Sống chăng nghĩa là gì

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

nghe câu được câu chăng có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu nghe câu được câu chăng trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ nghe câu được câu chăng trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ nghe câu được câu chăng nghĩa là gì.

Nghe không rõ ràng, không hết đầu đuôi câu chuyện.
  • nhà giàu trồng lau ra mía, nhà khó trồng củ tía ra củ nâu là gì?
  • mực thẳng mất lòng gỗ cong là gì?
  • đồng bạc đâm toạc tờ giấy là gì?
  • cứu được một người phúc đẳng hà sa là gì?
  • quý vật đãi quý nhân là gì?
  • ngây ngô như gà mờ, lờ đờ như đom đóm đực là gì?
  • chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng là gì?
  • vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa là gì?
  • kẻ có tình thì rình trong bụi là gì?
  • chửi chó, mắng mèo là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "nghe câu được câu chăng" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

nghe câu được câu chăng có nghĩa là: Nghe không rõ ràng, không hết đầu đuôi câu chuyện.

Đây là cách dùng câu nghe câu được câu chăng. Thực chất, "nghe câu được câu chăng" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ nghe câu được câu chăng là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Sống phải chăng là tỏa sáng?

1 bài viết khá hay mình đi dạo tìm được, quan điểm của mọi người ra sao? Cuộc sống luôn đẩy người ta đến suy tư bất tận về ý nghĩa và cùng đích của cuộc đời. Con người đang dò dẫm tìm một hướng đi và một đích đến nhưng luôn trong một hình ảnh mơ hồ trong tâm trí. Để tìm đến cảm giác an lành đích thực nơi tâm hồn, người ta tìm đến nhiều với những khóa “nghệ thuật sống”. Cái đích nhắm trước mắt luôn là thành công và khẳng định cho được cái tôi của mình. Phải chăng, sống là phải tỏa sáng?.

Chúng ta nên hiểu “sống” ở đây theo nghĩa rộng.”Sống” không chỉ mang nghĩa sinh học, không chỉ là sự tồn tại. Hơn nữa, nói một cách chính xác, chúng ta đang nói đến “sống” là tổng hòa tất cả những hoạt động của con người với tư cách xã hội, là con người xã hội. Con người không chỉ tồn tại mà còn “sống”, không chỉ có phần”con” mà còn mang tư cách “Người”. Sự sống của muôn loài chỉ nhằm mục đích duy trì và phát triển nòi giống, sự tiến hóa, sự sống của con người còn là vì chính mình, vì những lí do cao cả. Chúng ta có ý thức về bản thân, về lẽ sống, về giá trị cuộc đời của riêng mình. Nhưng nhất là chính ta hiểu rằng mình là một cá thể độc đáo duy nhất trong vũ trụ. Toàn nhân loại không có một con người thứ hai giống hệt ta. Vậy nếu như sự duy nhất áy bị hòa tan đi thì ta còn ý nghĩa gì nữa? Bất kể ai có ý thức sống đều muốn vươn lên những cái đẹp, cái thiện, cao hơn, vươn lên trở thành Con Người viết hoa. Mỗi người có một lối sống khác nhau, tùy theo ước mơ, khát vọng của riêng mình. Cá nhân tôi cho rằng, sống đẹp là chưa đủ, con người cần phải sống “tỏa sáng”. Cố nhiên sống đẹp thì mới có thể “tỏa sáng” nhưng “tỏa sáng” còn là sự khẳng định mình, làm cho mình không bị lãng quên trong kí ức của mọi người. Trái ngược với sáng và tối. Cuộc đời như đêm tối thì không ai thấy, do vậy mà không ai nhớ. Con người không chỉ cần ”đẹp” mà còn là “đẹp theo một cách riêng”.

Nói “tỏa sáng” là một cách diễn đạt rất giàu hình ảnh. Sự sống của ta có thể “tỏa sáng” được chắc chắn phải có những phẩm chất. Đó là những nét đẹp được cả cộng đồng thừa nhận và khuyến khích. Nói một cách cụ thể, trước khi muốn “tỏa sáng” thì phải “sống cho ra người”. Không thể là một nhân cách lệch lạc, một đạo đức khuyết, một trí tuệ không đầy đủ. Con người trước khi vươn tới cái đẹp, thì cần phải sống- như GS. Hoàng Ngọc Hiến nói – cho”hẳn hoi”. “Hẳn hoi” là một từ rất Việt, khó có thể tìm từ nào trong ngôn ngữ khác có ý nghĩa thật gần với nó. Nhưng “hẳn hoi” không hề khó hiểu. Sống cho “ hẳn hoi” chính là nền tảng cho sống “ tỏa sáng”. Bản thân sống hẳn hoi cũng có ánh sáng của nó, đó là ánh sáng của cốt cách vững vàng, của một con người tuy không nổi trội nhưng “đẹp, đẹp hài hòa, đẹp cân xứng”. Có rất nhiều người không hiểu do vô tình hay cố ý mà không sống “hẳn hoi” được: kẻ thì quá đề cao vật chất, sống không biết đến sự di dưỡng tinh thần, người thì sống ảo tưởng, lấy điểm tựa siêu hình để bào chữa, cho rằng “nghèo” mới giữ đạo đức thanh cao được. Nhưng “tỏa sáng” không phải chỉ là “hẳn hoi”.Muốn “tỏa sáng” được nhất định phải có một thế mạnh của riêng mình. Sở trường không thể làm nên toàn bộ giá trị của một người nhưng chính là yếu tố khẳng định giá trị của con người. Muốn “tỏa sáng” trước hết phải có tài năng. Tài năng có thể do bẩm sinh nhưng phần nhiều do rèn luyện mà có. Tài năng là khả năng làm những công việc đạt được hiệu quá cao, vượt lên trên mức trung bình, thậm chí vượt lên trên người khác. Mỗi người có một tài năng riêng, do vậy, tài năng chính là yếu tố khẳng định của mỗi người. Những chiếc huy chương của các kì thế vận hội chính là sự khẳng định của tài năng, đó là “tỏa sáng”. Những thành tích, thành tựu cao không thể không có sự đóng góp của tài năng. Có người nói, trong điểm mười tuyệt đối thì tám điểm là của sự cố gắng, nỗ lực, chỉ có hai điểm thuộc về năng khiếu. Tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng xin bổ sung thêm, hai điểm của “năng khiếu” chính là điểm chín và điểm mười.Nếu không có tài năng thì dù có nỗ lực đến đâu cũng chỉ là tối đa điểm tám. Muốn có chín, có mười nhất thiết phải giỏi hơn người bằng cái tài. Trong một bài kiểm tra hay trong cuộc sống, người được điểm mười là người “tỏa sáng”, được nhớ đến! Tuy thế, sống là tỏa sáng không chỉ là vượt trội, là “vĩ đại” trong khoảnh khắc. Muốn sự sống của mình thực sự tỏa sáng thì phải kiếm được điểm chín, điểm mười cho bài thi tốt nghiệp của cuộc đời. Nghĩa là điểm mười được “chấm” cho cả đời người. Khẳng định được tài năng của mình là tỏa sáng. Nhưng không phải chỉ mình ta mới có tài năng.Mà lịch sử lại thường chỉ ghi danh những người tài giỏi bậc nhất. Do đó, muốn thực sự “tỏa sáng”, cần phải đẩy tài năng của mình lên đỉnh cao nhất, luôn luôn phấn đấu vượt qua những người giỏi nhất. Để không chìm vào lãng quên, không thể không biến mình thành số một hoặc ít nhất là nỗ lực để biến mình thành số một. Điều đánh dấu sự trưởng thành cũng như khẳng định chính xác nhất của tài năng chính là những thành tựu. Xét cho cùng thì lịch sử cũng chính đánh giá một tên tuổi dựa trên thành tựu. Nhưng điều ta làm được sẽ quyết định rằng ta có “tỏa sáng” hay không. Cuộc sống thường khắc nghiệt nhất ở điều ấy. Cho dù ta nói rằng bản thân đã cố gắng hết mình, nhưng nếu kết quả là thất bại, anh vẫn là kẻ thất bại. Nếu chỉ ôm ấp tài năng của mình, ngồi tự hào về nó trong buồn ngủ thì vĩnh viễn không thể “tỏa sáng”. Để có được thành tựu lớn nhất của mình, con người cần phải hành động quyết liệt. Sự “tỏa sáng” của một người suy cho cùng cũng là để nhân loại không lãng quên mình. Do đó, muốn thực sự “tỏa sáng” được, cần phải có những đóng góp vào cuộc sống chung. Sự sống về vật chất của ta sau sinh, lão, bệnh ắt sẽ đến tử. Cát bụi lại trở về với cát bụi. Con người chỉ có thể bất tử khi cuộc đời, sự nghiệp của mình ghim vào kí ức cộng đồng. Hơn thế nữa, khi con người chỉ đặt mục tiêu sống vì mình, chúng ta sẽ không bao giờ tạo ra được một thành quả to lớn. Muốn có thành tựu vĩ đại, phải hướng đến những lí tưởng phục vụ cho cuộc sống chung. Bên cạnh chất “cao cả” của lí tưởng, một mục tiêu lớn mới có khả năng thúc đẩy con người phát huy hết năng lực của mình, đạt được những thành tựu kì vĩ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ra đi từ bến Nhà Rồng không có mục đích nào khác ngoài lí tưởng giải phóng dân tộc. Tôi cho rằng, Bác đã thành công một nửa khi dám nghĩ, dám làm, dám đặt ra mục đích của một đời như vậy. Có lẽ sẽ có nhiều người cho rằng, cuộc sống vốn đã đẹp, đã sống, được tận hưởng thế giới đã là một điều may mắn và mãn nguyện. Nhưng trong chúng ta, bao nhiêu người còn nhớ về cụ nội của mình? Và bao nhiêu người sẽ được chắt mình nhớ tới? Chỉ trong vài thế hệ, cả một cuộc đời đã chìm vào quên lãng. Cuộc đời tôi không thể như vậy!

nguồn // jobpro.vn/phai-chang-song-la-toa-sang-n256.html

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Video liên quan

Chủ Đề