Vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Ba vị vua cuối cùng của Trung Hoa thuộc triều Mãn Thanh là: Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi.

Nhiều nhà khoa học cho rằng việc không có con nối dõi của cả 3 ông là hậu quả của hôn nhân cận huyết thống. Xét từ góc độ y học hiện đại thì giả thuyết này là hoàn toàn có khả năng và hiện được nhiều người đồng thuận nhất.

Điển hình là hôn nhân của hoàng đế khai quốc Hoàng Thái Cực và con trai của ông là Thuận Trị. Sau khi Hoàng Thái Cực lên ngôi, đổi tên nước thành Đại Thanh, hoàng hậu và các phi tần đều là những người thuộc họ Bắc Nhĩ Tề Cẩm của Mông Cổ, trong đó có ba phi tử luận về vai vế lại là cô và cháu gái của vua. Thuận Trị sau khi kế nghiệp cha cũng đã lấy cả em họ và cháu họ của mình làm thê thiếp.

Vua Đồng Trị từ giã cuộc đời khi mới ở tuổi 20.

Hậu quả của các cuộc hôn phối cận huyết này là số lượng và chất lượng các thế hệ sau ngày càng suy giảm. Hoàng Thái Cực có 15 người vợ, 11 con trai, 14 con gái. Trong số 25 người con thì có tới 5 người không sống qua tuổi 16, tính chung tỷ lệ con cái chết yểu là 20%.

Quảng cáo

Hoàng đế thứ hai là Thuận Trị chết vì bệnh đậu mùa khi chưa tròn 24 tuổi, có 8 hoàng tử và 6 công chúa, tỷ lệ chết yểu là 43%. Hoàng đế thứ ba là Khang Hy thọ 68 tuổi, có 35 người con trai và 20 con gái, nhưng tỷ lệ chết yểu tới 51%. Những đời hoàng đế tiếp theo khả năng sinh sản giảm hơn nhưng không quá nghiêm trọng. Đến đời thứ 6 là Gia Khánh thì tỷ lệ con chết yểu lên tới 57%...

Từ những con số trên, giới sử gia chỉ ra rằng, năng lực sinh dục của các hoàng đế Triều Thanh, tính từ Hoàng Thái Cực càng ngày càng tệ hại, tỷ lệ những hoàng tử và công chúa chết yểu ngày càng tăng. Và cho tới 3 vị vua cuối cùng của triều đại là Đồng Trị, Quang Tự và Tuyên Thống [Phổ Nghi] thì gần như họ không còn khả năng truyền giống nữa dù có đủ thê thiếp và có đời sống sinh hoạt tình dục ngay từ khi bắt đầu trưởng thành.

Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng từ tập tục hôn nhân cận huyết, việc tuyệt tự của ba vị vua này còn phụ thuộc vào chính lối sống của họ. Theo Viện Nghiên cứu Trung y Trung Quốc, cả 3 vị vua này đều mắc những chứng bệnh nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe tình dục và sinh sản.

Vua Quang Tự bị chứng di tinh gần 20 năm.

Quảng cáo

Những thông tin từ y án do chính Quang Tự viết và tự thuật cho thấy thể chất Quang Tự đã bị suy nhược từ nhỏ, lắm bệnh, lại mắc chứng di tinh lâu năm. Vào năm 1907, tức 1 năm trước khi chết, Quang Tự đã tự viết về bệnh của mình như sau: "bị di tinh đã gần 20 năm. Mấy năm trước mỗi tháng di tinh mười mấy lần, gần đây mỗi tháng vài ba lần, thường là không mộng mà tinh tự tiết ra, mùa đông càng nghiêm trọng. Eo lưng thường đau nhức, gặp phong hàn thì buốt đầu, ù tai đã gần 10 năm. Mấy năm gần đây bị ít, không phải là bệnh khỏi mà thận đã hư tổn quá rồi, không còn lực mà tiết nữa”.

Theo nhiều chuyên gia y học, Quang Tự sinh tháng 8/1871, khi viết những dòng trên vừa tròn 36 tuổi, bị di tinh từ khi 15-16 tuổi, mỗi tháng hàng chục lần, bị bệnh nặng như thế thì khó có thể có con nối dõi.

Đối với vua Đồng Trị, theo sử sách ghi lại thì đây là một vị vua "hoang dâm vô độ”. Thích du hý, thích tìm của lạ chốn giang hồ nên ngay từ thời thanh niên trai trẻ, Đồng Trị đã luôn tìm tới lầu xanh để hưởng lạc. Và kết cục cho những lần ăn chơi trác táng đó là ông đã mắc bệnh giang mai. Hậu quả là ông đã phải từ giã cõi đời khi mới ở tuổi 20 và không để lại mụn con nào nối dõi.

Vua Phổ Nghi có đến 5 bà vợ nhưng cũng không có con nối dõi.

Còn Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng trong lịch sử hàng nghìn năm phong kiến Trung Hoa lại bị hành hạ bởi bệnh liệt dương. Tuy có đến 5 bà vợ nhưng vị hoàng đế này cũng không có con nối dõi.

Sử sách Trung Hoa còn ghi lại: “Lúc hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ". "Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Phổ Nghi viết trong hồi ký của mình như vậy.

Ngày nay, theo cách đánh giá của khoa học hiện đại, ngoài việc mắc các chứng bệnh khó nói ra, một nguyên nhân nữa khiến 3 vị vua cuối cùng triều Thanh không thể có con là do mắc phải chứng “Quá bổ hư tính” [Bổ quá phát bệnh].

Giáo sư Lương Tấn, chuyên gia nghiên cứu lịch sử y học của Viện Y học Trung Quốc cho biết: nhằm đảm bảo và tăng cường sức khỏe cho các vị hoàng đế tương lai, ngay từ khi còn nhỏ, hoàng gia đã bắt họ sử dụng đủ các thứ tẩm bổ với liều lượng quá mức bình thường. Cơ thể không những không thể hấp thụ mà còn làm hại đến hoạt động sinh lý bình thường. Thêm vào đó họ lại được "ngự hạnh" các hậu, phi rất sớm. Chính việc tẩm bổ quá mức và phóng dục quá mức đã khiến họ trở thành những người không còn khả năng truyền giống.

[Theo Sức khỏe đời sống, Tân Hoa Xã]

Nếu dùng một từ để miêu tả cuộc đời của vị hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi thì chỉ gói gọn trong 2 từ là "thăng trầm". Ông sinh ra trong gia đình hoàng tộc và được Từ Hi chọn làm người kế vị nhà Thanh từ khi còn nhỏ.

Phổ Nghi cũng là vị vua cuối cùng chứng kiến sự sụp đổ của nhà Thanh. Vốn dĩ ông vẫn có thể sống một cuộc sống thoải mái trong Tử Cấm Thành, nhưng do những biến cố lịch sử, ông buộc phải rời xa Cố cung.

Có thể nói cuộc đời của Phổ Nghi trải qua không ít bất hạnh và truân chuyên. Khi nhắc về ông, bên cạnh những nổi trôi, người ta còn nhắc đến 2 "kỷ lục" chưa từng có ngoại lệ.

Vua Phổ Nghi lên ngôi khi chưa đầy 3 tuổi. Hình ảnh: 163

1. Hoàng đế duy nhất có thê thiếp kiện đòi ly hôn

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, hoàng đế là đấng tối cao và mọi người phải tuân theo mệnh lệnh của ''thiên tử''. Thần thiếp là người gắn bó bên hoàng đế và càng không dám có bất kỳ lời trái ý nào. Nhưng Phổ Nghi lại là một ngoại lệ.

Tổng cộng trong đời, Phổ Nghi đã kết hôn 4 lần trong đời và lấy với 5 người phụ nữ. Cuộc hôn nhân đầu tiên được thực hiện bởi triều đình nhà Thanh với quan niệm tứ đại thê thiếp.

Sau khi Phổ Nghi đến tuổi kết hôn, hoàng gia Mãn Thanh đã chọn một số cô gái đang tuổi ăn học vào cung. Ban đầu, Phổ Nghi đem lòng yêu Văn Tú và muốn phong bà làm hoàng hậu. Nhưng quyết định này bị phản đối vì gia đình bà rất nghèo và ngoại hình của bà cũng không kiều diễm như những người còn lại.

Sau đó Uyển Dung được chọn làm hoàng hậu, Văn Tú được phong làm Thục phi và vào cung trước một ngày.

Giữa Uyển Dung và Văn Tú, Phổ Nghi rõ ràng là có thành kiến với hoàng hậu. Điều này cũng dẫn đến sự rạn nứt của mối quan hệ giữa Văn Tú và Phổ Nghi. Không lâu sau, Văn Tú đòi ly hôn, nhưng lý do không chỉ bởi sự xuất hiện của Uyển Dung.

Sau này khi thời thế thay đổi, Phổ Nghi và thê thiếp bị đuổi ra khỏi cung điện. Để thu phục Phổ Nghi, người Nhật hứa sẽ giúp ông thành lập một quốc gia mới ở Đông Bắc. Sau khi Văn Tú biết được điều này, bà đã thuyết phục ông đừng nghe. Tuy nhiên, lúc này Phổ Nghi bỏ ngoài tai mọi lời khuyên ngăn và làm theo ý mình.

Phổ Nghi và Văn Tú. Hình ảnh: Sohu

Khi Phổ Nghi, Văn Tú và những người khác sống ở Thiên Tân, Văn Tú đã vô tình gặp lại một người quen. Khi người này biết được nỗi bất hạnh của bà liền lập tức khuyên ly hôn.

Văn Tú cũng là người có khí phách và bà kiên quyết chấm dứt mối quan hệ với Phổ Nghi. Do đó, ông trở thành vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có thê thiếp kiện đòi ly hôn [dù lúc đó ông không còn là hoàng đế].

2. Hoàng đế được chôn cất trong nghĩa trang

Ở Trung Quốc cổ đại, cái chết cũng giống như sự sống thứ hai. Vì vậy họ rất chú ý đến chuyện hậu sự. Nhiều hoàng đế bắt đầu xây dựng các lăng mộ hoàng gia ngay từ khi bắt đầu lên ngôi.

Ví dụ, Lăng Tần Thủy Hoàng nổi tiếng được hoàn thành sau 39 năm. Sau khi người Mãn tiến vào vùng đồng bằng Trung tâm, họ cũng xây dựng các lăng mộ phía Đông của triều đại nhà Thanh và lăng mộ phía tây của triều đại nhà Thanh.

Nơi chôn cất của Phổ Nghi. Hình ảnh: Sohu

Thông thường, hoàng đế sẽ được chôn cất trong lăng mộ sau khi mất. Nhưng Phổ Nghi qua đời vào năm 1967 ở độ tuổi 67, và khi đó ông không còn là hoàng đế nữa.

Vì vậy, theo luật và quy định của quốc gia, thi thể của Phổ Nghi đã được hỏa táng và chôn cất tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn. Sau đó, Lý Thục Hiền, người vợ thứ hai của ông, đã chôn cất tro cốt của Phổ Nghi tại Nghĩa trang Hoàng gia Hoa Long, gần Lăng mộ của triều đại nhà Thanh.

Đây là ghi nhận cuối cùng dành cho vị vua cuối cùng của triều nhà Thanh. Dẫu cuối cùng ông không được chôn cất trong lăng tẩm của hoàng gia, nhưng vẫn được phần nào an ủi vì được nằm cạnh bên cạnh mộ phần của tổ tiên.

Sau nhiều năm dâu bể, cuối cùng ông cũng kết thúc cuộc đời đầy sóng gió của mình.

Thuy Anh [Theo Tổ Quốc]

Video liên quan

Chủ Đề