Vết trầy xước bao lâu thì lành

Khi sử dụng chỉ không tiêu trong quá trình khâu vết thương hay vết mổ thì sau một khoảng thời gian nhất định; chúng ta cần thực hiện việc cắt chỉ. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt nhất giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Vậy khâu vết thương sau mấy ngày có thể cắt chỉ được?

Thời gian cắt chỉ phụ thuộc vào vị trí và tình trạng vết khâu ở mỗi bệnh nhân. Điều đó gồm khả năng chịu lực nội tại của vết thương, lực căng hai mép của vết thương, mức độ liền thương. Trung bình cắt chỉ vào khoảng 1–2 tuần sau khi thực hiện khâu vết thương. Một số trường hợp có thể kéo dài từ 2–3 tuần đối với vết khâu chịu lực.

Trường hợp vết thương chưa lành mà tiến hành cắt chỉ sớm thì dẫn tới tình trạng toác rộng vết khâu. Thời gian bình phục sẽ kéo dài hơn so với thông thường.

Ngược lại, nếu cắt chỉ quá muộn có thể dẫn đến nhiễm trùng chân chỉ và tạo ra hiện tượng biểu mô hoá quanh sợi chỉ khâu, làm cho sẹo có hình xương cá. Để chỉ càng lâu thì khả năng để lại sẹo càng cao. Ngoài ra để quá ngày khiến vết thương đóng chặt các mô chắc hơn. Việc rút phần chỉ sẽ khó khắn và khiến bệnh nhân bị đau hơn rất nhiều.

Trên thực tế, tùy vào tình huống của từng bệnh nhân, thời gian cắt chỉ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp vết thương mau lành, để lại ít sẹo nhất.

Da đầu: 10 – 12 ngày.

Tai: 4 – 6 ngày.

Mặt: 4 – 5 ngày.

Lông mày: 4 – 5 ngày.

Mí mắt: 4 – 5 ngày.

Môi: 4 – 5 ngày.

Khoang miệng: 6 – 8 ngày.

Cổ: 5 – 6 ngày.

Ngực: 10 – 12 ngày.

Lưng: 10 – 12 ngày.

Vùng bụng: 10 – 12 ngày.

Chi: 10 – 14 ngày.

Đầu gối, vùng khuỷu tay: 12 – 14 ngày.

Bàn tay, bàn chân: 10 – 14 ngày.

Vết thương khuyết tổ chức phải kéo căng 2 mép lại gần nhau sẽ phải cắt chỉ lâu hơn bình thường

Vết thương ở người già yếu, suy dinh dưỡng sẽ để chỉ lâu hơn người khác

Vết thương bị nhiễm trùng sẽ phải cắt sớm khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.

Vết thương dài > 10 cm có thể cắt mối bỏ mối.

Vết mổ đẻ: Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang.

Cắt chỉ vết thương có đau không?

Trong quá trình cắt chỉ, bác sĩ sẽ tiến hành cắt từng mối chỉ rồi từ từ kéo ra. Thời gian thực hiện thường chỉ mất vài giây. Bệnh nhân chỉ có cảm giác tê tê như bị kiến cắn. Cảm giác đau thường không kéo dài sau khi hoàn thành cắt chỉ.

Vì cắt chỉ không gây quá nhiều đau đớn nên việc tiêm thuốc tê là không cần thiết. Ngoài ra thuốc tê có thể khiến vết thương bị phù, gây cản trở thao tác cắt chỉ.

Nếu bạn sợ bị đau khi cắt chỉ vết thương, lời khuyên hữu ích là bạn nên tìm đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Các bác sĩ và điều dưỡng nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và ít đau nhất khi thực hiện.

Nguyên tắc khi cắt chỉ vết thương, vết khâu

– Nguyên tắc vô khuẩn

Hầu hết các quy trình và thao tác trong y tế đều phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn. Nguyên tắc này giúp đảm bảo môi trường an toàn, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn. Như vậy sẽ giúp ích cho sự hồi phục của bệnh nhân.

Trong suốt quá trình cắt chỉ, người thực hiện cần tuân thủ đầy đủ nguyên tắc này khi sử dụng, cầm, nắm các dụng cụ y tế, đặc biệt là những dụng cụ vô khuẩn. Cần thực hiện rửa tay và đeo găng theo đúng quy định. Một khi đã đeo găng, tránh chạm vào các đồ vật khác ngoài dụng cụ y tế vô khuẩn.

– Chỉ khâu phía trên không được chui xuống phía dưới da

Yêu cầu của kỹ thuật cắt chỉ là không làm chỉ bị chui xuống dưới da. Nếu vô tình một đoạn chỉ bị tụt xuống dưới da, nó sẽ tương tự như một dị vật. Sau đó các mô xơ sợi sẽ bám vào đoạn chỉ gây nên vết sẹo lồi hay vết chai. Với những người có cơ địa nhạy cảm, đoạn chỉ có thể gây ra một số tình huống nghiêm trọng hơn như viêm nhiễm mưng mủ ở vùng da đó.

– Kiểm tra sự trọn vẹn của mối chỉ sau khi cắt

Quy trình kiểm tra giúp đảm bảo các đoạn chỉ đều đã được cắt bỏ hoàn toàn. Sẽ không còn mối chỉ nào được phép sót lại dưới da.

Nhân viên y tế sau khi cắt chỉ sẽ đặt các mối chỉ lên miếng gạc trắng. Việc kiểm tra các mối chỉ sẽ thuận tiện và chính xác hơn.

– Hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh

Một nguyên tắc đặc biệt quan trọng là hạn chế tối đa đau đớn cho người bệnh. Thao tác cần được thực hiện nhẹ nhàng và chuẩn xác. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến vết thương hoặc vùng da xung quanh.

Một vài khuyến cáo, lưu ý khi cắt chỉ vết thương

– Có nên cắt chỉ vết thương tại nhà không?

Thực hiện cắt chỉ vết thương ở các phòng khám, bệnh viện sẽ nhận được sự chăm sóc tốt hơn. Ở những địa điểm này trang thiết bị và dụng cụ gần như luôn đầy đủ. Quy trình được tiến hành và theo dõi nghiêm ngặt. Bác sĩ và các nhân viên y tế đều có chuyên môn và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, các dịch vụ cắt chỉ tại nhà lại đem đến sự thuận tiện và thoải mái cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân. Trên thực tế, một số dịch vụ tại nhà có chất lượng và hiệu quả không thua kém so với ở các bệnh viện lớn. Do đó, nếu muốn lựa chọn cắt chỉ ở nhà, bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc lựa chọn các dịch vụ uy tín, được người dùng trước đó đánh giá cao.

– Cắt chỉ vết thương muộn có sao không?

Thời gian cắt chỉ theo chỉ định của bác sĩ thường sẽ là thời gian phù hợp nhất tạo thuận lợi cho sự hồi phục của vết thương. Nếu cắt chỉ muộn hơn 1-2 ngày so với khuyến cáo thì không phải vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, nếu để muộn đến 1-2 tuần thì các mô trong cơ thể sẽ bám vào chỉ khiến thao tác cắt chỉ, rút chỉ đều gặp khó khăn. Người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn và còn có thể xuất hiện vết máu khi rút chỉ. Khả năng để lại sẹo lồi, sẹo xấu khi cắt chỉ muộn sẽ cao hơn.

– Nghe theo khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế

Khi tiến hành cắt chỉ, các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ cần bệnh nhân phối hợp để khai thác tìm hiểu thông tin liên quan đến vết thương và tình trạng sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra một vài hướng dẫn đơn giản và khuyến cáo trong quá trình thực hiện cắt chỉ. Bệnh nhân tuân theo những yêu cầu này để hạn chế đau đớn; giúp quy trình diễn ra thuận lợi, nhanh gọn và đạt hiệu quả cao như mong muốn.

2. Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ

– Vệ sinh vết thương

Thực hiện vệ sinh vết thương hàng ngày bằng muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn y tế.

Không nên sử dụng các loại thuốc lạ hoặc đắp thuốc lá dân gian lên miệng vết thương. Các loại lá và thuốc này có thể gây kích ứng, nhiễm trùng, làm vết thương nghiêm trọng hơn.

Dùng bông sạch thấm khô vị trí vết thương, sau đó có thể băng kín lại hoặc để hở tùy từng trường hợp

– Hạn chế dính nước

Môi trường ẩm ướt gây nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn cao hơn rất nhiều so với thông thường. Do đó, bạn không nên để vết thương bị dính nước. Nếu bạn muốn tắm, nên tắm nhanh, hạn chế sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có thể gây kích ứng. Tránh ngâm mình tắm bồn hay để nước dính vào vị trí vết thương quá lâu.

– Tránh vận động mạnh

Vận động mạnh có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến vết thương. Nghiêm trọng nhất là làm vết thương bị rách và viêm nhiễm. Người bệnh chỉ nên vận động nhẹ nhàng, không quá sức. Nên sử dụng trang phục rộng rãi, thoải mái trong lúc vận động.

– Không gãi, tác động lực trực tiếp lên miệng vết thương

Trong quá trình lên da non, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu dùng tay ma sát hoặc gãi lên sẽ làm vết thương bị trầy xước, không phục hồi theo đúng dự kiến.

Vết thương té xe sẽ cần một khoảng thời gian để hồi phục. Vậy vết thương té xe bao lâu thì lành? Nên chăm sóc vết thương như thế nào đúng cách? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này. Nếu thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng xem nhé!

Các loại vết thương hở phổ biến hiện nay

Để giải đáp thắc mắc vết thương té xe bao lâu thì lành, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem có những loại vết thương hở phổ biến nào nhé. 

 Vết đâm

Đây là vết thương do một vật dài nhọn như súng đạn, dao kéo, kim, đinh gây ra. Vết thương này có thể không hoặc gây chảy máu nhiều nhưng sẽ để lại tổn thương khá sâu. Trường hợp nghiêm trọng có thể phá hủy cơ quan nội tạng bên trong, tác động lớn đến sức khỏe. 

 Vết rạch

Vết rạch thường chảy máu nhiều do các vật sắc nhọn như mảnh vỡ thủy tinh, dao kéo gây ra. Vết rạch có thể gây tổn thương các mô dưới da như cơ xương khớp, gân, dây chằng,…

 Vết thương da mài mòn

Đây là tình trạng vùng da bị mài mòn do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông, khiến vết thương chảy máu, làm tổn thương lớp biểu bì, niêm mạc, mô và mạch dưới da. Vết thương hở trong trường hợp này cần được sát khuẩn, làm sạch mỗi ngày để không gây ra tình trạng nhiễm trùng.

 Vết rách

Vết rách thường sâu, gây đau đớn và chảy máu. Nguyên nhân gây ra tổn thương này chủ yếu là do máy móc, công cụ trong quá trình lao động và di chuyển của con người.

 Mảng da rách

Đây là tình trạng lớp bề mặt da bị trầy xước hoặc rách. Vết thương hở dạng này gây tổn thương tới các điểm của dây thần kinh nên có thể sẽ rất đau. 

Vết thương da mài mòn

Các giai đoạn hồi phục vết thương ngoài da

Trước khi tìm hiểu vết thương té xe bao lâu thì lành, chúng ta hãy cùng xem vết thương ngoài da sẽ trải qua những giai đoạn hồi phục nào nhé. Thông thường, tất cả các loại vết thương ngoài da đều hồi phục thông qua 3 giai đoạn chính:

 Giai đoạn miễn dịch

Các vết thương hở và bị chảy máu sẽ mất khoảng vài phút để máu đông khô lại. Nếu vết thương quá sâu hoặc lớn sẽ khiến máu chảy ra nhiều. Điều cần làm lúc này là phải cầm máu. Một lớp vảy cứng bên ngoài sẽ xuất hiện khi máu đông khô, giúp bảo vệ vết thương.

Sau khi lớp vảy cứng hình thành, hệ thống miễn dịch sẽ được cơ thể kích hoạt để bảo vệ vết thương không bị nhiễm trùng. Lúc này, biểu hiện thường thấy chính là có chất lỏng màu vàng nhạt hoặc trong suốt chảy ra từ vết thương. Chất lỏng này chính là huyết tương giúp ngăn cản các loại ký sinh trùng hay vi khuẩn xâm nhập.

Bên cạnh đó, tiểu cầu và bạch cầu trong máu sẽ giải phóng các chất chống lại sự tấn công của vi khuẩn, đồng thời gây ra hiện tượng viêm tại vết thương. Lúc này, vết thương sẽ có hiện tượng đau, đỏ, sưng, nóng. Hiện tượng viêm sẽ giảm dần theo thời gian. Bạch cầu sẽ giúp vết thương chống nhiễm trùng và bắt đầu khôi phục các mô tổn thương. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 – 5 ngày.

 Giai đoạn tăng sinh

Cơ thể sẽ tăng sinh tế bào mới trong khoảng 2 – 3 tuần và chữa lành các mạch máu cũng như mô da bị tổn thương. Hồng cầu sẽ tạo ra Collagen có công dụng liên kết các tế bào da cũ và mới với nhau. Mô hạt cũng được tái tạo nhằm lấp đầy vết thương và lớp da mới cũng dần hình thành trên đó. Vảy cứng sẽ ngày càng nhỏ lại khi vết thương lành.

 Giai đoạn tái tạo da

Vùng da quanh vết thương sẽ ngứa ngáy khi vảy cứng bong ra. Vùng da mới hình thành thường có màu đậm và căng bóng hơn khu vực xung quanh. Những vết này có thể mờ dần và hoàn toàn biến mất theo thời gian. Tuy nhiên cũng có trường hợp phải mất từ vài tháng đến vài năm vết sẹo mới đều màu hoàn toàn so với những vùng da còn lại. 

Quá trình hình thành sẹo ở mỗi người cũng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa. Nếu bạn có biểu bì da dày thì thời gian hồi phục sẽ nhanh chóng hơn. Ngược lại, người sở hữu làn da nhạy cảm và mỏng manh sẽ rất dễ bị sẹo thâm hoặc sẹo lồi nếu không chăm sóc đúng cách, kịp thời. Vậy vết thương té xe bao lâu thì lành? 

Vết thương ngoài da hồi phục thông qua 3 giai đoạn chính

Vết thương té xe bao lâu thì lành?

Vết thương té xe bao lâu thì lành? Điều này còn phụ thuộc vào mức độ của vết thương lớn hay nhỏ, nông hay sâu. Qua đó thời gian hồi phục cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

 Với các vết thương trầy xước

Vết thương té xe bao lâu thì lành? Những vết thương nhỏ, trầy xước tại đầu gối, bàn tay,… nếu không chảy máu quá nhiều hay tổn thương sâu sẽ liền lại trong 5 – 15 ngày. Thời gian hồi phục sẽ tùy thuộc vào cách chăm sóc vết thương, cơ địa của từng người cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống. 

 Các vết thương cần khâu và cắt chỉ

Có thể gặp phải những vết thương sâu do tai nạn lao động hay tai nạn giao thông. Một số trường hợp phải khâu vết thương lại để cố định, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục. Bác sĩ sẽ dùng chỉ y khoa chuyên dụng để tiến hành khâu vết thương. Đó có thể là chỉ không tiêu hoặc tự tiêu. Vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu sẽ bắt đầu liền miệng và khô se sau khoảng 7 – 10 ngày.

Bác sĩ có thể sử dụng chỉ không tiêu đối với vết thương phẫu thuật, lớn, sâu và nghiêm trọng hơn. Điều này giúp hạn chế biến chứng và đảm bảo an toàn. Có thể cắt chỉ vết thương sau 10 – 21 ngày. Lưu ý, bạn cần đến cơ sở y tế xử lý và cắt chỉ vết thương, không tự thực hiện tại nhà. Vì có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn. 

Thắc mắc vết thương té xe bao lâu thì lành đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy yếu tố nào làm chậm quá trình lành thương? 

Vết thương cần khâu sẽ tốn nhiều thời gian để hồi phục

Các yếu tố có thể làm chậm quá trình lành thương

  • Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ sẽ khiến cơ thể thiếu đạm, khoáng chất, Vitamin thiết yếu. Đây là những dưỡng chất quan trọng cần thiết cho quá trình lành thương.
  • So với người trẻ, người cao tuổi sẽ có thời gian lành thương lâu hơn.
  • Người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như Corticoid, mắc bệnh đái tháo đường, thực hiện hóa trị ung thư,… sẽ có thời gian hồi phục vết thương kéo dài.
  • Dùng sản phẩm chăm sóc vết thương chứa Oxy già, cồn,… làm mô hạt bị tổn thương, cản trở quá trình lành thương tự nhiên.

Bí quyết chăm sóc vết thương ngoài da chóng khỏi

Bên cạnh việc tìm hiểu vết thương té xe bao lâu thì lành, chúng ta cần biết cách chăm sóc vùng da bị tổn thương nhanh khỏi. Cụ thể như sau: 

 Sát trùng vết thương sạch sẽ

Nguyên tắc đầu tiên khi xử lý vết thương là phải sát trùng cẩn thận, tránh tình trạng nhiễm trùng. Bạn cần dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch rửa vết thương để loại bỏ bụi bẩn. Nếu có các mảnh vỡ hay dị vật đâm vào vết thương, bạn hãy dùng nhíp hoặc kẹp cẩn thận lấy chúng ra. Sau đó dùng dung dịch kháng khuẩn sát trùng vết thương. 

Lưu ý, bạn không nên sát khuẩn bằng Oxy già hay dung dịch chứa cồn vì có thể làm các tế bào hạt hay nguyên bào sợi bị tổn thương, khiến vết thương chậm lành. Ngoài ra, trong trường hợp vết thương sâu, nặng có thể phải sát trùng bằng kháng sinh. Bạn cũng cần nhớ rằng, không nên sử dụng kháng sinh bừa bãi, hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 

 Dưỡng ẩm vết thương

Vết thương sẽ nhanh chóng liền lại khi được dưỡng ẩm và bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Do đó việc dưỡng ẩm vết thương là vô cùng cần thiết sau khi sát trùng. Ngoài ra, việc này cũng giúp hạn chế nguy cơ hình thành sẹo, hỗ trợ làn da mới đều màu hơn.

 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Khi có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vết thương cũng sẽ nhanh lành hơn. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu chất đạm như trứng, cá, thịt lợn,… để kích thích tăng sinh tế bào mới. Các loại thực phẩm giàu Vitamin C như bưởi, ổi, cam,… sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiêng một số loại thực phẩm có thể để lại sẹo xấu như thịt gà, đồ nếp, rau muống, thịt bò,… Một số người có tiền sử dị ứng cũng cần kiêng ăn hải sản. 

Vết thương sẽ nhanh lành hơn nếu được chăm sóc đúng cách

Thắc mắc vết thương té xe bao lâu thì lành đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Hãy chăm sóc vết thương thật tốt, ăn uống khoa học để vết thương nhanh hồi phục, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng nhé. Nếu còn câu hỏi cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698

Video liên quan

Chủ Đề