Uống thuốc có được uống nước cam không

Đồ ăn, thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc uống, thế nhưng có nhiều người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc, hoặc uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của thuốc.

Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc.

1. Trái cam, quýt, chanh

Ai cũng biết rằng loại quả cam, quýt, chanh có chứa rất nhiều vitamin C, A cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho sự phát triển của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho da.

Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến đau dạ dày, dạ dày bị dư acid hay bị chứng ợ chua đeo bám.

Nước cam, quýt, chanh có chứa nhiều axit, không nên kết hợp với thuốc chống axit có chứa nhôm. Nếu ăn cam, quýt hoặc uống nước loại quả này cùng với thuốc kháng viêm không sieroid [ibuprofen, diclofenac…], trị bệnh đau dạ dày, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng axit.

Nước cam, chanh cũng chống chỉ định khi dùng chung với các loại thuốc kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin… vì các kháng sinh này sẽ bị hỏng do kém bền vững ở môi trường axit.

Kết hợp nước uống loại quả họ cam quýt với dextromethorphan chữa ho, có thể làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ, khiến bạn bị ảo giác và buồn ngủ.

Ảnh hưởng của các loại trái cây này với thuốc dextromethorphan có thể kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn, vì vậy tốt nhất không ăn chúng khi đang sử dụng dextromethorphan.

Có nên uống thuốc với nước trái cây?

Nước cam, chanh chống chỉ định uống chung với thuốc kháng sinh.

2. Chuối

Chuối có chứa hàm lượng kali cao nên không được dùng chung với thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali [spironolacton, triamteren, amilorid…]. Bởi nếu dùng chung hai loại này sẽ làm tăng sự tích lũy kali trong cơ thể có thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.

3. Nước nho ép

Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh.

Điều này được lý giải là do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm [nistatin, fluconazole…].

4. Nước ép táo

Hãy tránh nước ép táo, cam trong vòng 4 giờ trước và sau khi bạn đã uống thuốc kháng histamin là fexofenadine để làm giảm các triệu chứng dị ứng.

Các loại nước quả trên ức chế peptide [là những protein có cấu trúc đoạn ngắn khoảng từ hai đến vài chục axit amin nối với nhau] vận chuyển thuốc từ đường ruột vào máu.

Sự kết hợp của các loại nước quả này với thuốc chống dị ứng fexofenadine khiến hiệu quả của thuốc trong việc ngăn chặn hắt hơi, sổ mũi giảm tới 70%.

Các loại thuốc khác cũng được vận chuyển với sự giúp đỡ của peptide, vì thế không nên uống các loại nước quả này khi uống các loại thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bệnh tuyến giáp có chứa levothyroxine hoặc thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn chứa natri montelukast.

5. Nước ép quả bưởi

Nước ép bưởi có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới hiệu quả của thuốc khi uống vào cơ thể. Nước ép bưởi làm tăng sự hấp thu thuốc quá nhiều vào máu, có thể gây nguy hiểm. Không nên ăn bưởi khi uống một số loại thuốc sau:

Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Nếu bạn đang uống các loại thuốc nhằm giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, vì nó sẽ khiến cho một lượng lớn thuốc đọng lại trong cơ thể, không phát huy được tác dụng, dẫn đến tổn thương gan và suy nhược cơ bắp.

Nước bưởi khi dùng chung với simvastatine hoặc atorvastatine có thể làm tăng sự hấp thu của thuốc lên gấp 15 lần và gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.

Các thuốc suy giảm miễn dịch dùng để chống thải ghép [tacrolimus, ciclosporine…]: Khi dùng chung với nước bưởi thường xuyên sẽ gây độc hại cho thận.

Các thuốc an thần, thuốc ngủ: Khi dùng với nhóm thuốc này, ăn bưởi sẽ gây ra cảm giác chóng mặt.

Lưu ý: Dù ăn hoặc uống nước ép bưởi 2 giờ trước hoặc sau khi uống thuốc vẫn có thể còn tác hại, vì vậy tốt nhất là tránh ăn loại quả này khi đang uống các loại thuốc trên.

6. Các rau củ giàu vitamin K

Không nên ăn các loại rau củ giàu vitamin K như bắp cải xanh, rau màu xanh đậm, trái bơ, rau diếp,… khi đang uống các thuốc chống đông [phenylindadion, clophenindion, coumetarol…]. Các thức ăn này sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc vì nguy cơ tạo huyết khối tăng [tạo cục máu đông trong lòng mạch].

Lời khuyên cho người dùng thuốc

Để tăng hiệu quả dùng thuốc, mọi người cần lưu ý: Nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc.

Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên [viên nén hoặc viên nang] từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng chữa bệnh.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng [còn gọi nước suối] để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như canxi, natri… có thể tương kỵ gây hại thuốc.

Các loại nước không nên dùng với thuốc: sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu… đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.

Nguồn: Sức khỏe đời sống

Uống thuốc bao lâu thì được uống nước cam? Uống nước cam ngay sau khi uống thuốc có được không? Có phải ăn cam sau khi uống thuốc làm mất tác dụng của thuốc? Uống thuốc tây có được uống nước cam? Uống thuốc xong có nên uống nước cam? Đây là vấn đề nhiều người vẫn đang băn khoăn và không biết nên làm như thế nào mới đúng. Hãy cùng Phunugioi.com giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết này.

Uống thuốc xong có được uống nước cam?

Rất nhiều người cho rằng: “Nếu đang phải uống thuốc thì nên ngừng hẳn việc sử dụng thêm nước cam để tránh làm giảm tác dụng của thuốc” Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Nên uống nước cam sau trước hoặc sau khi uống thuốc khoảng 1-2h đồng hồ. Uống nước cam ngay sau khi uống thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Có phải ăn cam sau khi uống thuốc làm mất tác dụng của thuốc?

Cam là một thực phẩm chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những người đang bị bệnh. Cam chứa nhiều vitamin C, chất xơ, folate, chất chống oxy hóa nhưng rất ít calo và đường. Bạn nên uống nước cam trước hoặc sau khi uống thuốc 1-2h đồng hồ. Sử dụng cam ngay sau khi uống thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Cùng mình tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này:

  • Axit trong cam sẽ làm ảnh hưởng đến sự phân hủy thuốc trong dạ dày. Những axit này sẽ làm vỡ cấu trúc hóa học, làm giảm khả năng diệt vi khuẩn gây bệnh trong thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Các chất trong cam sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Các axit trong cam sẽ làm chậm sự hoạt động của hai men OATP1A2 và CYP3A4 có trong máu của chúng ta.

Uống thuốc đúng cách, khoa học bạn cần biết

Để có thêm những hiểu biết về việc bảo vệ sức khỏe thì mình xin chia sẻ thêm Cách uống thuốc khoa học qua những lưu ý dưới này:

  • Uống đúng thuốc, đúng bệnh. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Sử dụng nước đun sôi để nguội để uống thuốc. Không uống thuốc với nước quá nóng hoặc nước đá lạnh.
  • Không nên nuốt khô thuốc
  • Nên ngồi hoặc đứng để uống thuốc. Tránh nằm khi uống thuốc vì rất dễ gây sặc.
  • Chỉ uống đủ nước khi uống thuốc. Không nên uống quá nhiều.
  • Không sử dụng các nước hoa quả, sữa, nước ép đóng chai, nước ngọt, nước có ga, cồn,… để uống thuốc.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê trong thời gian uống thuốc.

Bạn đã nắm được cách uống nước cam đúng cách và sử dụng thuốc một cách khoa học. Hy vọng, qua bài viết này, bạn có thể trau dồi thêm cho bản thân những kiến thức bổ ích.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề