Tại sao trẻ ăn dặm bị táo bón

14/08/2020   2622 lượt xem

Bước vào thời kỳ ăn dặm, bé bắt đầu được làm quen và sử dụng các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Với hệ tiêu hóa còn non trẻ và chưa hoàn thiện, trẻ dễ mắc các vấn đề trong việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là tình trạng táo bón. Vậy bé ăn dặm bị táo bón là do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng táo bón, giúp con ăn ngon và khỏe mạnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tìm ra cách tối ưu nhất cho vấn đề này.

Trong 6 tháng đầu đời, trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Vì vậy, hệ tiêu hóa của trẻ không cần phải hoạt động quá nhiều bởi sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, loãng và dễ tiêu hóa, hấp thu. Thế nhưng, khi bước sang giai đoạn ăn dặm, những thực phẩm khác hoàn toàn sữa mẹ khiến hệ tiêu hóa của trẻ không kịp thích ứng. Từ đó không tiết đủ enzyme tiêu hóa thức ăn, thức ăn được tiêu hóa kém hơn. Đồng thời, các thực phẩm ăn dặm thường đặc hơn sữa mẹ khiến bé dễ gặp tình trạng táo bón.

Phân của trẻ trong giai đoạn ăn dặm sẽ khác hơn so với thời kỳ bú mẹ. Phân khuôn hơn, màu sẫm và nặng mùi hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp tình trạng chướng bụng, buồn đi ngoài nhưng không đi được hoặc phải rặn để đi cầu, hay hình thái phân khô hơn, rắn hơn và nhỏ… thì rất có thể trẻ đang bị táo bón. Vì vậy, mẹ có thể để tâm đến những dấu hiệu này để kịp thời phát hiện tình trạng bé ăn dặm bị táo bón.  

> XEM THÊM: 

- Đối phó tình trạng trẻ biếng ăn hay thức đêm cho hàng triệu bà mẹ Việt

- Mẹ cần lưu ý gì khi lựa chọn thuốc giúp trẻ ăn ngon miệng

- Những điều bố mẹ cần biết về trẻ biếng ăn hay nôn trớ

2. Bé ăn dặm bị táo bón, nguyên nhân do đâu?

Tình trạng táo bón xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm. Phần lớn nguyên nhân là do thói quen chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho trẻ của mẹ. Có thể kể đến như:

2.1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Thông thường, thời điểm ăn dặm tốt nhất cho bé là vào cuối tháng thứ 6. Thế nhưng, nhiều mẹ vì muốn cho trẻ nhanh chóng được ăn dặm mà cho trẻ ăn dặm sớm từ tháng thứ 4. Khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và không tiêu hóa được hết các loại thực phẩm. Thực phẩm tích tụ gây nên tình trạng táo bón.

2.2. Trẻ ít được uống sữa mẹ

Mặc dù bước sai giai đoạn ăn dặm, nhưng không thể không nói đến rằng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio khuyên mẹ nên cho trẻ bú sữa trong suốt 2 năm đầu đời. Nếu mẹ ngừng cho trẻ bú sữa trong thời gian ăn dặm thì trẻ có thể gặp tình trạng táo bón. Sữa mẹ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn giúp cung cấp nước, các enzyme dồi dào để tiêu hóa thức ăn.

2.3. Pha sữa đặc cho trẻ

Nhiều mẹ vì lo lắng trẻ ăn dặm không tăng cân, thiếu chất mà đã kết hợp pha nhiều loại sữa với nhau, hay cho thêm một muỗng sữa để có nhiều chất hơn. Hậu quả là thừa chất dinh dưỡng khiến trẻ không hấp thụ hết được. Hay cũng có nhiều bậc phụ huynh nấu bột đặc, pha sữa ít nước cho con ăn uống nhanh hơn, kết quả khiến trẻ táo bón, chán ăn và sợ ăn.

2.4. Trẻ không được cung cấp đủ nước

Nước là thành phần quan trọng của cơ thể không chỉ người lớn mà cả trẻ nhỏ. Mặc dù cho trẻ bú sữa mẹ, nhưng mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm nước cho trẻ trong thời kỳ con ăn dặm. Nước làm loãng thức ăn giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Phân khô, cứng và khó đẩy ra ngoài là do trẻ thiếu nước, thiếu chất xơ.

3. Khắc phục tình trạng bé ăn dặm bị táo bón

Trẻ ăn dặm bị táo bón bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phần lớn xuất phát từ những sai lầm trong xây dựng thực đơn dinh dưỡng của các bậc phụ huynh. Vì vậy, bố mẹ cần phải trang bị cho mình những hiểu biết, kiến thức tốt nhất để giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe.

3.1. Thay đổi thực đơn dinh dưỡng ăn dặm

Khi bé bước sang giai đoạn ăn dặm, mẹ nên chế biến thực phẩm dạng lỏng, mềm, không cho trẻ dùng các thực phẩm rắn, đặc, khô và khó tiêu. Đồng thời, mẹ nên cho trẻ ăn cháo loãng, sữa công thức pha đúng tỉ lệ để hệ tiêu hóa của con có thể dễ dàng làm quen với các loại thực phẩm mới.

Dần dần khi trẻ đã quen với các loại thức ăn dặm, mẹ có thể thay đổi bằng các loại rau xanh, củ quả nghiền, các loại hải sản, tôm, cá, trứng,.. Thức ăn được tăng dần độ đặc sau những tháng tiếp theo. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm như sữa chua, Scumin giúp làm tăng lợi khuẩn đường ruột, trẻ tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng táo bón.

3.2. Bổ sung nước cho trẻ

Nước đóng góp đến 80% việc bài tiết ở đại tràng. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm nước cho trẻ mỗi ngày bằng nước khoáng, nước ép trái cây tự nhiên. Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ uống sẵn, đóng chai.

Mẹ cũng nên kết hợp cho trẻ ăn dặm và bú sữa đều đặn trong ngày. Không cho trẻ cai sữa quá sớm, nên cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi.

3.3. Vận động, massage cơ thể trẻ

Vận động thể chất giúp trẻ tăng cường quá trình trao đổi chất và tiêu hóa trong cơ thể. Mẹ hãy luôn khuyến khích trẻ vận động, vui chơi mỗi ngày để con vui khỏe và ăn uống tốt nhất. Nếu trẻ vẫn chưa biết bò hoặc đi, mẹ có thể giúp con đạp chân.

Phương pháp massage cũng là một phương pháp trị liệu tốt cho sức khỏe của trẻ. Massage giúp làm giảm đau, tăng tuần hoàn máu và nhu động ruột tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Vì vậy, mẹ nên massage vùng bụng cho trẻ mỗi ngày sau ăn khoảng 1 giờ.

4. Sử dụng Scumin giúp trẻ ăn dặm ngon, hết táo bón

Bé ăn dặm bị táo bón là hiện tượng tiêu hóa bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như trẻ bị trĩ sớm, nứt hậu môn, nấm hậu môn… Chướng bụng và khó tiêu khiến bé mỏi mệt, thậm chí chán ăn và biếng ăn. Khi trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng thì rất dễ bị rối loạn tiêu hóa và táo bón nghiêm trọng hơn. Đây là một vòng luẩn quẩn ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.

Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Scumin trong thời gian trẻ ăn dặm. Scumin là dòng sản phẩm với tính đột phá, cải thiện tình trạng biếng ăn, chán ăn ở trẻ, đồng thời, hỗ trợ trẻ ăn ngon trong độ tuổi ăn dặm. Ưu điểm của Scumin chứa các vi chất cần thiết cho cơ thể trẻ, các lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ ngon, khỏe mạnh và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.

Scumin bổ sung các khoáng vi lượng thiết yếu có nguồn gốc 100% thực vật như kẽm, selen, đồng, mangan hiệp đồng công dụng với các dưỡng chất quan trọng như beta – glucan, tảo xoắn Spirulina, gừng, lysine và thành phần EX-CUMIN® độc quyền…

Sử dụng Scumin giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng hay ốm vặt ở trẻ, kích thích vị giác một cách tự nhiên, khôi phục cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Scumin là dòng sản phẩm ưu việt với trẻ nhỏ, khác biệt so với các dòng sản phẩm cùng công năng khác trên thị trường với độ an toàn, hiệu quả cao.  Để được tư vấn về sản phẩm, mẹ vui lòng kết nối với chuyên gia của chúng tôi qua fanpage: Dinh dưỡng thông minh VHN Bio hoặc website: //vhnbio.vn. Ngoài ra, mẹ có liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 0247.1060.666 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Giai đoạn bé bắt đầu tập ăn, ăn dặm là giai đoạn ở trẻ có nhiều biến đổi, trẻ phải thích nghi với nguồn thức ăn mới, hệ tiêu hóa cũng bị biến động. Do đó trẻ ăn dặm bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm này, nếu không chữa trị có thể trở thành táo bón lâu ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bé chỉ bú sữa mẹ hoặc uống sữa ngoài. Do đó, hệ tiêu hóa của bé không cần hoạt động nhiều bởi sữa mẹ dễ hấp thu và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Ban đầu khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bé phải tập ăn những thức ăn đặc, khó tiêu hóa hơn và cơ thể chưa kịp tiết enzym để tiêu hóa chúng. 

Trẻ ăn dặm bị táo bón

Lúc này, ngoài việc hấp thụ thức ăn đặc hơn, trẻ phải tập các thói quen cắn, nhai, tiếp xúc thực phẩm lạ. Điều này dễ khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, táo bón. 

Nhiều mẹ không biết rằng những thói quen sai lầm của mình khiến khi trẻ ăn dặm bị táo bón: 

  • Cho bé ăn dặm quá sớm: Những trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm dễ bị táo bón vì nhiều bé khi hệ tiêu hóa chưa hình thành hoàn thiện đã phải ăn dặm. Dù bé thích ăn bột bởi vị ngon mới lạ nhưng chưa thể hấp thụ và tiêu hóa được, thức ăn không tiêu hóa hết dễ dẫn tới trẻ bị táo bón lâu ngày
  • Bú sữa mẹ ít: Nhiều bà mẹ nuôi con cho rằng, bước vào giai đoạn ăn dặm, bé không cần phải bú mẹ nữa. Tuy nhiên, trong sữa mẹ vẫn cung cấp một nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể bé, giúp bé thích nghi dần với việc hấp thu nguồn dinh dưỡng mới. Sữa mẹ cũng chứa lượng nước dồi dào và enzym tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. 
  • Pha sữa công thức đặc hơn chỉ dẫn: Một trong những sai lầm của mẹ là sợ sữa loãng bé không đủ dinh dưỡng và pha đặc hơn. Việc quá tải chất dinh dưỡng có thể dẫn tới hệ tiêu hóa không thể hoạt động trơn tru, táo bón rồi tiêu chảy ở bé thay nhau kéo đến. Hậu quả làm bé càng sợ việc ăn và đi vệ sinh.
  • Không bổ sung đủ nước cho bé: Nước vô cùng quan trọng cho tiêu hóa của trẻ, tuy nhiên nhiều mẹ cho rằng cho con bú là đủ rồi không cần uống nước. Đó là một sai lầm lớn, khi ăn dặm bé thiếu nước dẫn tới tình trạng táo bón trầm trọng. 
  • Chọn loại sữa không phù hợp: Việc thay đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức khiến bé dễ bị táo bón bởi thành phần dinh dưỡng nhiều, không phù hợp. 

Cho trẻ ăn dặm sớm có thể khiến bé bị táo bón

Một số đồ ăn gây táo bón ở trẻ ăn dặm

Mẹ nên lưu ý một số đồ ăn dễ gây táo bón ở trẻ ăn dặm: 

  • Ngô, gạo tẻ 
  • Nước chè 
  • Quả việt quất 
  • Chuối chưa chín kỹ 
  • Cà rốt nấu chín 
  • Sữa bò, các sản phẩm từ sữa như phomai, pudding gạo,...
  • Bánh mỳ trắng 
  • Mỳ Ý 

>>Xem ngay: Trẻ bị táo bón nên ăn gì? để biết cách chọn những loại thực phẩm tốt cho bé

Trẻ ăn dặm bị táo bón phải làm sao?

Trong giai đoạn bé ăn dặm, những thay đổi đột ngột trong chế độ ăn khiến bé dễ dàng bị táo bón.

Mẹ cần lưu ý theo dõi và khắc phục bằng một số biện pháp sau: 

1. Lưu ý các loại thức ăn dặm

Trong chế độ ăn uống của trẻ ăn dặm, thay vì cho bé ăn các thực phẩm từ tinh bột chế, mẹ nên cho con ăn các hạt nguyên xơ bột cháo từ gạo tẻ, lúa mạch,... Thêm vào chế độ ăn của bé chất xơ và vitamin từ các loại rau quả, trái cây cho quá trình tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên cũng không nên lựa chọn các loại quả chứa nhiều đường. 

Cha mẹ có thể bổ sung vào bột cháo của bé các thực phẩm như khoai lang, các loại bột như ngũ cốc, bột yến mạch và để bé làm quen với các loại hoa quả. Mẹ có thể xay nhuyễn rau củ quả vào bột cho bé ăn, chia làm nhiều bữa nhỏ và không cho bé ăn quá no mỗi bữa.

2. Bổ sung nước cho trẻ ăn dặm bị táo bón

Nước chiếm tới 70% cơ thể người và 80% trong quá trình bài tiết ở đại tràng. Ngoài bú mẹ, các mẹ nên bổ sung đủ nước cho bé trong thực đơn hằng ngày. Mẹ có thể dùng nước ép hoa quả cho bé uống, các loại hoa quả như táo, mận, lê, đào,... kích thích nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn. 

Không nên cai sữa quá sớm, nên kết hợp ăn dặm cùng bú sữa mẹ hằng ngày tới khi bé 24 tháng tuổi.

Trẻ ăn dặm bị táo bón nên uống nhiều nước

3. Khuyến khích bé vận động

Giai đoạn này trẻ nên vận động thường xuyên, hãy cho bé tham gia các trò chơi, các hoạt động ngoài trời kích thích bé vận động. Vận động giúp bé tiêu hóa tốt hơn, nếu bé chưa biết đi hay bò có thể cho con đạp chân, xoa bụng bé kích thích hệ tiêu hóa.

>>Xem ngay: Cách xoa bụng để chữa táo bón cho trẻ

4. Sử dụng sữa công thức chứa nhiều chất xơ

Nhiều loại sữa bột chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể gây táo bón cho trẻ nhỏ. Vì vậy các mẹ nên lựa chọn loại sữa phù hợp, sữa chứa chất xơ sẽ giúp bổ sung chất xơ cho bé. Bên cạnh đó, vẫn nên duy trì bú sữa mẹ bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và chứa các enzym cho quá trình tiêu hóa. 

Sữa công thức không phù hợp có thể khiến trẻ bị táo bón

5. Cho bé sử dụng sữa chua

Mẹ có thể cho bé sử dụng sữa chua cho quá trình tiêu hóa, kích thích ăn ngon ở trẻ, giúp trẻ phát triển đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón. Sữa chua chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Tuy nhiên đối với trẻ mới ăn dặm, không nên cho bé ăn nhiều sữa chua bởi có thể gây tác dụng ngược khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. 

Trên đây là một số biện pháp cải thiện chứng táo bón ở trẻ ăn dặm bị táo bón. Mỗi bé sẽ có một thể chất khác nhau, do đó có thể chế độ phù hợp với từng bé khác nhau. Tuy nhiên công thức trên có thể áp dụng chung cho hầu hết trẻ nhỏ. Các mẹ hãy lưu ý cho thực đơn của bé ăn dặm nhé!

Xem ngay: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì an toàn không tác dụng phụ?

Video liên quan

Chủ Đề