luật áp dụng thì chính các bên có nghĩa vụ chứng minh nội dung của nguồn luật đó. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sẽ là không hợp lý khi buộc các bên chứng minh nội dung của nguồn luật áp dụng được xác định bởi hội đồng trọng tài.

Không áp dụng pháp luật mà các bên lựa chọn

Chúng ta biết rằng trong tố tụng tòa án, tòa án của một quốc gia có thể không áp dụng nguồn luật mà các bên lựa chọn hoặc được dẫn chiếu bởi quy phạm xung đột khi hậu quả của việc áp dụng pháp luật đó trái với trật tự công [hay các nguyên tắc cơ bản] của nước mình. Ở Việt Nam, khả năng loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài này được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 670 BLDS năm 2015. Tuy nhiên, liệu trọng tài thương mại quốc tế có phải tính đến trật tự công hay không? Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam không có quy định về vấn đề này.

Thực tế cho thấy trong đa số các trường hợp trọng tài sẽ áp dụng luật mà các bên lựa chọn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, liệu trọng tài có thể [và có nên quy định cho phép trọng tài] không áp dụng pháp luật mà các bên đã lựa chọn mà áp dụng một nguồn luật, hoặc một vài quy định trong nguồn luật của quốc gia khác, vì lý do tôn trọng trật tự công của quốc gia này không? Câu hỏi đáng được đặt ra khi mà pháp luật của các quốc gia có liên quan đến tranh chấp [đặc biệt nước nơi hợp đồng được thực hiện và nước nơi phán quyết có thể sẽ phải được xin công nhận và thi hành] có những quy định mệnh lệnh áp dụng bắt buộc. Đúng là trọng tài không có một hệ thống luật nội dung để dựa vào, hoặc để tuân thủ, trừ các quy định về tố tụng, và như vậy không phải tuân thủ các quy phạm mệnh lệnh về nội dung không nằm trong nguồn luật mà các bên đã lựa chọn. Tuy nhiên, trong thực tế, trọng tài thường xuyên phải tính đến các quy phạm mệnh lệnh bắt buộc của nước nơi phán quyết sẽ phải được xin công nhận và cho thi hành, để đảm bảo phán quyết sẽ không bị từ chối công nhận và thi hành theo điều V Công ước New York 1958. Tuy nhiên, luật không phải do các bên lựa chọn sẽ thường chỉ được áp dụng đối với một nội dung cụ thể nào đó của quan hệ dẫn tới tranh chấp. Nói cách khác, luật mà các bên lựa chọn không bị loại bỏ hoàn toàn. Khi nhận thấy cần phải áp dụng một quy phạm mệnh lệnh [và như vậy không áp dụng toàn bộ luật mà các bên đã lựa chọn], trọng tài sẽ gặp một rủi ro liên quan đến công đoạn thi hành phán quyết. Cụ thể, trọng tài là do các bên lựa chọn và chỉ giải quyết những nội dung mà các bên yêu cầu. Nói cách khác, trọng tài phải tuân thủ sự lựa chọn của các bên, nhưng khi không áp dụng luật mà các bên lựa chọn thì cũng có nghĩa là trọng tài đã không tôn trọng sự lựa chọn của các bên và khi đó, trọng tài có nguy cơ bị coi là vi phạm tố tụng một trong những căn cứ để phán quyết bị hủy hoặc không được công nhận theo Điều 5 Công ước New York. Mặc dù Điều V Công ước New York không quy định minh thị về sự không áp dụng luật mà các bên đã lựa chọn là căn cứ để không công nhận phán quyết, nhưng một bên có thể viện dẫn các quy định liên quan đến trường hợp hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền hoặc vi phạm tố tụng. Trong thực tiễn có thể xảy ra các trường hợp sau: các bên đã lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp của mình là luật nước X, nhưng trọng tài thấy nhất thiết phải áp dụng một số quy định của pháp luật nước Y và vì vậy trọng tài đã áp dụng pháp luật của nước Y. Khi đó việc áp dụng pháp luật nước Y có thể sẽ bị coi là lạm quyền hoặc vi phạm tố tụng. Trường hợp thứ hai, cũng với tình huống trên, trọng tài quyết định áp dụng pháp luật nước X như các bên đã lựa chọn [và như vậy tuân thủ hoàn toàn quyền tự quyết của các bên], và không áp dụng pháp luật của nước Y, mặc dù thấy cần phải áp dụng pháp luật nước Y. Khi đó, phán quyết của trọng tài có nguy cơ sẽ không được công nhận và cho thi hành vì lý do trái với trật tự công của nước Y.

Theo một nghiên cứu so sánh luật học, trong thực tiễn, khi rơi vào tình huống như vậy, nhiều hội đồng trọng tài vẫn sẽ áp dụng pháp luật của nước Y nhưng trước đó giải thích cho các bên về sự cần thiết áp dụng pháp luật của nước này và thường không vấp phải sự phản đối của các bên [và khi đó sẽ không trở thành căn cứ để phán quyết không được công nhận và cho thi hành].

Video liên quan

Chủ Đề