Vì sao có cảm giác khát nước

Chứng khát nước không phải là bệnh nhưng bản thân nó có thể là triệu chứng quan trọng của một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Những người có triệu chứng này nên đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị nếu cần.

Chứng khát nước quá mức là gì?

Cảm giác khát quá mức có thể xảy ra thường xuyên nhưng thường không kéo dài và dễ dàng biến mất sau khi cơ thể hấp thu đủ nước.

Trong khi đó, chứng khát nước có thể kéo dài liên tục nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào nguyên nhân. Thông thường, một người bị chứng khát nước có xu hướng hầu như luôn cảm thấy khát mặc dù thường xuyên uống một lượng lớn nước. Bị khát nước liên tục thường đi kèm với khô miệng tạm thời hoặc kéo dài.

Khát nước liên tục là bệnh gì?

Chứng khát nước thường có liên quan trực tiếp đến tình trạng tiết niệu. Bạn sẽ tiểu tiện rất nhiều lần một ngày và ngay sau đó, cơ thể cảm thấy cần phải bổ sung lại lượng chất lỏng mất đi khi tiểu tiện. Trong đó phải kể đến chứng đa niệu – một tình trạng mà cơ thể bài tiết ra một lượng nước tiểu lớn bất thường.

Hay khát nước cũng có thể xuất hiện khi bạn bị mất nước do đổ mồ hôi nhiều trong khi tập thể dục và lao động, ăn mặn, ở trong môi trường nhiệt độ cao hoặc dùng một số thuốc khiến bạn phải tiết ra nhiều chất lỏng, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu. Bên cạnh đó, khi uống một số loại nước như cà phê, trà xanh hoặc trà đen, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khát.

Tình trạng mất nước vì không uống đủ nước cũng chính là một nguyên nhân phổ biến gây ra chứng khát nước.

Ngoài ra, khát nước liên tục còn được cho là một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh tiểu đường. Đường trong máu cao sẽ kéo nước ra khỏi tế bào, khiến cơ thể bị mất nước. Bên cạnh đó, thận có xu hướng đào thải đường dư thừa ra ngoài cùng với nước tiểu nên bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Đây chính là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khát nước quá mức.

Chứng khát nước cũng chính là một dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo nhạt. Bệnh này xảy ra khi cơ thể bị suy giảm hormone ADH trong quá trình chuyển hóa nước, khiến lượng chất lỏng trong cơ thể mất cân bằng. Bệnh nhân gặp tình trạng khát nước liên tục và mãnh liệt kể cả khi thường xuyên uống nước, đi tiểu rất nhiều.

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào?

Bộ phận tiếp nhận kich thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

Vì sao ta có cảm giác khát nước?

Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?

Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?

Albumin có tác dụng như một hệ đệm:

Nếu bạn luôn cảm thấy khát, cho dù uống nước vẫn không đỡ thì rất có thể bạn đang gặp một vấn đề tiềm ẩn cần phải khắc phục ngay!

Nước trong cơ thể mất đi qua ba đường:

  • Thứ nhất là qua thận;
  • Thứ hai là qua đường tiêu hóa;
  • Cuối cùng là qua da [người ta thường hay gọi là mất nước không nhận biết].

Nếu bị khát nhiều nhưng đi tiểu bình thường hoặc không nhiều thì mất nước là do nguyên nhân sau:

  • Chẳng hạn như do thời tiết nóng, do vận động nhiều hoặc đơn giản là do bạn dễ bị mất nước qua da hơn những người khác;
  • Do tiêu chảy, do tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu;
  • Do đổ mồ hôi nhiều, mất máu nhiều, do bị bỏng;

Hay khát có thể chỉ là một dấu hiệu sinh lý đối với một số người có mức chuyển hóa cao làm cho hiện tượng mất nước không nhận biết nhiều hơn một số người khác.

Các trường hợp mất nước nói trên khi được bổ sung nước thì sự cân bằng về nước trong cơ thể được xác lập, trạng thái khát nước cũng biến mất.

Nếu bạn luôn cảm thấy khát mặc dù đã uống nhiều nước có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nếu bạn luôn thấy khát nước mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, hãy nghĩ đến bạn đã mắc một trong những chứng bệnh nguy hiểm.

Đó có thể là triệu chứng của tiểu đường, do đường trong máu tăng lên đột ngột kéo theo sự gia tăng nước tiểu thải ra ngoài.

Có trường hợp cơn khát dữ dội phát sinh khi bị chứng tâm thần phân liệt, khi tổn thương sọ não hoặc sau khi thực hiện các liệu pháp giải phẫu thần kinh. Trường hợp này, bệnh nhân có thể uống 10 – 20 lít nước mỗi ngày mà cơn khát vẫn không giảm. Nguyên nhân sự rối loạn này đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Luôn có cảm giác khát khô do nhiều nguyên nhân:

  • Thừa hormon cũng là một nguyên nhân gây thường xuyên khát nước. Do rối loạn cân bằng hormon, một số tuyến nội tiết sẽ hoạt động quá mạnh. Nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh cường tuyến giáp trạng.
  • Thận bị tổn thương cũng làm người bệnh luôn khát nước vì khả năng giữ nước của cơ quan này không còn.
  • Khát nước do dùng thuốc trị bệnh tăng huyết áp [clophelin là loại thuốc thông dụng để giảm huyết áp]. Vì cảm giác khát nước do dùng clophelin, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiểu tiện ít để tiết kiệm nguồn nước. Nếu kéo dài tình trạng này, người bệnh sẽ mắc thêm các bệnh khác về đường tiết niệu, thậm chí thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Thường gặp ở phụ nữ là chứng khát nước mà không rõ nguyên nhân, làm bệnh nhân hay nổi nóng, dễ xung đột, thần kinh bị kích động [căng thẳng, mệt mỏi…].

Phụ nữ khát nước nhiều dễ cáu gắt, mệt mỏi

Khi bị khát nước nhiều, nên đi khám chuyên khoa thận – tiết niệu, khám nội tiết, làm các xét nghiệm máu cần thiết để tìm đúng nguyên nhân gây khát.

Đừng chủ quan, vì cơn khát kéo dài nhiều ngày dù đã uống đủ lượng nước cần thiết là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm và tích cực hậu quả sẽ khó lường.

Nếu bạn đã đi khám và không phát hiện được nguyên nhân thì ngoài việc cân bằng tâm lý, cố gắng không nghĩ đến cơn khát, bạn có thể áp dụng các phương pháp chống khô khát bằng cách cắt một lát chanh, quất mỏng ngậm trong miệng…

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Vì sao ta có cảm giác khát nước?


A.

Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

B.

Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C.

Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.

D.

Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Đáp án là B

Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… → thận tăng cường tái hấp thu nước, đồng thời động vật có cảm giác khát nước

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Câu hỏi:Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng.

D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Lời giải:

Đáp ánđúng: A.Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi…→ thận tăng cường tái hấp thu nước, đồng thời động vật có cảm giác khát nước

Cùng Top lời giải tìm hiểu về một chủ đề liên quan đến câu hỏi - Cân bằng nội môi trong cơ thể nhé!

I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

- Nội môi là môi trường bên trong cơ thể. Gồm các yếu tố lí hóa.

- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.

- Ví dụ: Duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người ở 0,1% ; duy trì thân nhiệt người ở 36,7oC…

- Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong [máu, bạch huyết và dịch mô] biến động và không duy trì được sự ổn định [mất cân bằng nội môi], sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

- Rất nhiều bệnh của người của động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi.Ví dụ, nồng độ NaCl trong máu cao [do chế độ ăn có nhiều muối thường xuyên] gây ra bệnh cao huyết áp.

II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì

- Bộ phận tiếp nhận kích thích: Là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường [trong, ngoài] và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.

- Bộ phận điều khiển: Là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

- Bộ phận thực hiện: Là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,… Bộ phận này dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn [hoặc tín hiệu thần kinh và hoocmôn] để tăng hay giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trong trở về trạng thái cân bằng và ổn định.

Ví dụ, khi huyết áp tăng lên quá cao thì tim giảm nhịp và giảm lực co bóp làm cho huyết áp trở về bình thường.

Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lí hóa của môi trường trong. Sự biến đổi đó có thể lại trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược trở lại như vậy gọi là liên hệ ngược.

III. Vai trò của thân và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu

1. Vai trò của thận

- Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất chất hòa tan trong máu, đặc biệt là phụ thuộc vào nồng độ Na+ [NaCl là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của máu].

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng [do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi…] →thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước →uống nước vào →giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

- Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm →thận tăng thải nước →duy trì áp suất thẩm thấu.

- Thận còn thải các chất thải như: Urê, crêatin…

2. Vai trò của gan

- Gan có vai trò quan trọng trong điều hòa nồng độ của nhiều chất trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Ví dụ: Gan điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu

- Sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ. Nhờ đó, nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định.

- Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ →nồng độ glucôzơ trong máu giảm →tuyến tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu →nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.

IV. Vai trò của hệ đệm trong cần bằng pH nội môi

- Các tế bào trong cơ thể hoạt động trong môi trường pH nhất định. Những biến động của pH nội môi đều có thể gây ra những thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan, thậm chí gây tử vong cho động vật và người.

- Ở người, pH của máu bằng khoảng 7,35 – 7,45. Các hoạt động của tế bào của các cơ quan luôn sản sinh ra các chất [CO2, axit lactic…] có thể làm thay đổi pH máu. Mặc dù vậy, pH của máu vẫn duy trì ở mức ổn định nhờ có hệ đệm [trong máu] và một số cơ quan khác.

- Hệ đệm có khả năng lấy điH+hoặcOH−khi các ion này xuất hiện trong máu →Duy trì pHtrong máu ổn định.

- Có 3 loại hệ đệm trong máu:

+ Hệ đệm bicacbonnat: H2CO3/NaHCO3.

+ Hệ đệm phôtphat:NaH2PO4/NaHPO4−.

+ Hệ đệm prôtêinat [prôtêin].

⇒ Trong các hệ đệm, hệ đệm prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất.

- Ngoài hệ đệm, phổi và thận cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng pHnội môi.

+ Phổi điều hòapHmáu bằng cách thải CO2, vì khí CO2tăng sẽ làm tăng H+

+ Thận thải H+, tái hấp thụ Na+, thảiNH3… →điều hòa pH.

Video liên quan

Chủ Đề