Vì sao con người cần phải có lòng nhân hậu

Đề nghị luận xã hội về lòng nhân hậu:

Anh,chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống

Yêu cầu về kĩ năng

 Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt,dùng từ,ngữ pháp, chính tả.

Yêu cầu về kiến thức

  Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

1- Giải thích:

Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống.  Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính.

2- Bàn luận, mở rộng vấn đề:

 – Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái.Mọi người  sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau.

 – Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu  khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người.

  – Nếu cuộc sống thiếu  tấm lòng nhân hậu thì trong  xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan , tính toán , những hằn học , bon chen và sự vô cảm thiếu tình người .

 – Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời.

3- Bài học nhận thức và hành động:

  – Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần  có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống.

 – Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực  của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.

Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Đó là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống. Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính. Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội, gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái. Mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau. Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ, sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc. Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người. Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan, tính toán, những hằn học, bon chen và sự vô cảm thiếu tình người. Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời. Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học: cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống. Mọi người trong gia đình, xã hội cần biết quan tâm, đối xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống. Chúng ta cũng cần tìm hiểu những người xung quanh mình và có những hành động thiết thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.

Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khoan dung. Suy nghĩ của em về vấn đề này [lòng nhân hậu quan trọng, cần thiết, tốt đẹp,…]

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

· Lòng nhân hậu là gì? Sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,…

· Người nhân hậu là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.

Biểu hiện của lòng nhân hậu:

· Bỏ qua lỗi lầm cho những người phạm sai lầm lần đầu.

· Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.

· Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.

· Vì sao phải có lòng nhân hậu?

·  Lòng nhân hậu khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.

· Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.

· Lòng nhân hậu góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được nhân hậu, tha thứ.

· Không có lòng nhân hậu thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ.

· Không có lòng nhân hậu khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.

Lời khuyên:

· Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.

· Biết dùng lòng nhân hậu một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.

a] Mở bài

– Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Lòng nhân hậu là một trong những phẩm chất cao quý của con người.

b] Thân bài

* Giải thích: Lòng nhân hậu là gì ?

– Lòng nhân hậu là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.

* Tại sao chúng ta phải có lòng nhân hậu?

– Lòng nhân hậu thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

– Khi thể hiện tình yêu thương, nó mang đến cho chúng ta suy nghĩ, dư âm ngọt ngào và bình yên trong tâm hồn.

– Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.

– Lòng nhân hậu có khả năng giúp đỡ con người qua cơn khốn khó, mang đến cho họ suối nguồn của tình thương con người.

– Lòng nhân hậu còn giúp cho những con người đang lầm đường lỡ bước quay lại với con đường chân chính.

– Yêu thương thật sự đem lại hạnh phúc cho mọi người không chỉ riêng ta mà là cả nhân loại.

– Dẫn chứng: Nêu ra những con người thể hiện sự yêu thương trong xã hội mà người học biết [thông qua sách báo, truyền hình,…].

+ Dân tộc ta có truyền thống lá lành đùm lá rách: giúp đỡ người khuyết tật, đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt…

+ Bác Hồ đã dành cả đời mình để giải cứu đất nước khỏi ách đô hộ.

+ Mẹ Teresa – một nữ tu Công giáo đã dành cả cuộc đời để cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng.

+ Những nhà hảo tâm đã không màng đến thế sự họ dành phần đời còn lại của mình để giúp đỡ người khác.

+ Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt

+ Thầy cô giáo lên miền núi dạy học

+ Yêu thương giúp đỡ bạn trong lúc khó khăn

+ Giúp đỡ cụ già, giúp đỡ người tàn tật,….

* Những biểu hiện của lòng nhân hậu:

– Trong gia đình:

+ Sự kính trọng, yêu thương lẫn nhau của các thành viên.

+ Thế hệ đi trước có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thế hệ sau chu toàn.

+ Thế hệ đi sau có bổn phận phụng dưỡng, cung kính, tri ân các thế hệ đi trước bởi họ đã có công dưỡng dục và để lại các thành quả lao động.

– Ngoài xã hội:

+ Tinh thần yêu nước, thương dân khi có giặc ngoại xâm

+ Những hành động tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi có khó khăn, hoạn nạn.

+ Sẵn sàng cứu giúp người khó khăn trong bão lũ.

+ Tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp.

+ Nuôi dạy trẻ mồ côi cơ nhỡ, chăm sóc người già neo đơn,…

* Ý nghĩa của lòng nhân hậu

– Lòng nhân hậu là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta

– Giúp người với người gần nhau hơn

– San sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua nghịch cảnh và sống tốt đẹp hơn.

– Giúp những con người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống hiền lành, lương thiện.

– Làm cho tâm hồn trở nên cao đẹp, thánh thiện

– Cuộc sống hạnh phúc, xã hội phát triển.

* Hiện trạng lòng nhân hậu trong xã hội hiện nay

– Có rất nhiều tấm gương sáng về lòng nhân hậu như anh Dương Hồng Quý, thiếu tá Lê Hải Ninh hay bé Nguyễn Hải An,… đã cho đi một phần thân thể của mình để nối dài sự sống cho người khác.

– Bên cạnh đó vẫn còn những con người có hành động coi thường, khinh rẻ người nghèo khó cần được sự giúp đỡ, yêu thương đặc biệt là người nghèo, trẻ em cơ nhỡ.

– Những con người sống vụ lợi, ích kỉ, thờ ơ với nỗi khổ đau, mất mát của người khác

– Dẫn chứng: Những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về lòng nhân hậu.

* Bài học nhận thức và hành động:

– Nhận thức:

+ Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội.

+ Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này.

+ Lòng nhân hậu gắn kết con người với nhau, giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đời ở ngoài kia.

+ Lòng nhân hậu là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

+ Sống yêu thương, quan tâm giúp đỡ người khác là một lối sống đẹp

– Hành động: 

+ Mỗi người hãy biết sống sẻ chia, mở rộng lòng mình ra để cứu giúp những con người nghèo khổ bất hạnh

+ Luôn biết rèn luyện, trau dồi nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp.

+ Luôn yêu thương, đồng cảm, sẻ chia đối với những số phận bất hạnh trong cuộc sống.

+ Tuyên dương, ca ngợi những hành động giàu lòng nhân hậu.

+ Kêu gọi cộng đồng gắn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng một xã hội tốt đẹp. 

c] Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề: Lòng nhân hậu là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.

– Liên hệ bản thân: Mỗi cá nhân cần thể hiện lòng nhân hậu bằng cách giúp đỡ những người xung quanh. Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất nhiều người cần sự giúp đỡ, yêu thương.

1. Mở Bài

 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tương thân tương ái hay chính là lòng nhân hậu là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay, lòng nhân hậu là một trong những biểu hiện tình cảm tốt đẹp, nó gắn kết con người gần với nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ xã hội bền vững.

2. Thân Bài

– Giải thích “lòng nhân hậu” là gì: Lòng nhân hậu, thực ra không phải thứ tình cảm gì đó xa xỉ mà đó chính là những tình cảm được xuất phát từ trái tim một cách chân thành nhất

– Biểu hiện của lòng nhân hậu: Không cần phải là những việc làm to tát, những điều xa xỉ mà lòng nhân hậu hiện diện xung quanh cuộc sống thường ngày của chúng ta

– Nếu không có lòng nhân hậu: Con người không có lòng nhân hậu chỉ là người nhỏ nhen, ích kỷ và vô tâm, đi ngược lại với nhân cách con người. Một xã hội chỉ toàn những người không có lòng nhân hậu, xã hội đó sẽ luôn xảy ra mâu thuẫn, bất hòa và xung đột, không thể tồn tại lâu dài chứ chưa nói đến việc phát triển.

– Quan điểm bản thân: Vì vậy, dù là một hành động nhỏ thôi, chúng ta hãy cùng trao đi lòng nhân hậu của mình, đem lòng nhân hậu của mình lan tỏa và lay động đến mọi người, cùng nhau sống trong yêu thương, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững

3. Kết Bài

Khẳng định ý nghĩa của lòng nhân hậu: Đất nước ta còn đang trong quá trình phát triển, còn nhiều khó khăn chồng chất, gìn giữ và phát huy truyền thống nhân hậu của dân tộc chính là củng cố sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc trước các thế lực thù địch bên ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề