Vì sao ai cập là tặng phẩm của sông nile

Ai Cập [Cộng hòa Ả Rập Ai Cập] là quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ ở Bắc Phi và bán đảo Sinai nằm ở Tây Á. Ai Cập rộng 1.001.448 km2, dân số tính đến năm 2018 là 99,3 triệu người, theoWorldometers. Thủ đô Cairo là thành phố lớn nhất cả nước.

Sông Nile, thường được xem là con sông dài nhất thế giới [6.853km], chảy qua Ai Cập và 10 nước khác ở Bắc Phi như Tanzania, Uganda, Sudan…, đổ về Địa Trung Hải. Vai trò to lớn của dòng sông trong đời sống sinh hoạt và văn hóa Ai Cập khiến đất nước này có biệt danh “món quà của sông Nile”.

Bức ảnh được chụp năm 1915 ở Ai Cập vào mùa lũ. Ảnh:Newsela

Vùng thung lũng màu mỡ của sông Nile do lũ lụt hàng năm tạo nên giúp người dân Ai Cập cổ đại có cuộc sống thịnh vượng và tồn tại đến tận ngày nay. Nếu không có sông Nile, Ai Cập có thể là một vùng đất cằn cỗi, biến thành hoang mạc từ nhiều năm về trước.

Tôn giáo cổ đại của người Ai Cập phát triển dựa trên dòng sông. Một trong những nền văn minh lâu đời nhất của thế giới cũng gắn liền với nó.

TheoGeneral Knowledges, hiện 95% dân số Ai Cập sống dọc theo bờ sông Nile, dù khu vực này chiếm chưa đến một phần 13 toàn bộ lãnh thổ. Việc xây dựng đập nước Aswan giúp điều chỉnh nước lũ, tạo thủy điện và tưới cho hàng nghìn mẫu đất, khiến dòng sông phục vụ hiệu quả hơn.

Câu 2: Nền văn minh Ai Cập cổ đại được ngưỡng mộ bởi nhiều phát minh có giá trị, được sử dụng đến ngày nay. Phát minh nào dưới đây không phải sản phẩm của người Ai Cập?

a. Giấy cói

b. Tóc giả

c. La bàn

Thùy Linh

Sông Nin [Nile] là dòng sông thuộc châu Phi, là sông chính của khu vực Bắc Phi, thường được coi là con sông dài nhất trên thế giới,[1] với chiều dài 6.853 km và đổ nước vào Địa Trung Hải, tuy vậy có một số nguồn khác dẫn nghiên cứu năm 2007 cho rằng sông này chỉ dài thứ hai sau sông Amazon ở Nam Mỹ[2]. Sông Nin được gọi là sông “quốc tế” vì lưu vực của nó bao phủ 11 quốc gia gồm Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập.[3]

>>> Xem thêm: Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ai Cập

Sông Nile có vai trò vô cùng to lớn đối với Ai Cập, có thể tóm gọn vai trò của sông Nile đối với Ai cập bằng những đại ý dưới đây:

– Cung cấp nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất.

– Bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ.

– Huyết mạch giao thông chính nối tất cả các vùng của Ai Cập, cũng như nối Ai Cập với các nước láng giềng

-> Sinh ra nền văn minh sông Nin rực rỡ thời cổ đại.

Sông Nin còn được người Việt phiên âm là Nhĩ Lô như trong sách Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ.

Vai trò của sông Nile đối với sự hình thành và phát triển nền văn minh Ai Cập cổ đại

Sông Nin là dòng sông có ảnh hưởng nhất ở châu Phi, gắn liền với sự hình thành, phát triển và lụi tàn của nhiều vương quốc cổ đại, góp phần tạo dựng nên nền Văn minh sông Nin. Nền văn hoá vật chất và tinh thần của văn minh Ai Cập cổ đại được xây dựng từ khi có người đến sinh sống ven sông Nin.

Các nền văn minh cổ đại phụ thuộc hoàn toàn vào sông Nile để canh tác và vận chuyển. Lưu vực sông là then chốt cho sự phát triển của nền văn minh trong khu vực. Con người định cư dọc theo bờ sông để canh tác cây trồng. Nông nghiệp tại đây phát triển vượt bậc thông qua việc phát minh ra chiếc máy cày đầu tiên. Sản xuất thực phẩm tăng lên cung cấp nhiều thời gian để phát triển trong các lĩnh vực khác như nghệ thuật, điều này làm tăng thêm sự sáng tạo và thúc đẩy nền văn minh.

Vai trò của sông Nin đối với sự hình thành và phát triển nền văn minh Ai Cập cổ đại

Từ hàng ngàn năm, người Ai Cập cổ đại luôn tâm niệm sông Nile là dòng sông của sự sống, không chỉ bởi nó mang tới nguồn sống nuôi dưỡng mảnh đất Ai Cập mà còn bởi những giá trị về văn minh và văn hóa vô cùng lớn.

– Nước sông Nile đã giúp họ chống lại các hiện tượng sói mòn đất, sự xâm lấn của sa mạc và là nguồn nước ngọt chính cho vùng đất khô cằn Ai Cập. Với nguồn nước dồi dào Sông Nile đã tạo nên vùng thung lũng trù phú nhất “lục địa đen”, góp phần trở thành cái nôi tạo ra nền văn minh Ai cập cổ đại rực rỡ mang đến niềm kiêu hãnh cho toàn nhân loại.

– Sau mỗi mùa nước lên, sông Nile để lại trên những cánh ruộng đồng bạt ngàn lớp phù sa vô cùng màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa đen luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu đến bất ngờ.

– Bên cạnh việc cung cấp nước cho cây trồng, sông Nile còn là nguồn cung cấp cá và chim nước, đồng thời là huyết mạch giao thông chính nối tất cả các vùng của Ai Cập, cũng như nối Ai Cập với các nước láng giềng.

>>> Xem thêm: Những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại

Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin“.

——————————————–

[1] “Nile River”. Encyclopædia Britannica.

[2] Amazon Longer Than Nile River, Scientists Say

[3] Oloo, Adams [2007]. “The Quest for Cooperation in the Nile Water Conflicts: A Case for Eritrea” [PDF]. African Sociological Review 11 [1]. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2011.

Các tìm kiếm liên quan đến vai trò của sông nin đối với ai cập, vì sao nói ai cập là tặng phẩm của sông nin, sông nin ai cập, sông amazon, hướng chảy của sông nin, nguồn cung cấp nước chính của sông nin, vì sao ai cập có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, hướng chảy của sông amazon, sông nin trắng, Tại sao nói Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin, Vai trò của sông Nile đối với sự hình thành Ba phát triển nền văn minh Ai Cập cổ đại, Sông Nin đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập cổ đại

Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông Nin là?

Hầu hết nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông Nin là từ nước mưa do sông Nin bắt nguồn từ hồ Vic-to-ri-a ở khu vực Xích đạo nên lưu lượng nước khá lớn, khoảng 80-85% lưu lượng lệ thuộc vào vũ lượng. Mùa mưa ăn khớp với mùa hè khi nhiều trận mưa rào trút xuống, góp nước cho sông Nin.

Sông Nin chảy qua bao nhiêu nước?

Sông Nin được gọi là sông “quốc tế” vì sông Nin chảy qua 11 nước [quốc gia] gồm: Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi, Congo, Kenya, Ethiopia, Eritrea, Nam Sudan, Sudan và Ai Cập với tổng chiều dài 6.650 km.

Ai cập cổ đại, Văn minh Ai Cập, 8368

Câu hỏi: Tại sao nói Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin?

Trả lời:

Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Vậy chi tiết về câu trả lời này như thế nào? Hãy cùng Top lời giải tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

I. Địa lí và dân cư Ai Cập cổ đại

1. Điều kiện tự nhiên

Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, ở vùng đông bắc châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin. Sông Nin, bắt nguồn từ vùng xích đạo châu Phi, là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, dài 6497 km, với bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài khoảng 7000 km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp chỉ rộng khoảng 15 – 25 km, ở phía bắc có nơi rộng đến 50 km vì ở đây sông Nin chia làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, cây papyrus... sinh sôi nảy nở quanh năm. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, quần thể động vật đồng bằng và sa mạc rất phong phú và đa dạng, gồm có trâu bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã, cá sấu, voi, hổ, báo, chim và cả các loài thuỷ sản. Bên cạnh đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não...; kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào.

Về mặtđịa hình, Ai Cập là mộtđất nước tươngđối bịđóng kín, phía Bắc làĐịa Trung Hải, phíaĐông giáp biểnĐỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi, nơi giápấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, chỉ cóởĐông Bắc, vùng kênhđào Xuyê sau này, người Ai Cập mới có thể qua lại với vùng TâyÁ. Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nin từ Nam lên Bắc. Miền Thượng Ai Cậpở miền Nam là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập nằmở nằmở miền Bắc là mộtđồng bằng hình tam giác. Hơn 90% đấtđai của Ai Cập là sa mạc. Phần lớn cư dân Ai cập sốngở châu thổ sông Nin. Khí hậu mùađông ôn hoà, mùa hạ nóng và khô. Vùng ven biển Alêchxanđơria có lượng mưa lớn nhất: 200mm. Vùng cạnh biểnĐỏ hầu như không có mưa. Nhiệtđộ trung bình tháng giêng ở miền bắc là 12độ, miền nam là 15– 16độ; tháng bảy từ 25– 26độ và 30– 34độ.

Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một biển trung gian - Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Đó là vị trí thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu với các châu lục khác. Nhờ đó, các hoạt đông trao đổi thương mại, kinh tế, văn hoá... rất phát triển và luôn được cải thiện.

2. Con người

Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập, nhưng thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới. Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ. Những tài liệukhoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi lại săn bắn trên lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và theo nghề trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Về sau chỉ có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamit và thổ dân ở đây đã đồng hoá với nhau, hình thành ra một bộ tộc mới, chính là người Ai Cập. Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit. Người Ai Cập chỉ có một ngôn ngữ chính là tiếng Arập. Cấu trúc làng theo chiều dọc. Các thành viên trong xã hội không được bình đẳng. Thức ăn của họ là lúa mì, lúa mạch, đậu, trái cây : táo, quả hạnh, quả đấu là thức ăn phụ; thịt gia súc, thịt thú hoang : hươu, lợn, lừa rừng, các loại sữa, trứng và thuỷ sản. Người Ai Cập ưa phục tùng, thích ra lệnh. Họ cần cù chăm chỉ. Sống bên cạnh sa mạc và sông Nin nên họ có tính cách chịu đựng, kiên nhẫn, dũng cảm, liều lĩnh. Họ là những người tháo vát và lanh lợi.

II. Vai trò của sông Nin đối với Ai Cập

Sông Nile có vai trò vô cùng to lớn đối với Ai Cập, có thể tóm gọn vai trò của sông Nile đối với Ai cập bằng những đại ý dưới đây:

– Cung cấp nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất.

– Bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ.

– Huyết mạch giao thông chính nối tất cả các vùng của Ai Cập, cũng như nối Ai Cập với các nước láng giềng

→Sinh ra nền văn minh sông Nin rực rỡ thời cổ đại.

Video liên quan

Chủ Đề