Vì sao be chậm tăng cân

Bé chậm tăng cân, còi cọc, xương kém phát triển là vấn đề thường gặp ở trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về khả năng phát triển của các bé. Cha mẹ cần biết được nguyên nhân chính xác khiến con không tăng cân để có các biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.

Bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé chậm tăng cân chiếm đến hơn 90% trường hợp nằm ở lượng calo nạp vào cơ thể không đủ. Một bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng: Chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Điều này xảy ra khi bé lười ăn, biếng ăn còn cha mẹ lại chưa thực sự chú trọng đến chất lượng bữa ăn và chưa có hiểu biết về chế độ dinh dưỡng đầy đủ của bé. Vì thế, dù hệ tiêu hoá của trẻ có khoẻ mạnh tới mấy thì trẻ vẫn chậm tăng cân do thiếu hụt các khoáng chất cần thiết.

Mẹ nên chú trọng đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng, thay đổi phong phú thực đơn hàng ngày, chế biến thực phẩm theo nhiều hình thức đa dạng hơn.

Mẹ có thể sử dụng các hình thức hấp dẫn thị giác của bé như tạo hình trang trí hình các con vật ngộ nghĩnh bằng rau củ có màu sắc đẹp mắt để kích thích vị giác của trẻ.

Sữa mẹ không đủ

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của trẻ trong giai đoạn 6-8 tuần sau sinh. Vì thế, mẹ rơi vào tình trạng ít sữa hoặc mất sữa sau sinh là nguyên nhân thường gặp khiến bé chậm tăng cân.

Mẹ nên sử dụng máy hút sữa để duy trì nguồn sữa mẹ cho bé. Phương pháp máy hút sữa này giúp kích thích bài tiết prolactin, hoóc môn sản xuất sữa giúp gia tăng cơ hội trẻ nhận đủ sữa mẹ. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn phương pháp khắc phục bệnh lý phù hợp nhé.

Mẹ cho bé bú không đúng cách

Bé chậm tăng cân còn có thể do việc mẹ cho bé bú không đúng cách. Khi bị cho bú sai cách, cơ thể bé sẽ không nhận đủ lượng dinh dưỡng từ sữa vào dẫn đến tình trạng bé nhanh bị đói và chậm lớn, thiếu cân.

Trong vòng 6 - 8 tuần đầu sau sinh, mẹ nên cho bé bú đều đặn từ 2 - 3 tiếng mỗi ngày để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết. Các mẹ cần tuân thủ các hướng dẫn về kỹ thuật cho con bú, chú ý tư thế bế và các thao tác giúp bé ngậm bắt vú. Ngoài ra, các mẹ cần quan sát phản ứng của bé nhiều hơn, nếu bé vẫn muốn bú thêm thì nên đáp ứng nhu cầu của bé.

>>> Các loại sữa tăng cân cho bé

Bé gặp vấn đề hệ tiêu hoá

Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non sơ, chưa được hoàn thiện. Trẻ chậm tăng cân có thể vì trẻ không hấp thụ được những thức ăn bị nấu quá cứng hoặc quá nát khiến hệ tiêu hoá của bé không kịp làm việc. Nếu không được tiêu hoá hết, thức ăn sẽ tồn đọng lại bên trong đại tràng, ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Bên cạnh đó, một chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng [thừa thịt, thiếu chất xơ và ngược lại] cũng là tác nhân làm bé chậm tăng cân.

Cho bé ăn thực phẩm dinh dưỡng nấu sẵn

Cuộc sống công việc bận rộn khiến nhiều cha mẹ không có thời gian nấu ăn cho con và ít quan tâm đến mặt phát triển dinh dưỡng của con. Các mẹ thường lựa chọn giải pháp mua cháo, bột dinh dưỡng từ các hàng quán chuyên bên ngoài, tận dụng ưu điểm vừa nhanh, vừa tiện lại mà vẫn ngon.

Tuy nhiên sự tiện lợi này về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến bé vì chúng ta không thể kiểm soát được vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các công đoạn chế biến, nấu ăn hay kể cả các nguyên liệu, gia vị, chất phụ gia, ...

Chính vì thế, cha mẹ hãy cố gắng dành thời gian tự chế biến thức ăn cho bé mỗi ngày. Đây là cách an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cải thiện vấn đề trẻ chậm tăng cân.

Pha sữa không đúng cách

Pha sữa quá đặc hay quá loãng đều là lý do khiến trẻ chậm tăng cân, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và còn có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Nhiều cha mẹ có quan niệm nếu uống sữa đặc hơn so với liều lượng mà nhà sản xuất khuyên dùng thì trẻ sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhanh tăng cân và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm và rất hại cho sức khỏe của trẻ.

Sữa quá đặc khiến niêm mạc ruột của trẻ bị tổn thương, gây viêm ruột và có thể dẫn đến hoại tử ruột. Bên cạnh đó, mẹ pha sữa bột quá loãng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, gây còi cọc và chậm lớn thậm chí gây ra tình trạng ngộ độc nước.

>>> Các loại nước tốt nhất để pha sữa cho bé

Chính vì vậy, việc pha sữa theo đúng hướng dẫn sử dụng in trên nhãn là rất quan trọng bởi các nhà sản xuất đã nghiên cứu rất kỹ về chế độ dinh dưỡng của trẻ. Để khắc phục tình trạng bé chậm tăng cân, mẹ không nên pha sữa quá loãng hay quá đặc. Ngoài ra không nên pha trộn bất cứ loại thực phẩm nào khác vào sữa của con, đặc biệt là các thực phẩm chức năng.

Từ khoá nổi bật: bé chậm tăng cân, trẻ chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân là vấn đề được nhiều ba mẹ quan tâm hiện nay. Trên thực tế, một số trẻ sơ sinh tăng cân chậm hoặc trẻ sơ sinh không tăng cân nhưng vẫn khỏe mạnh thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trường hợp trẻ chậm tăng cân và có biểu hiện chậm phát triển thì cần được điều trị chuyên khoa.

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Bác sĩ Dinh dưỡng Nutrihome.

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân tuy không hiếm gặp nhưng ba mẹ không nên chủ quan

Để xác định được trẻ sơ sinh chậm tăng cân hay không? Trước hết bố mẹ cần hiểu rõ trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có hiện tượng sụt cân trong tuần đầu tiên khi chào đời. Đây là hiện tượng sinh lí bình thường ở trẻ sơ sinh nên các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng nếu con mình gặp tình trạng này. Sau đó khi bước sang tuần 2 – 3, cân nặng của trẻ 1 tháng tuổi sẽ lại tăng đều và có sự phát triển một cách vượt bậc so với lúc mới sinh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], tiêu chuẩn tăng cân ở trẻ sơ sinh được  giá thông qua các tiêu chí sau:

  • Cân nặng của trẻ sơ sinh thường giảm từ 5 -10% trong tuần đầu tiên và nhanh chóng tăng đều trở lại trong những tuần sau đó.
  • Bé sơ sinh có thể tăng từ 1 – 1.2kg/tháng trong 3 tháng đầu. Càng về sau, cân nặng của bé sẽ càng tăng chậm, khoảng 600gr mỗi tháng trong giai đoạn bé từ 4-6 tháng tuổi và khoảng 300 – 400gr trong giai đoạn sau đó.
  • Trong vòng 12 tháng, chiều dài của trẻ có thể tăng 1.5 lần và chu vi vòng đầu tăng 11cm.

Tuy nhiên, tốc độ tăng cân của trẻ sơ sinh thông qua những tiêu chuẩn trên sẽ không thể giống nhau hoàn toàn bởi mỗi bé sẽ có một nhịp độ phát triển khác nhau. Bởi vậy cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình có tốc độ phát triển khác với những bé khác.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân, tăng cân ít thậm chí không tăng cân trong thời gian dài thường là do:

Trẻ sơ sinh lười bú chậm tăng cânCha mẹ không hiểu nhu cầu ăn uống phù hợp cho con mình. Cơ thể trẻ sơ sinh cần rất nhiều năng lượng để tăng trưởng và hoạt động nên nhu cầu bú của bé rất cao, khoảng 8-12 cữ/ngày. Nếu vì một lí do nào đó mẹ không cho con bú đủ số lần cần thiết thì dễ khiến bé chậm tăng cân.

Việc bú sai tư thế, ngậm vú không đúng cách hay phản xạ bú yếu khiến trẻ không mút đủ lực để hút sữa vào miệng. Điều này khiến bé không lấy đủ sữa từ bầu ngực của mẹ, dẫn đến không đủ dinh dưỡng để tăng cân.

Trẻ ngậm ti mẹ không đúng cách có thể là nguyên nhân thường gặp khiến bé sơ sinh chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể vì lý do thời gian bú của trẻ không hợp lý. Trẻ sơ sinh bú khoảng 8-12 lần/ngày và khoảng cách giữa các cữ bú là từ 2-3 giờ, mỗi lần bú thường kéo dài khoảng 20 phút. Như vậy, nếu các cữ bú quá gần nhau hoặc cách nhau quá lâu,thời gian bú quá ngắn thì khả năng bú của bé sẽ kém hơn, dẫn đến cơ thể không nhận đủ lượng sữa để tăng cân đúng chuẩn.

Mẹ ít sữa không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh dẫn đến con bị chậm tăng cân và có nguy cơ phát triển chậm hơn so với trẻ cùng tháng tuổi. Mẹ bị trầm cảm sau sinh, mẹ căng thẳng, mắc bệnh lý, lười cho con bú, thể trạng yếu, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thường xuyên mất ngủ… làm giảm số lượng sữa, dẫn đến không đủ sữa để cung cấp cho con. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể do mẹ không cho bé bú đủ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn đa dạng các chất dinh dưỡng thiết yếu nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Song, vì nhiều lý do chẳng hạn như chế độ ăn uống nghèo nàn, mất cân bằng hoặc do bệnh tật mà sữa mẹ không cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Khi nguồn sữa mẹ kém chất lượng sẽ dẫn đến trẻ sơ sinh chậm tăng cân do thiếu hụt dinh dưỡng.

Thói quen tắm cho trẻ sơ sinh sau khi vừa bú xong gây hại cho hệ tiêu hóa, khiến trẻ khó hấp thu dinh dưỡng để tăng cân. Bởi vì, tắm gội khi bụng no dễ khiến trẻ bị trớ, sặc, trào ngược dạ dày thực quản và không giữ được sữa trong dạ dày. Nghiêm trọng hơn, việc này còn có thể gây thiếu dưỡng khí lên não, làm chết não, cực kỳ nguy hiểm cho bé.

Việc cho bé tắm ngay sau khi vừa bú no rất hại cho tiêu hóa của trẻ là một trong số các nguyên nhân trẻ sơ sinh không tăng cân

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào. Tuy nhiên, nhìn chung trẻ sinh non có nguy cơ chậm hoặc khó tăng cân cao hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Nguyên nhân xuất phát từ việc bú mẹ thường khó khăn hơn đối với trẻ sinh non. Bởi các cơ mà bé sử dụng để bú và mút chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, vòm miệng của bé lúc này cũng có thể nhỏ hơn nhiều so với đầu vú mẹ nên việc bắt, ngậm vú rất khó khăn. Tất cả những điều này đều dẫn đến việc trẻ bú kém, không nhận đủ lượng dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển. Thêm một yếu tố nữa là trẻ sinh non thường có hệ tiêu hóa yếu, dẫn đến việc hấp thu dinh dưỡng kém nên càng khó tăng cân hoặc tốc độ phát triển chậm hơn. Hậu quả là khiến trẻ sơ sinh tăng cân chậm hay thậm chí là trẻ sơ sinh không tăng cân

Một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh không tăng cân là do trẻ sinh non

Các vấn đề về tiêu hóa có thể khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy mãn tính, bệnh gan mạn tính, bệnh celiac [không dung nạp gluten], không dung nạp Lactose có thể khiến trẻ khó hấp thu đủ chất dinh dưỡng và calo để tăng cân.

Trẻ sứt môi, hở hàm ếch, nẻ môi, lở mép, nhiệt miệng, tưa lưỡi, viêm họng… đều khó ngậm, nuốt dẫn đến bú kém, khó tăng cân.

Bé mắc bệnh tim, phổi, nội tiết hoặc các vấn đề về gen, chẳng hạn như hội chứng Down đều hấp thu dinh dưỡng kém, dẫn đến chậm tăng cân.

Mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân phổ biến sau đây để nhận biết sớm tình trạng này ở bé nhà mình. Các dấu hiệu bao gồm:

Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh từ 0-1 tháng tuổi là 3,2-4,2kg. Nếu trẻ có cân nặng dưới mức này thì đây là dấu hiệu bé sơ sinh tăng cân chậm hoặc không tăng cân.

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của trẻ 0 -12 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bú 8-12 lần/ngày với khoảng cách giữa các lần bú trung bình khoảng 2-3 giờ. Giai đoạn này mỗi cữ bú của bé kéo dài khoảng 20 phút, lượng sữa bé ăn khoảng 45 – 88ml. Nếu việc bú mẹ có các chỉ số thấp hơn các con số này thì được coi là bé bú ít và đây là một trong các dấu hiệu của trẻ sơ sinh không tăng cân.

Bé sơ sinh thường khóc khi đói hoặc bị thức giấc giữa chừng là bình thường. Song nếu trẻ có các biểu hiện khóc nhiều, khóc dai dẳng dẫn đến thiếu ngủ, bú kém thì có thể bé đang gặp vấn đề về sức khỏe. Đây cũng là dấu hiệu bé sơ sinh tăng cân chậm mà mẹ cần lưu ý.

Tăng cân là một trong nhiều biểu hiện cho thấy trẻ đang bú mẹ có sức khỏe tốt. Đôi khi, bé sơ sinh chậm tăng cân nhưng lại hoàn toàn khỏe mạnh thì mô hình tăng trưởng này đơn giản là do đặc thù cơ địa riêng của bé. Tuy nhiên, trường hợp nếu bé không tăng cân theo một số mô hình nhất định và kèm theo các dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân trên thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán tình trạng sức khỏe cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé.

Bé sơ sinh tăng cân chậm kéo dài có thể dẫn đến sự chậm phát triển vĩnh viễn về tinh thần, cảm xúc và thể chất.

Tăng cân là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy sức khỏe tốt của trẻ đang bú mẹ. Đôi khi, bé sơ sinh chậm tăng cân nhưng lại hoàn toàn khỏe mạnh, bé đơn giản chỉ là tăng cân chậm bởi vì đó là mô hình tăng trưởng đặc thù của riêng bé.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác nếu bé không tăng cân theo một số mô hình nhất định kèm theo các dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân trên, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng chậm tăng cân này là tự nhiên hay là do nguyên nhân gì khác. 

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân kéo dài có thể dẫn đến sự chậm trễ vĩnh viễn về tinh thần, cảm xúc hoặc thể chất.

Bác sĩ có thể dựa vào việc tăng cân để chẩn đoán về tình trạng chậm tăng cân ở trẻ sơ sinh:

  • Không tăng khoảng 30g/ngày cho đến khi trẻ 3 tháng tuổi.
  • Không lấy lại cân nặng sau sinh từ 10 – 14 ngày sau khi sinh.
  • Có tốc độ tăng trưởng [trọng lượng, chiều dài hoặc chu vi vòng đầu] giảm đáng kể so với đường cong trước đó của bé.

Khi trẻ sơ sinh chậm tăng cân, tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, bố mẹ có thể:

  • Xem xét cho con dùng thêm sữa công thức phù hợp;
  • Sử dụng núm vú hỗ trợ để đưa sữa mẹ vào miệng bé dễ dàng hơn, giúp con bú được đủ lượng sữa cần thiết cho quá trình phát triển;
  • Đảm bảo con ngậm núm vú mẹ đúng. Nếu không có kinh nghiệm, mẹ nên nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm trong việc cho con bú để được tư vấn và giúp đỡ nếu cần;
  • Cho trẻ bú mẹ đúng cách. Cho bé bú mẹ bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu đói, thường xuyên, cả ngày lẫn đêm. Cứ mỗi 2 – 3 giờ, mẹ nên cho con bú một lần. Đối với những trẻ bú sữa công thức, cách nhau 3 – 4 giờ mẹ nên cho bé bú một lần.
  • Tránh hoặc hạn chế cho bé sử dụng núm vú giả trong 6 tuần đầu sau sinh. Việc ngậm ti giả thường xuyên có thể làm con bú kém, bé không nhận đủ lượng sữa mẹ, dẫn đến chậm tăng cân;
  • Chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu. Phụ huynh cần chăm chút giấc ngủ của con, đảm bảo con ngủ đúng giờ, đủ và ngon giấc. [Tham khảo ngay: Bảng giời gian ngủ của trẻ sơ sinh]
  • Ghi chép và theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên;
  • Đưa con đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân;
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;…

Để giúp bé tăng cân đúng chuẩn, mẹ cần đảm bảo nguồn sữa dồi dào và chất lượng

Làm sao để trẻ sơ sinh tăng cân? Để bé sơ sinh tăng cân nhanh, đúng chuẩn, mẹ cần cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng bằng cách tăng số lượng và chất lượng nguồn sữa theo nhu cầu phát triển của bé. Việc này cần có sự chỉ dẫn, tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ dinh dưỡng.

Các chuyên gia sẽ tư vấn và xây dựng cho mẹ một chế độ dinh dưỡng khoa học, dựa trên sở thích ăn uống và thể trạng của mẹ. Đồng thời, các chuyên gia cũng xây dựng một lịch trình cho con bú và môi trường nuôi dưỡng trẻ phù hợp để mẹ thực hiện theo.

Ngoài ra, muốn giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh, mẹ cũng cần tầm soát bệnh cho bé để tìm ra các bệnh có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân.

Nếu trẻ sơ sinh có các dấu hiệu chậm tăng cân, mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng để bé sớm được điều trị.

Ngoài ra, nếu trẻ hay ốm vặt, ngủ kém, khả năng vận động kém [ở trẻ sơ sinh khả năng vận động kém là bé hiếm khi khóc, ọ ẹ, khua khoắng tay chân] thì mẹ cũng nên đưa con đến bệnh viện để được thăm khám.

Việc khám và điều trị dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh tăng cân chậm cần được thực hiện bởi chuyên gia thuộc các bệnh viện, trung tâm uy tín để đảm bảo mọi quy trình được thực hiện khoa học, bài bản, đạt kết quả tích cực và rút ngắn thời gian điều trị.

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam trang bị Hệ thống máy sắc ký hiệu năng cao UPLC có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Hai loại máy này có khả năng định lượng nồng độ vi chất ở mức thấp nhất [nanogram/ml] với độ chính xác cao, giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu vi chất [vitamin A, D, E, K, B, C, sắt, kẽm, canxi…] ở trẻ em.

Bên cạnh đó, máy xét nghiệm sữa mẹ hiện chỉ có tại Nutrihome giúp phân tích thành phần trong sữa mẹ, từ đó đánh giá chất lượng sữa của mẹ có cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp cho bé hay không. Tất cả các kết quả phân tích từ các loại máy móc hiện đại này là cơ sở khoa học để bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng xây dựng phác đồ điều trị, giúp trẻ đạt cân nặng tiêu chuẩn và phát triển khỏe mạnh.

Việc khám và điều trị dinh dưỡng cho bé sơ sinh chậm tăng cân tại Nutrihome do đội ngũ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành thực hiện

Trẻ sơ sinh chậm tăng cân không đơn giản chỉ là vấn đề trọng lượng nhẹ hơn tiêu chuẩn. Tình trạng chậm tăng cân còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe của trẻ. Do vậy, nếu trẻ sơ sinh có cân nặng thấp hơn mức tiêu chuẩn đáng kể kèm theo các dấu hiệu bệnh lý thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm dinh dưỡng để thăm khám và điều trị ngay, tránh các biến chứng đáng tiếc ảnh hướng đến tương lai của trẻ. Còn nếu trẻ sơ sinh có cân nặng nhẹ hơn mức tiêu chuẩn không nhiều nhưng vẫn khỏe mạnh thì mẹ không cần lo lắng. Song trường hợp này, nếu trẻ được điều trị dinh dưỡng sớm vẫn là tốt nhất để tránh nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng bình thường của lứa tuổi.

Hy vọng bài viết có thể giúp quý phụ huynh biết rõ hơn về các nguyên nhân trẻ sơ sinh chậm tăng cân, dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân, từ đó có biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm khi trẻ sơ sinh tăng cân quá ít, chậm tăng cân, thậm chí là không tăng cân.

Video liên quan

Chủ Đề