Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm Nokia

Sản phẩm cũng như con người đều trải qua các giai đoạn khác nhau. Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xác định vòng đời, từng giai đoạn sống của sản phẩm rất quan trọng để giúp doanh nghiệp đề ra các chiến lược marketing, nhân sự hay tài chính phù hợp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chu kỳ sống, vòng đời của một sản phẩm để hiểu rõ hơn. Mời các bạn cùng đón đọc bài phân tích Ví dụ về Vòng đời và Chu kỳ sống của Sản phẩm.Bạn đang xem: Vòng đời sản phẩm của vinamilk

Thế nào là vòng đời sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm

Vòng đời sản phẩm là gì?

Trong marketing, vòng đời sản phẩm [Product Life Cycle] là quy trình của sản phẩm, bắt đầu từ lúc lên ý tưởng cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường. Doanh nghiệp quản lý sản phẩm dựa vào vòng đời của sản phẩm. Một sản phẩm không nhất thiết phải có đầy đủ các giai đoạn. Vòng đời của sản phẩm có thể kéo dài và tiếp tục phát triển dài hạn. Ví dụ: sữa, đồ tiêu dùng,…

Vòng đời sản phẩm có bao nhiêu giai đoạn?

Người làm marketing trong doanh nghiệp nếu nắm chắc và bám sát vòng đời của sản phẩm thì có thể xây dựng lên những chiến lược phát triển tốt. Vòng đời một sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn:

Các giai đoạn quản lý vòng đời của mỗi sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm hay còn gọi là vòng đời là một khái niệm được dùng trong kinh tế để mô tả sự thay đổi doanh số, lợi nhuận của sản phẩm từ khi bắt đầu được xuất hiện trên thị trường cho đến khi nó rút khỏi thị trường.

Bạn đang xem: Vòng đời sản phẩm của vinamilk

hozo.vn-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

vòng đời sản phẩm của vinamilk

Tìm hiểu thêm

Mỗi sản phẩm đều trải qua các giai đoạn trong chu kỳ sống của mình nhưng với thời gian và những đặc điểm khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ mang đến những cơ hội, thách thức khác nhau nên các doanh nghiệm cần nắm rõ được chu kỳ sống sản phẩm của mình để kịp thời đề ra các chiến lược marketing, điều động nhân sự, kế hoạch tài chính phù hợp nhất. Vì mỗi sản phẩm sẽ trải qua những cơ hội và thách thức khác nhau nên những chiến lược này cũng khác nhau ở mỗi sản phẩm.

Những giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm đều trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn triển khai, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy thoái. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau để từ đó đề ra các chiến lược phù hợp. Sau đây chúng ta sẽ cùng phân tích rõ hơn về từng giai đoạn trong chu kỳ sống của một sản phẩm.

Xem thêm:  50 Hình Xăm Bọ Cạp Cho Nam Giới Thể Hiện Phong Cách

Những ví dụ về quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng

21 giờ ago

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc để lan kiếm ra hoa

21 giờ ago

Những form mẫu công văn bằng tiếng anh thông dụng nhất

21 giờ ago

Top những ứng dụng có thể thay đổi khuôn mặt trong video hot nhất

21 giờ ago

Làm thế nào để có thể kéo dài vòng đời của sản phẩm

21 giờ ago

Bật mí những cách xử lý tóc ngắn cực hay giúp phái đẹp tự tin

2 ngày ago {“dots”:”true”,”arrows”:”true”,”autoplay”:”false”,”autoplay_interval”:”2000″,”speed”:”300″,”loop”:”true”,”design”:”design-2″}

– Giai đoạn 1 trong chu kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn triển khai

Đây là giai đoạn sản phẩm bắt đầu được đưa ra thị trường nên sẽ chưa tạo được lòng tin với khách hàng, ít người biết đến, dẫn đến việc bán hàng chậm, doanh thu thấp hoặc không đủ thu hồi vốn. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung các chiến lược để giới thiệu sản phẩm đến nhiều khách hàng hơn, tạo được sự tin tưởng với khách hàng.

Chúng ta có thể sử dụng các chiến lược như:

+ Chiến lược giá hớt váng thị trường: chiến lược này có nghĩa chúng ta sẽ xâm nhập thị trường với mức giá cao để gây sự chú ý và định vị thương hiệu của mình. Ví dụ điển hình của thương hiệu sử dụng chiến lược này đó là Apple khi định giá cao cho tất cả các sản phẩm của mình

+ Chiến lược giá xâm nhập: với chiến lược này chúng ta sẽ định mức giá bán thấp cho sản phẩm khi tung ra thị trường để thu hút và kích thích sự mua hàng của khách hàng. Tâm lý người Việt rất thích hàng giá rẻ nên nếu thực hiện chính sách giá này chúng ta sẽ thu hút được một lượng khách hàng lớn vào thời gian đầu để tiếp tục đề ra các chính sách khác phát triển sản phẩm

+ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng bằng các công cụ marketing như: phát tờ rơi, băng rôn, quảng cáo trên báo đài – truyền thông, sử dụng công cụ mới viral marketing, than gia hội chợ triễn lãm,…

– Giai đoạn 2 của chu kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn tăng trưởng

Đây là giai đoạn mà sản phẩm đã được nhiều người biết đến và tìm mua. Doanh nghiệp sẽ dần xây dựng được một lượng khách hàng trung thành và giúp cho doanh thu, lợi nhuận tăng lên. Ở giai đoạn này, chúng ta nên tập trung các chiến lược để đẩy mạnh thị phần, quy mô kinh doanh và sản lượng bán ra.

+ Chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm: từ những sản phẩm chính ban đầu, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm tốt hơn, nhiều công dụng hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ví dụ như Kem đánh răng PS thời gian đầu chỉ bán mỗi loại kem đánh răng giúp trắng răng bình thường, nhưng sau đó họ đã cải tiến và cho ra nhiều dòng kem đánh răng khác nhau như kem đánh răng dành cho trẻ em, kem đánh răng theo hương vị, kem đánh răng giảm ê buốt,…

+ Mở rộng kênh phân phối: xây dựng nhiều chi nhánh, đại phí phân phối sản phẩm hơn trên thị trường.

Xem thêm: Chương Trình Hành Đông Thực Hiện Nghị Quyết Đại Hội Xii Của Đảng

– Giai đoạn 3 của chu kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn bão hòa

Sau giai đoạn tăng trưởng là lúc tốc độ tăng trưởng của sản phẩm đang trên đà tăng thì sản phẩm sẽ dần tiến vào giai đoạn bão hòa khi mà tốc độ tăng doanh số, lợi nhuận lên đến max và bắt đầu giảm dần sau đó. Ở giai đoạn này, sự cạnh tranh với các đối thủ trong ngành sẽ rất khốc liệt để quyết định ai có thể trụ vững. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược để cũng cố lòng tin với khách hàng, giữ vững thị phần. Một số chiến lược doanh nghiệp nên khai thác đó là:

+ Tập trung vào các chiến lược chăm sóc khách hàng

+ Marketing: thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tri ân khách hàng

+ Chiến lược giá: nên nghiên cứu về tình hình hoạt động, chất lượng sản phẩm, chính sách giá của đối thủ để đề ra mức giá phù hợp tăng sức cạnh tranh

+ Tạo lợi thế cạnh tranh: bằng việc nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo hơn. Hoặc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

– Giai đoạn 4 của chu kỳ sống sản phẩm: Giai đoạn suy thoái

Đây là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của sản phẩm khi mà doanh số bán sản phẩm bắt đầu giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm. Lúc này, doanh nghiệp đã bắt đầu rút sản phẩm ra khỏi thị trường. Những chiến lược trong giai đoạn này sẽ hướng đến việc giúp doanh nghiệp bán hết số lượng sản phẩm còn lại, hàng tồn ra thị trường để rút lui an toan.

+ Chiến lược giá: giảm giá để đẩy hàng đi nhanh hơn

+ Rút dần các điểm phân phối sản phẩm trên thị trường

+ Giảm dần số lượng sản phẩm được sản xuất ra

Ví dụ thực tế về một chu kỳ sống của sản phẩm

Chúng ta sẽ lấy ví dụ về chu kỳ sống của một chiếc điện thoại để hiểu rõ hơn về chủ đề này.

Ở giai đoạn triển khai của chu kỳ sống sản phẩm: điện thoại Xaomi là một thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc. Khi thâm nhập vào thị trường Việt, để thu hút sự chú ý và giúp khách hàng biết đến mình, Xaomi đã đề ra các chiến lược quảng cáo về Game thông qua các game thủ, streamer để giới thiệu tính năng vượt trội của nó là pin trâu, chơi game mượt. Ngoài ra, họ còn sử dụng chiến lược giá xâm nhập để hướng đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp và tầm trung. Ai cũng có thể mua điện thoại Xaomi

Giai đoạn phát triển: hiện nay, với những tính năng vượt trội của mình đặc biệt là về lượng pin cao giúp người dùng có thể sử dụng lâu, chơi game thoải mái mà không cần phải lo về vấn đề hết pin, Xaomi đã được rất nhiều khách hàng biết đến và lựa chọn mua.

Giai đoạn suy thoái: Một thời gian trước đây, chúng ta đều biết đến những chiếc điện thoại Nokia cục gạch 1280 đáp ứng được nhu cầu nghe gọi, nhắn tin… Mặc dù vẫn còn được nhiều người sử dụng nhưng dần dần nó đã bị thay thế bằng những chiếc Smarphone hiện đại với nhiều tính năng nổi bật hơn.

Làm sao để kéo dài vòng đời sản phẩm?

Khi từ giai đoạn chín muồi đến suy tàn, sản phẩm dần trở nên bão hòa trong thị trường, đồng thời phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Đây chính là lúc doanh nghiệp phải đau đầu nghĩ cách làm thế nào để kéo dài vòng đời của sản phẩm. Để kéo dài vòng đời của sản phẩm, chúng tôi xin gợi ý đến nhà quản trị một số phương pháp:

Chiến lược khuyến mãi, giảm giá sản phẩm

Chúng ta dễ dàng bắt gặp chiến lược này ở các hãng điện thoại nổi tiếng như Apple. Khi sản phẩm đã hết hot, các hãng này sẽ thường hạ giá qua các đợt khuyến mãi nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. Để áp dụng chiến lược này hiệu quả nhất, sản phẩm phải thường là những mặt hàng có vòng đời ngắn như điện thoại thông minh, các sản phẩm về thời trang, túi xách, giày dép,….Yếu tố vùng miền, thời tiết cũng có ảnh hưởng nhất định đến vòng đời của sản phẩm, từ đó quyết định chiến lược giảm giá hay không. Ví dụ: miền Bắc có 4 mùa, các mặt hàng thời trang sẽ có vòng đời ngắn hơn ở miền Nam vì ở đây chỉ có 2 mùa.

Xem thêm:  [1005++] Caption hài hước nhất hành tinh bạn cười vỡ bụng

Phát triển sản phẩm

Đây là một trong những mấu chốt để kéo dài vòng đời của sản phẩm. Chúng ta có thể thấy sản phẩm mì Hảo Hảo của hãng Vina Acecook xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm, Hảo Hảo đã, đang và luôn chiếm được niềm tin của nhiều khách hàng. Để làm được điều đó, Hảo Hảo đã luôn luôn phát triển, cải tiến thêm nhiều hương vị, hình dạng mới [mì ly handy, mì trẻ em,….] mà mức giá vẫn phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể bắt gặp rất nhiều quá trình phát triển về sản phẩm thông qua các quảng cáo truyền hình, mạng xã hội. Muốn phát triển tốt hay không đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, có sức sáng tạo, có sự khác biệt nhất định. Phát triển sản phẩm không chỉ thu hút được các khách hàng mới mà còn giữ chân rất nhiều khách hàng cũ, từ đó kéo dài vòng đời sản phẩm.

Quảng cáo

Vòng đời sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong marketing. Nhờ xác định được từng giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm mà đội marketing của doanh nghiệp có thể đưa ra được những chiến lược phù hợp. Đối với sản phẩm ở giai đoạn 3 hoặc 4, các chiến dịch marketing cần phải thực sự hiệu quả nếu doanh nghiệp không muốn kết thúc vòng đời sản phẩm. Thực tế hiện nay, cả thế giới đều đang áp dụng marketing 4.0, lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên công nghệ số. Các khách hàng thời đại này rất thông minh và nhạy bén. Nếu doanh nghiệp có chiến lược marketing cho phù hợp sẽ vừa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, vừa đưa sản phẩm tới tay các khách hàng cũ, giữ chân được một lượng lớn khách hàng.

Quảng cáo là một trong các phương pháp kéo dài vòng đời

Ngoài các cách quảng cáo truyền thống như truyền hình, poster, bảng hiệu quảng cáo, thì mạng xã hội cũng là một kênh bán hàng vô cùng hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh bán hàng miễn phí nhưng phổ biến một cách triệt để để thu được hiệu quả cao. Điển hình chúng ta có thể bắt gặp mỗi ngày đó là các mẩu quảng cáo, tin tức khi sử dụng mạng xã hội. Các mạng xã hội chủ yếu được sử dụng để quảng cáo hiện nay là Facebook, Instagram, Tiktok,….

Tìm kiếm thị trường

Một ví dụ điển hình cho chiến lược tìm kiếm thị trường đó là công ty viễn thông Viettel. Tính đến năm 2016, 9 thị trường mới của Viettel bao gồm: Lào, Đông Timor, Campuchia, Haiti, Cameroon, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania, Burundi đã đạt 26 triệu khách hàng. Như vậy, tổng số khách hàng tính cả Việt Nam đã lên tới 90 triệu người, đưa Viettel vào top 30 tập đoàn viễn thông có nhiều khách hàng nhất. Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp duy trì mức độ tăng trưởng, kéo dài vòng đời của sản phẩm ở các thị trường mới.

Đổi mới bao bì

Thay đổi bao bì cũng là một trong những cách marketing hiệu quả mà ít người biết đến. Khi khách hàng đã quá quen thuộc và chán với các bao bì cũ, doanh nghiệp nên đầu tư, thiết kế một loại bao bì mới phù hợp hơn. Dù sản phẩm không thay đổi, nhưng nếu bao bì được xây dựng một cách đúng đắn, doanh nghiệp vẫn có thể kéo dài vòng đời của sản phẩm.

Thay đổi hình dạng sản phẩm cùng với bao bì mới cũng là một trong những cách kích thích tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, chiến lược này đôi khi sẽ phản tác dụng bởi doanh nghiệp dễ làm lu mờ đi thương hiệu trong mắt người tiêu dùng. Các bao bì mới cũng sẽ mất một thời gian để khiến khách hàng ghi nhớ.

Chuyên mục: Đầu tư tài chính

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức

Video liên quan

Chủ Đề