Vacuum trong y tế là gì

We’ve updated our privacy policy so that we are compliant with changing global privacy regulations and to provide you with insight into the limited ways in which we use your data.

You can read the details below. By accepting, you agree to the updated privacy policy.

Thank you!

We've encountered a problem, please try again.

Hút chân không KCI VAC - phương pháp tối ưu điều trị vết thương phức tạp, chậm liền

Thúc đẩy quá trình liền vết thương nhanh, tăng hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian nằm viện. Đây là những ưu điểm nổi trội của phương pháp trị liệu hút chân không [KCI  VAC] đối với vết thương hở, vết thương chậm liền đang được ứng dụng tại Bệnh viện Bãi Cháy.


Điều trị vết thương chậm liền bằng phương pháp hút chân không [VAC]

Hằng ngày, Khoa Chấn thương – Chỉnh hình Bệnh viện Bãi Cháy thường xuyên tiếp nhận điều trị cho số lượng lớn bệnh nhân có tổn thương phức tạp như: gãy xương hở do chấn thương, tai nạn giao thông…, vết thương chậm liền do mất mô mềm bị nhiễm khuẩn…Việc điều trị làm liền vết thương bằng phương pháp thông thường như thay rửa băng, nặn dịch mủ…có thể kéo dài hàng tháng tùy vào tình trạng vết thương và thể trạng của từng người bệnh.

Tuy nhiên liệu pháp hút chân không [KCI VAC] được ứng dụng từ năm 2013 đến nay đã hỗ trợ điều trị vết thương gãy hở, vết thương chậm liền tại Bệnh viện Bãi Cháy đạt kết quả tốt. Áp lực hút với nhiều ưu điểm nổi trội như làm sạch vết thương, loại bỏ dịch máu ứ đọng, tổ chức hoại tử, giảm phù nề, tăng cường tưới máu đến mô, phát triển mô hạt, biểu mô hóa và thu hẹp vết thương. Nhờ đó thúc đẩy quá trình làm liền vết thương giúp cho việc chăm sóc và điều trị hiệu quả các tổn thương.

Được biết, phương pháp điều trị ngoại khoa này khởi phát từ đầu những năm 1990 tại Mỹ và các nước Tây Âu. Từ năm 2007, liệu pháp hút chân không [KCI VAC] đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện lớn trong cả nước như Bệnh viện Quân đội 103, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai…

Trường hợp bệnh nhân Lương Thị Thuận [55 tuổi, Quảng Ninh] có vết thương thấu khớp gối viêm mủ quanh gân bánh bị nhiễm khuẩn, chảy dịch mủ nhiều. Bệnh nhân được điều trị ở Trung tâm y tế tuyến dưới khoảng 2 tuần nhưng tình trạng vết thương chưa cải thiện. Thăm khám tại Bệnh viện Bãi Cháy, bác sĩ đã tiến hành kiểm tra vết thương, phẫu thuật nạo viêm, thay băng nặn dịch nhiều ngày nhưng không đáp ứng. Vì vậy, bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp hút chân không [KCI VAC] để làm sạch vết thương, thúc đẩy quá trình liền vết thương. Sau 6 ngày điều trị, tình trạng vết thương đã được cải thiện rõ rệt: vết thương liền nhanh, khép kín khô miệng, không còn tình trạng viêm nề thoát dịch.


Vết thương nhiễm khuẩn được điều trị bằng phương pháp hút chân không [VAC] sau 6 ngày

Bác sĩ Hà Duy Nam – Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: “Trị liệu hút chân không [KCI VAC] đã mang đến hiệu quả điều trị cao trong chăm sóc và điều trị vết thương gãy hở, vết thương chậm liền. Cụ thể là rút ngắn thời gian nằm viện, giúp giảm số lần thay băng, giảm đau đớn, mất máu dịch, nhiễm bẩn và lây chéo. Nhờ đó, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và sớm được xuất viện so với phương pháp thông thường là thay băng thường xuyên, nặn dịch. Phương pháp hút chân không [KCI VAC] cũng được áp dụng điều trị hiệu quả các vết mổ nhiễm khuẩn, hoại tử, chậm liền; ổ áp xe, các tổn thương mạn tính như loét do tiểu đường, xạ trị…”

Như vậy, ứng dụng liệu pháp hút chân không [KCI VAC] tại Bệnh viện Bãi Cháy đã nâng cao hiệu quả điều trị các tổn thương nặng, phức tạp,tránh được biến chứng nguy hiểm do nhiễm trùng, hoại tử…Qua đó khẳng định nỗ lực không ngừng học tập, áp dụng các thành tựu y khoa tiên tiến của đội ngũ bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh nhằm giúp người dân được hưởng dịch vụ y khoa chất lượng cao tại Quảng Ninh.

Mạc Thảo – Đình Hải

Hút áp lực âm [V.A.C] liên tục trong 24h điều trị vết thương mạn tính

KHÁI NIỆM

Trị liệu hút áp lực âm tính [Topical Negative Pressure Therapy: TNPT] là phương pháp thúc đẩy quá trình liền vết thương, giúp loại bỏ dịch tiết, giảm phù nề, cải thiện dòng máu đến mô và thúc đẩy quá trình liền vết thương, đã được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các vết thương mạn tính, khó lành.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bỏng sâu nhiều hoại tử ngóc ngách phức tạp  [bỏng điện cao thế…]: trị liệu hút áp lực âm cũng được sử dụng để làm sạch vết thương, cải thiện tuần hoàn tại chỗ và giúp hình thành mô hạt sớm.

CHỈ ĐỊNH

Đối với các vết thương mãn tính:

Vết thương khó lành do hậu quả của bỏng nặng, vết thương ngoại khoa biến chứng, …

Vết loét do tỳ đè

Các tổn thương da do đái tháo đường

Loét do xạ trị

Vết loét do phản ứng dị ứng

Vết loét do các bệnh về hệ thống miễn dịch da [luput, viêm mao mạch hoại tử, …].

Trị liệu hút áp lực âm trong 24 giờ được chỉ định khi khi vết thương tiết nhiều dịch, vết thương nhiễm khuẩn hoặc đe dọa nhiễm khuẩn.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối, tuy nhiên không nên áp dụng phương pháp này trong các trường hợp sau:

Loét tĩnh mạch

Vết loét có đường dò không rõ nguồn gốc

Vết thương mở vào khoang cơ thể hoặc nơi có cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương

Lộ mạch máu hoặc tạng

U ác

Vết thương còn hoại tử chưa rụng

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ, điều dưỡng.

Địa điểm

Buồng tiểu thủ thuật, buồng băng.

Phương tiện

Bộ dụng cụ hút áp lực âm tính: máy hút, xốp hút, ống hút.

Hộp tiểu phẫu.

Găng tay vô khuẩn, băng dính.

Người bệnh 

Giải thích để người bệnh yên tâm và phối hợp với chuyên môn.

Cho người bệnh đi đại tiện, tiểu tiện trước khi đặt hút.

Hồ sơ bệnh án

Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định, các xét nghiệm liên quan.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

Nhân viên y tế đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang.

Giải thích, động viên người bệnh.

Thay băng vết thương, vết bỏng theo quy trình. Vết thương được làm sạch, lấy bỏ tổ chức hoại tử, vẩy kết.

Sát trùng lại, thấm khô.

Đặt xốp hút vừa với kích thước vết thương, Cố định tăng cường bằng các loại băng dính y tế.

Nối ống hút từ vết thương ra máy hút

Duy trì hút liên tục hoặc ngắt quãng. Áp lực hút khoảng – 75 mmHg, có thể điều chỉnh tùy theo vị trí, tính chất vết thương.

Theo dõi và phát hiện tai biến.

Sau 24 giờ, dừng hút, tháo bỏ xốp hút, kiểm tra tình trạng vết thương. Tùy theo tính chất vết thương để quyết định đặt hút tiếp hay không. 

Thường một đợt hút kéo dài từ 8 - 10 ngày.

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Toàn thân

Hướng dẫn người bệnh và gia đình không được tự ý thay đổi áp lực hút.

Nhiễm khuẩn nặng: dùng kháng sinh toàn thân

Tại chỗ

Chảy máu: mở vết thương, cầm máu bằng đốt, buộc hoặc khâu.

Dị ứng vật liệu hút: dừng hút, dùng thuốc chống dị ứng toàn thân và tại chỗ

Tắc ống hút, ứ dịch mủ: thay xốp và ống hút khác 

Hoại tử do đè ép, chấn thương da: phát hiện kịp thời, tạm dừng liệu pháp.

Đau do áp lực cao: điều chỉnh áp lực hút cho phù hợp

Chủ Đề