Ví dụ về phương thức biểu đạt hành chính -- công vụ

Phương thức biểu đạt là gì? Có bao nhiêu phương thức biểu đạt trong văn bản và cách phân biệt, đặc trưng của từng phương thức. Đây là một trong những phần kiến thức tiếng Việt quan trọng thường xuất hiện trong phần đọc hiểu văn bản của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn bên cạnh những câu hỏi liên quan đến các phần ngữ pháp.

1. Tự sự

Kể lại một chuỗi các sự việc. Sự viêc này dẫn đến sự việc kia, tạo nên một mạch hoàn chỉnh, không quan tâm đến thái độ và quan điểm của tác giả. Có thể nhận biết phương thức biểu đạt tự sự qua nét đặc trưng sau:

  • Có cốt truyện
  • Có nhân vật tự sự, sự việc
  • Có ngôi kể thích hợp.
  • Rõ tư tưởng, chủ đề.

2. Miêu tả

Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

3. Biểu cảm

Dùng ngôn ngữ để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình về một sự vật, sự việc. Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động [cảm] và muốn bộc lộ [biểu] ra với một hay nhiều người khác.

4. Thuyết minh

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

5. Nghị luận

là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

6. Hành chính – công vụ

Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

Hi vọng với những kiến thức đã chia sẻ qua bài viết. Học sinh có thể nằm vững được các phương thức biểu đạt, đồng thời biết cách phân biệt; vận dụng chúng trong các bài văn hoặc để làm tốt bài thi THPT quốc gia môn Ngữ văn.

Hầu hết các em học sinh luôn cần dùng ít nhất một phương thức biểu đạt khi viết văn. Vậy, nó có khái niệm và đặc điểm như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về kiến thức này. Đồng thời sử dụng hiệu quả trong tập làm văn.

Phương thức biểu đạt tự sự

  1. Tự sự: chung quy là dùng chuỗi sự việc để tường thuật lại một sự kiện nào đó. Qua đó góp phần khắc họa tính cách nhân vật, bày tỏ quan niệm sống,…

Ví dụ: Một hôm đến phiên cô út mang cơm đến cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. [Sọ Dừa]

Ví dụ: Mẹ tôi đi qua đầu xóm tìm thằng An nhưng chẳng thấy đâu. Nó giận dỗi bỏ đi từ chiều hôm qua rồi. Chẳng lẽ chỉ vì chuyện không được ăn no mà nó quyết bỏ nhà đi. Như thế thì hư lắm! Mẹ kiếm một vòng quanh xóm không thấy, ngay cả nhà bạn thân nó cũng không. Đến chiều, mẹ đi ra ngõ sau thì thấy thằng An nằm ngủ ở gốc chuối.

Phương thức biểu đạt miêu tả

  1. Miêu tả: dùng ngôn ngữ giúp người đọc, người nghe hình dung được đặc điểm sự vật, hiện tượng,…

Có thể bạn quan tâm:  Cách làm bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao

 Ví dụ: Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. [Tấm Cám].

Ví dụ: Nhà tôi có một chậu hồng tỉ muội rất đẹp, giống như tên gọi của nó mỗi bông hoa đều nhỏ nhỏ xinh xinh. Hoa tuy nhỏ nhưng mùi hương không hề kém bất kỳ một loại hoa đẹp nào. Từng cánh mỏng dẹt nhưng không dễ bị rách, tách rời. Lá của tỉ muội thoạt nhìn cứ tưởng hình trái tim nhưng nhìn kĩ thì thấy giống hình ngôi sao nhiều cánh.

Phương thức biểu đạt biểu cảm

  1. Biểu cảm: dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết

Ví dụ: Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! [Vội Vàng – Xuân Diệu]

Ví dụ: Ôi! Đau lòng quá tại sao lại bỏ tôi mà đi, những ngày tháng còn lại tôi phải sống thế nào đây. Cố gắng kìm nén cảm xúc để nước mắt không rơi nhưng sao khó quá. Người ơi! Đừng bỏ tôi.

Phương thức biểu đạt thuyết minh

  1. Thuyết minh: cung cấp cho người đọc những thông tin thiết yếu về một sự vật, đồ vật,…

Ví dụ: Trâu thuộc loại động vật có vú, nuôi con bằng sữa mẹ. Thân hình của trâu trông vô cùng vạm vỡ. Lông trâu là lông mao, thường có màu đen. Da trâu rất dày và bóng loáng. [Sưu tầm]

Có thể bạn quan tâm:  Phương thức biểu đạt - căn cứ phân loại văn bản

Ví dụ: Chiếc rổ là vật dụng không thể thiếu trong mọi gia đình. Nó dùng để đựng rau, củ, các loại thức ăn cho khô ráo. Ngoài ra, còn dùng để đi bắt cá, xúc tôm tép… Ở nhà tôi chiếc rổ còn sử dụng làm đồ chơi cho mấy đứa nhỏ. Chúng hay đội lên đầu rồi chạy quanh sân thi ai giữ thăng bằng tốt nhất.

Phương thức biểu đạt nghị luận

  1. Nghị luận: bày tỏ quan điểm, chính kiến của người viết bằng lí lẽ, dẫn chứng,…

Ví dụ: Lịch sử ngày càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân lạo ngày càng phong phú, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. [Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm]

Ví dụ: Cha mẹ nên giáo dục nhân cách cho con từ nhỏ. Bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng, quan trọng hơn cả vấn đề tri thức. Một con người tài năng nhưng nhân phẩm thấp kém, không biết đối nhân xử thế thì cũng “bỏ” đi. Giáo dục đạo đức cần phải uốn nắn, rèn luyện càng sớm càng tốt.

Phương thức biểu đạt hành chính – công vụ

  1. Hành chính – công vụ: phương thức dùng để giao tiếp giữa bộ máy nhà nước với các cơ quan và dân.

Ví dụ: Các quyết định, điều luật, chỉ thị, thông báo…

Cụ thể như: Điều 7

Đảng viên tuổi cao, sức yếu, tự nguyện xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng do chi bộ xem xét, quyết định.

Có thể bạn quan tâm:  Thao tác lập luận chủ chốt trong văn nghị luận

Đọc thêm bài viết các biện pháp tu từ. 

Tham khảo tài liệu các cấp tại đây

Hiểu rõ các phương thức biểu đạt trong văn bản. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học của em. Nếu không hiểu rõ về những khái niệm trên sẽ không biết cách áp dụng làm văn chính xác. Nhận thức được điều đó, mỗi học sinh cần dành thời gian để trau dồi, rèn luyện. Chúc em học tốt!

Hoài Thương ST

Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn. Có 6 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.

    Xác định phương thức biểu đạt trong một văn bản là một trong những yêu cầu thường gặp trong phần đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn.

    Thực ra, trong mỗi văn bản thường sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. Việc vận dụng tổng hợp nhiều phương thức là đòi hỏi của chính cuộc đời, nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, trong một văn bản cụ thể, các phương thức ấy sẽ không có vị trí ngang nhau; tuỳ thuộc vào mục đích cần đạt tới, người viết sẽ xác định phương thức nào là chủ đạo.

Có 6 phương thức biểu đạt, cụ thể như sau:

- Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

Ví dụ:

     “Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”

[Tấm Cám]

- Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

Ví dụ:

     “Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát”

[Trong cơn gió lốc, Khuất Quang Thụy]

- Biểu cảm: là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động [cảm] và muốn bộc lộ [biểu] ra với một hay nhiều người khác. Phương thức biểu cảm là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

Ví dụ: 

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than

[Ca dao]

- Thuyết minh: là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,… những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

Ví dụ:

    “Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…”

[Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000]

- Nghị luận: là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

Ví dụ:

    “Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai”

[Tài liệu hướng dẫn đội viên]

- Hành chính – công vụ: là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lý [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]

Ví dụ: 

      "Điều 5 - Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

       Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề