Vì sao chó nôn

Chó bị nôn – điều trị tại nhà như thế nào?

5 bước chăm sóc và điều trị chó nôn tại nhà tình trạng nhẹ

Nếu chó của bạn đã trưởng thành và đang khỏe mạnh nhưng mới chỉ nôn mửa vài lần thì nên chăm sóc chó theo 5 bước dưới đây để giúp chó hồi phục tại nhà:

Bước 1: Giữ vệ sinh nước uống và không cho chó uống nhưng loại nước lạ như: nước dùng [nước lèo], Pedialyte, Gatorade, v.v…

Bước 2: Tạm ngưng cho chó ăn thêm trong khoảng 12 đến 24 giờ tới.

Bước 3: Khi thấy chó ngừng nôn mửa trong khoảng 6 giờ, bạn có thể cho chó ăn một ít thức ăn dạng ướt dễ tiêu hóa hoặc nếu cho ăn thịt thì tránh xương và da.

Bước 4: Nếu chó của bạn không chịu ăn nghĩa là cơ thể chúng đang mệt và cần nghỉ ngơi hồi sức, đừng cố ép nó mà hãy chờ một vài giờ sau.

Bước 5: Nếu chó chưa thể bình phục trong khoảng 24 đến 48 giờ nghĩa là tình trạng đang ngày một tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ thú y để họ có cách giải quyết triệt để.

Tìm hiểu về thức ăn cho chó

Tự chẩn đoán tình trạng sức khỏe của chó

Đầu tiên, khi nuôi chó đủ lâu bạn sẽ phát hiện ra một điều rằng chó nôn ói khá thường xuyên. Đôi khi đó là hệ quả của sự tham ăn bừa bãi dẫn đến khó tiêu.

Chủ vật cưng không cần phải vội vàng mang chó đến bác sĩ thú y mỗi khi chó nôn mữa. Nhiều trường hợp có thể dễ dàng điều trị tại nhà với chế độ ăn uống hợp lý và dinh dưỡng. Cho chó ăn gì và thời điểm nào cho ăn chính là bí quyết giúp chó vượt qua mọi bệnh tật.

>>Thực phẩm nào nguy hiểm cho chó

Khi một con chó bị nôn mửa, hơn ai hết bạn cần nắm rõ tình trạng nặng nhẹ như thế nào. Xem xét thấy chó có một số biểu hiện nào dưới đây, hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y để điều trị kịp thời:

- Chó còn rất nhỏ, chó quá già hoặc trước đó gặp vấn đề về sức khỏe đường ruột.

- Chó bị đau hoặc tỏ ra buồn chán, đờ đẫn

- Chó nôn ra máu hoặc thức ăn đã tiêu hóa một phần có màu đỏ hoặc màu cà phê.

- Chó cố nôn nhưng chỉ ra nước bọt hoặc dịch vàng

- Chó nôn và đi ngoài tiêu chảy

- Chó nôn mạnh xối xả

- Chất dịch nôn ra màu xanh lục tươi

Trường hợp đặc biệt

Một số chú chó bị nôn mửa kinh niên. Nói cách khác, chúng nôn mửa vài lần một tuần hoặc thậm chí thường xuyên hơn nhưng dù cho điều đó trông có vẻ khá bình thường [không giảm cân, tiêu chảy, v.v...] thì trong những trường hợp này, chủ vật nuôi có hai lựa chọn sau:

Thứ nhất, nếu chó chỉ nôn ói vào buổi sáng trước khi ăn với một cái bao tử trống không nghĩa là chó đang gặp vấn đề về mật. Cách tốt nhất để xử lý là cho chó ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít, thức ăn cần phải dễ tiêu hóa và đầy đủ dinh dưỡng cân bằng.

Thứ hai, một số chú chó không thể dung nạp hoặc dị ứng với một vài loại đồ ăn cho chó, chủ vật nuôi hãy thử chuyển sang sử dụng thức ăn giảm dị ứng cho chó sẽ thấy rõ hiệu quả. Ngoài ra còn có thể sử dụng thức ăn tự chế biến dưới sự giám sát nguyên liệu của bác sĩ thú y.

Dù hiếm, nhưng khi tình trạng nôn mửa không cho thấy sự cải thiện rõ rệt khi được điều trị tại nhà theo những hướng dẫn trên, bạn hãy quan sát kỹ và báo với bác sĩ thú y toàn bộ quá trình một cách chi tiết vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh về đường ruột.

Dr. Jennifer Coates

-------------------------------------------------------------------

Bài viết: CHÓ BỊ NÔN - ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ NHƯ THẾ NÀO?

Nguồn: PetMD

Biên soạn: www.cityzoo.vn - nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Chó cũng có thể ợ và đẩy thức ăn không tiêu hóa được ra ngoài mà không có lực tác động ở bụng cũng như bất kỳ dấu hiệu bệnh nghiêm trọng nào. Khi ợ, chó chỉ cần đưa thức ăn lên cao và dựa vào trọng lực để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Tuy nhiên, trong trường hợp nôn mửa khẩn cấp [nôn mửa cấp tính], chó có thể tống tất cả những thứ trong dạ dày ra ngoài do co cơ bụng. Bạn có thể thấy chó gập cong người lại để nôn và nôn ra mùi hôi khó chịu.

Ợ thường là dấu hiệu bệnh thực quản hoặc vấn đề tiêu hóa ở giai đoạn đầu. Ví dụ, nếu ăn quá nhiều và quá nhanh, thức ăn chó ợ ra thường chưa được tiêu hóa và còn nguyên hình dạng.

Nếu bị ợ thường xuyên, chó có thể đang mắc một bệnh lâu ngày nào đó, vì thế, bạn hãy đặt thức ăn chó lên cao trên ghế và đưa chó đi khám bác sĩ thú y.

2. Cân nhắc nguyên nhân gây nôn

Bạn nên chú ý đến chế độ ăn, hành vi, cảm xúc và điều kiện môi trường gần đây của chó để xác định nguyên nhân gây nôn. Ví dụ, bạn có thể nhớ lại chuyến đi dạo gần nhất để xác định liệu chó có ăn phải xác thối hay thức ăn hư hỏng nào không. Nôn mửa có thể là triệu chứng phổ biến của "ruột rác", tức là chó ăn phải thứ hư hỏng và không lành mạnh, khiến cơ thể chó buốc phải tống những thứ đó ra ngoài. Tuy nhiên, nôn mửa ở chó còn là do nhiều nguyên nhân nghiêm trọng khác như:

  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Ký sinh trùng đường ruột [giun sán]
  • Táo bón nặng
  • Suy thận cấp tính
  • Suy gan cấp tính
  • Viêm đại tràng
  • Bệnh Parvo [viêm ruột-dạ dày]
  • Viêm túi mật
  • Viêm tụy
  • Ăn phải chất độc
  • Sốc nhiệt
  • Nhiễm trùng tử cung
  • Phản ứng thuốc
  • Ung thư

3. Đánh giá tần suất nôn

Nếu chó nôn một lần duy nhất, ăn bình thường và nhu động ruột bình thường thì hiện tượng nôn đơn thuần chỉ là một sự cố mà thôi [không do bất kỳ nguyên nhân nào khác]. Nếu chó nôn nhiều lần trong ngày hoặc kéo dài hơn một ngày, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay.

Chó nôn mửa liên tục và lặp đi lặp lại cần được kiểm tra tổng quát ở phòng khám thú y. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán bệnh bằng một loạt các xét nghiệm như chụp X-quang, phân tích mẫu máu, xét nghiệm phân, phân tích nước tiểu, siêu âm và/hoặc chụp hình quang tuyến.

4. Kiểm tra bã nôn để xác định nguyên nhân

Bạn nên quan sát bã nôn để tìm xem có giấy bọc, mẫu túi nhựa vụn, mảnh xương [bạn không nên cho chó ăn xương thật vì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nôn mửa] lẫn bên trong hay không.[19] Nếu thấy máu trong bã nôn, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay vì chó có nguy cơ mất máu nhanh, nghiêm trọng và chết.

Nếu không có vật lạ trong bã nôn, bạn có thể nhìn hình dạng và đặc tính của bã nôn. Xác định xem bã nôn giống thức ăn chưa tiêu hóa hay là có dạng lỏng. Bạn nên ghi lại những gì quan sát được để báo với bác sĩ thú y khi chó tiếp tục nôn. Bác sĩ thú y có thể chẩn đoán nếu được bạn cung cấp hình ảnh hoặc mẫu nôn.[20] Hình ảnh có thể giúp bác sĩ thú y định lượng bã nôn và tìm đúng cách điều trị.

5. Chăm sóc chó khi nôn mửa

Tránh cho chó ăn trong vòng 12 tiếng. Nôn mửa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và khiến chó nôn nhiều hơn nếu được ăn ngay sau đó. Dạ dày cần có thời gian để nghỉ ngơi, và điều này còn giúp bạn xác định nguyên nhân gây nôn có phải là do thực phẩm hay không. Bạn nên tránh cho chó ăn, dù chó tỏ ra đói vô cùng. Nhịn ăn còn là cơ hội để chó loại bỏ bất kỳ thứ gì gây nôn.

Cho chó uống nước. Cứ cách 1 tiếng, cho chó uống 1 thìa cà phê nước/0,5 kg cân nặng một lần. Bạn nên tiếp tục cho chó uống theo cách này suốt cả ngày lẫn đêm cho đến khi chó uống được nước như bình thường. Uống quá nhiều nước sau khi nôn có thể khiến chó nôn trở lại. Mặt khác, chó có thể bị mất nước nếu không được uống nước. Bạn nên đưa chó đi khám thú y nếu chó thậm chí còn không thể uống được một lượng nhỏ nước như trên.

Sau 12 tiếng, bạn có thể bắt đầu cho chó ăn 2-3 thìa cà phê thực phẩm ít chất béo và dễ tiêu. Thịt nạc như thịt gà không xương và bánh hamburger sẽ cung cấp cho chó lượng protein cần thiết. Trong khi đó, khoai tây luộc, phô mai tươi ít béo và cơm đã nấu chín có thể bù đắp đầy đủ lượng cacbon-hydtrat theo nhu cầu của chó. Bạn có thể trộn 1 phần thịt nạc với 5 phần cacbon-hydtrat. Bạn nên đảm bảo cho chó ăn thực phẩm nấu chín kỹ, không béo và không gia vị để chó dễ tiêu thay vì cho chó ăn thực phẩm thông thường

Sau ngày đầu cho chó ăn nhạt, bạn có thể trộn thực phẩm nhạt với một ít thực phẩm thông thường cho một bữa ăn. Ví dụ: bắt đầu trộn theo tỷ lệ 50/50 cho một bữa ăn, sau đó tăng dần lên 3/4 thực phẩm thông thường với 1/4 thực phẩm nhạt. Bạn có thể cho chó ăn lại bình thường sau đó nếu chó không còn nôn nữa. Luôn nhớ thực hiện theo lời khyên của bác sĩ thú y và đưa chó đi tái khám nếu cần thiết.

Nguồn: Wikihow.vn

Video liên quan

Chủ Đề