Vì sao cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở miền núi nước ta

Với giải câu hỏi trang 95 sgk Địa lí lớp 12 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Câu hỏi trang 95 sgk Địa lí 12: Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

Trả lời:

Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp do:

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn lao động dổi dào; đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.

- Hiện nay, cây công nghiệp được phát triển mạnh ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Vai trò quan trọng cảu cây công nghiệp lâu năm:

+ Có giá trị cao

+ Nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.

+ Trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hình 22.4. Chè là cây công ngiệp được trồng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 93 Địa lí 12: Dựa vào hình 22 [SGK], hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất…

Câu hỏi trang 93 Địa lí 12: Hãy xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam…

Câu hỏi trang 93 Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy kể tên một số cánh đồng…

Câu hỏi trang 96 Địa lí 12: Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta…

Câu 1 trang 97 Địa lí 12: Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng…

Câu 2 trang 97 Địa lí 12: Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp…

Câu 3 trang 97 Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng cà phê [nhân] và khối lượng…

Câu 4 trang 97 Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thịt các loại…

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về vấn đề phát triển nông nghiệp là tài liệu học tập môn Địa lí 12 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trả lời câu hỏi:

Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?

- Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp vì:

+ Cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên lệu cho công nghiệp chế biến, đem lại nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ [chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều].

+ Hiện nay, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu cây công nghiệp nước ta [trên 65%] và ngày càng tăng lên.

+ Cây công nghiệp lâu năm là thế mạnh lớn và nổi trội nhất ở các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta [với diện tích đồi núi lớn, đất feralit và đất badan phì nhiêu, khí hậu nhiệt đới thuận lợi]. Trong tổng 2,5 triệu ha cây công nghiệp thì có hơn 1,6 triệu ha cây công nghiệp lâu năm [>65%].

+ Cả nước có ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

+ Các loại cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của nước ta gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè, dừa… mang lại giá trị xuất khẩu lớn, có vị thứ hàng đầu trên thế giới [hồ tiêu, điều, cà phê].

+ Trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm giúp thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về vấn đề phát triển nông nghiệp dưới đây nhé.

Kiến thức tham khảo về vấn đề phát triển nông nghiệp

1. Sản xuất cây lương thực

- Sản xuất lương thực:chiếm 59,2% giá trị sản xuất ngành trồng trọt [2005].

-Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

+ Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện.

+ Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. Ngành trồng trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng diện tích các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phát triển công nghiệp nhẹ công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến.

+ Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao.

+ Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:

+ Điều kiện tự nhiên: Đất đai màu mỡ tại các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển; nguồn nước dồi dào; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,..

=> Phát triển sản xuất phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất cây lương thực; máy móc, thiết bị ngày càng được đầu tư, đổi mới, áp dụng khoa học kĩ thuật,...

- Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh...

- Tình hình sản xuất lương thực:

+ Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng mạnh.

+ Bình quân lương thực/người: 470kg/người.

+ VN từ 1 nước phải nhập khẩu lương thực đã trở thành 1 nước xuất khẩu gạo thứ 2 TG.

+ ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, chiếm trên 50% diện tích và > 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân lương thực đạt > 1000 kg/năm

+ ĐBSH là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng xuất lúa cao nhất cả nước.

2. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

* Cây công nghiệp:

- Ý nghĩa:

-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở trung du, miền núi cũng như ở khu vực nông thôn.

- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao [cà phê, cao su, điều,...], đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Góp phần phân bố lại dân cư, lao dộng giữa các vùng và phát triển kinh tế - xã hội ở trung du và miền núi.

* Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi [về tự nhiên, xã hội]

+ Khó khăn [thị trường]

* Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng DT gieo trồng năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó cây lâu năm là hơn 1,6 triệu ha [65%]

Cây công nghiệp lâu năm:

- Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng.

- Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.

- Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.

- Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè.

+ Café trồng nhiều ở Tây Nguyên,Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Cao su trồng nhiều ởĐông Nam Bộ, Tây Nguyên, BắcTrung Bộ.

+ Chè trồng nhiều ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

+ Hồ tiêu trồng nhiều ở Tây Nguyên,Đông Nam Bộ,Duyên hải miền Trung.

+ Điều trồng nhiều ở Đông Nam Bộ.

+ Dừa trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Cây công nghiệp hàng năm:

- Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá...

+ Mía trồng nhiều ở Đồng bằng sông cửu long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.

+ Lạc trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đắc Lắc.

+ Đậu tương trồng nhiều ở Đắc Lắc, Hà Tây, Đồng Tháp.

+ Đay trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng.

+ Cói trồng nhiều ở ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.

+ Dâu tằm tập trung ở Lâm Đồng.

+ Bông vải tập trung ở Đắc Lắc.

+Cây ăn quả: chuối, cam, xoài, nhãn, vải… Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.

Video liên quan

Chủ Đề