Vì sao bà bầu bị chuột rút

Đang mang thai tháng thứ 7, đêm nào Linh (Hà Nội) cũng bị chuột rút đau đến chảy nước mắt. Có đêm, Linh bị đến vài lần, mỗi lần kéo dài 10 phút khiến ông xã cũng mất ngủ theo vì bị vợ dựng dậy. Cũng như Linh, rất nhiều chị em phải trải qua cảm giác bị đau do chuột rút, nhất là vào ban đêm trong thời kỳ bầu bí. 

Theo bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động thì đây là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ có thai, nhất là vào quý 2, 3 của thai kỳ. Thường, khi phải di chuyển nhiều (như chơi thể thao) hay đứng lâu một ở tư thế nào đó có thể khiến các cơ bắp mệt mỏi đến mức chúng ta cảm thấy đau, được gọi là chuột rút (hay vọp bẻ). Với các bà bầu, khi tăng thêm trọng lượng lên các cơ bắp ở chân thường dẫn đến chứng chuột rút khi đêm về.

Theo bác sĩ Dung, đa số các bà bầu bị hiện tượng này là do thiếu can xi. "Lúc có thai, nhu cầu canxi của phụ nữ cao hơn nhiều bởi ngoài cung cấp cho cơ thể còn phải nuôi thai nhi. Và nếu không được cung cấp đủ, cơ thể mẹ sẽ theo một cơ chế tự rút xương, tủy từ mình để tập hợp cho con, khiến chị em càng thiếu trầm trọng canxi", bà Dung giải thích. Để khắc phục hiện tượng này, theo bác sĩ, ngay khi bị chuột rút, bạn có thể duỗi chân, xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân cũng như các cơ bắp bị co rút. Bạn cũng có thể lấy một chai nước nóng chườm lên chỗ đau hay cố gắng đi lại vài bước. Nếu mẹ thiếu canxi quá nhiều khi bầu bí có thể ảnh hưởng đến em bé: Bé sinh ra có thể bị còng chân, xương ngực dô ra, còi xương, suy dinh dưỡng...

Bởi vậy, khi bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung can xi. Để phòng ngừa, bạn nên tập co duỗi chân trước khi đi ngủ, đặt chân lên gối, ban ngày tránh đứng lâu hay ngồi vắt chân. Nhưng quan trọng nhất và về lâu dài, bạn cần bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày, và tốt nhất là từ khi còn chưa bầu bí. Ưu tiên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, ếch và các sản phẩm sữa, phomai...

VƯƠNG LINH
Theo VNE

Bà bầu bị chuột rút là triệu chứng phổ biến trong thời kỳ mang thai. Chuột rút không những khiến bà bầu mệt mỏi khó chịu mà còn ảnh hưởng tới giấc ngủ, tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Thế nhưng, có rất nhiều biện pháp giảm chuột rút hiệu quả mà bà bầu vẫn chưa hay biết. 

Chuột rút là một triệu chứng liên quan đến bệnh lý về cơ, có thể gặp ở người bình thường, còn ở phụ nữ mang thai, nguy cơ chuột rút tăng lên nhiều lần. Chuột rút ở bà bầu có thể do nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Trọng lượng cơ thể tăng lên làm tăng áp lực đến các cơ ở chân gây nên hiện tượng chuột rút. Các bác sĩ đã chứng minh nguy cơ bà bầu bị chuột rút tăng lên vào ban đêm, mùa lạnh và đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kì.

Vì sao bà bầu bị chuột rút

Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc magie có thể khiến mẹ bầu bị chuột rút bắp chân. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp sản phụ khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.

Khi bạn mang thai, thai nhi cần có canxi để xương và răng chắc khỏe, phát triển tim, hoàn thiện dây thần kinh, giúp cơ bắp khỏe mạnh, điều hòa nhịp tim… Nếu không bổ sung canxi cho cơ thể đủ lượng cần thiết, em bé sẽ lấy canxi từ xương bạn dẫn đến sức khỏe của bạn sau này sẽ yếu đi.

Tuy nhiên, nếu bạn đã uống đủ canxi cho bà bầu thì đây không hẳn là nguyên nhân gây chuột rút bắp chân ở bà bầu. Một nghiên cứu năm 2015 khảo sát 390 phụ nữ mang thai cho thấy việc bổ sung canxi hoặc magie tạo ra rất ít sự khác biệt về chứng chuột rút bắp chân.

3. Bà bầu bị chuột rút bắp chân do mất nước

Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm, điều này có nghĩa là cơ thể bạn bị thiếu nước. Ngoài ra, một số dấu hiệu bạn bị mất nước khác như môi bong tróc, da thô ráp, hôi miệng, thèm đồ ngọt, đau đầu, chuột rút bắp chân cũng dễ dàng bắt gặp…

Khi bị mất nước, cơ thể bạn không thể tự làm mát như bình thường. Thân nhiệt càng nóng thì càng dễ bị chuột rút do hiệu ứng nhiệt trên cơ bắp. Khi các cơ làm việc nhiều hơn và sản sinh nhiều nhiệt lượng hơn thì càng dễ xảy ra tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân.

Hiện tượng bốc hỏa khi mang thai do mẹ bầu cần nhiều năng lượng cho thai nhi phát triển cũng khiến cơ thể dễ bị mất nước. Ngoài ra, một số mẹ bầu làm việc hay sinh sống trong môi trường nóng cũng có thân nhiệt tăng cao.

4. Thói quen ngồi nhiều

Vì sao bà bầu bị chuột rút

Bạn cảm thấy mệt mỗi khi vận động nên chỉ thích ngồi yên một chỗ? Thói quen ngồi nhiều do cơ thể nặng nề hoặc công việc văn phòng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân đấy!

Trạng thái ngồi một chỗ có thể khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm hơn, đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu DVT. Chưa kể, mẹ bầu cũng rất dễ bị tăng cân nếu lười vận động. Đây đều là những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến chuột rút bắp chân.