Vì sao cừu phải cạo lông

Con cừu bị đe dọa tính mạng vì bộ lông

[NLĐO] – Các nhân viên bảo vệ động vật Úc hôm 2-9 đã kêu gọi giúp đỡ một con cừu đang bị đe dọa tính mạng chỉ vì quá nhiều…lông.

  • Cầu hôn con gái ông Obama bằng 50 con bò, 70 cừu, 30 dê

  • Cảnh sát Đức giải cứu một chú cừu trong nhà thổ

  • 2.000 con cừu "tuần hành" ở Madrid

Con cừu với bộ lông nặng 20 kg được phát hiện đi loanh quanh ở rừng Mulligan Flats, ngoại ô thủ đô Canberra sáng cùng ngày.

Chú cừu dường như đã đi lạc nhiều năm. Ảnh: ABC

Ông Ian Elkins, một người xén lông cừu dày dặn kinh nghiệm, đã tình nguyện giúp con cừu “dọn dẹp” bộ lông rậm rạp, và thừa nhận đây có thể là một trong những thử thách khó khăn nhất từ trước đến nay của mình. Theo ông, quá trình làm sạch bộ lông “khủng” này có thể mất từ 1 đến 2 giờ đồng hồ.

Chú cừu có bộ lông nặng 20 kg. Ảnh: Daily Mail

Bà Tammy Ven Dange, giám đốc điều hành cơ quan bảo vệ động vật [RSPCA], cho biết: “Đây thực sự là một trong những con cừu to nhất mà chúng tôi từng nhìn thấy. Nó có kích thước lớn gấp 4-5 lần một con cừu bình thường. Con cừu này cần được xén lông để kiểm tra xem liệu nó có bị nhiễm bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng hay không. Ông Ian Elkins đã liên hệ với chúng tôi đề nghị giúp đỡ xén lông con cừu này trong ngày 3-9”.

Nhân viên RSPCA nói rằng có một số trường hợp cừu bị lạc khỏi đàn và sống trong rừng. Nhưng trường hợp này thậm chí còn tệ hơn khi con cừu không thể nhìn thấy đường vì lông quá dày.

Chú cừu sẽ được cạo lông trong ngày 3-9. Ảnh: RSPCA

Nhân viên RSPCA không rõ chú cừu đã sống cô lập trong bao lâu và lo sợ nó có thể chết vì bị sốc khi được cạo lông.

Hồi tháng 9 năm ngoái, một con cừu tên Shaun đã được phát hiện sống ở bang Tasmanian sau khi đi lạc ít nhất 6 năm. Bộ lông không được xén trong một thời gian dài của Shaun nặng đến 23,5kg. Những bức ảnh được chụp cho thấy con cừu bị nhiều vết bầm tím và máu chảy trên chân.

Xuân Mai [Theo Daily Mail]

Mới đây nhất, trang peta [thuộc hội bảo vệ động vật] đã chia sẻ những hình ảnh về quá trình thu lông cừu đầy tàn bạo của các công nhân làm việc.

Đi cùng với đó là lời cảnh báo: "Nên cân nhắc trước khi xem những hình ảnh này vì sự thật trần trụi của nó có thể khiến bạn bị sốc, và nó sẽ khiến bạn sẽ không bao giờ muốn có một chiếc áo len làm từ lông động vật nữa [nếu từng có ý định] hoặc sẽ muốn bỏ ngay ý định dùng tiếp áo len động vật [nếu đã và đang dùng]."

 Khoảng 25% nguồn len trên thế giới đến từ Úc

 Tai của những chú cừu non thì bị cắt và bị đục lỗ. Cừu đực bị thiến sống và hoàn toàn không được gây mê hay giảm đau.

 Điều được coi là hoàn toàn bình thường trong ngành công nghiệp khai thác len ở Úc khi mà khoảng hơn 3 triệu chú cừu non chết mỗi mùa xuân

 Những chú cừu đôi khi chết vì thiếu dinh dưỡng cần thiết.

Đây là kết quả của một quá trình được gọi là “Museling”. Kỹ thuật xén lông Mulesing phổ biến tại các nông trại ở Australia. Mulesing thực hiện bằng cách cắt bỏ một miếng da thịt và lông trên hậu môn của những con cừu, để nước tiểu và phân của chúng không làm hỏng cả bộ lông. Như thế, các con vật sẽ phải chịu đựng đau đớn tột cùng để tạo ra chất liệu làm đẹp cho phụ nữ.

 Trong “kỹ thuật Museling”, công nhân cắt một mảng lớn da mặt sau chân của cừu và xung quanh đuôi

 hoặc họ kẹp chúng lên, kẹp găm vào da thịt như thế này cho tới chết

 Để nhanh chóng sản xuất thêm được nhiều len nữa, rất nhiều chú cừu bị bỏ rơi cho tới chết sau khi bị cắt lông sớm

Sự quá tải của một quá trình lông cừu mọc bị ép không theo quy luật tự nhiên khiến chúng chết vì kiệt sức trong những mùa nắng nóng

 Trong quá trình cắt lấy lông, cừu nín chịu tất cả sự đau đớn để con người hoàn thành cuộc giết chóc của họ, từ cắt đi vú, tai, dương vật, và nốt những bộ phận khác trên cơ thể

 Lời của nhân chứng rằng, họ nhìn thấy công nhân đấm bằng lưỡi kéo và tay cho đến khi mũi của cừu đẫm máu, và họ đã nhìn thấy những chú cừu với phân nửa mặt bị cắt xén

 Trong những cuộc mua bán, đất nuôi quá chật hẹp khiến nhiều chú cừu chết vì chấn thương hoặc ức chế

 Khi cừu đến tuổi không còn có thể khai thác lông được nữa, chúng bị chuyển tới lò mổ thịt

 Hàng triệu con cừu sống được vận chuyển từ Úc tới Trung Đông và Bắc Phi mỗi năm.

 Một báo cáo năm 2005 cho biết khoảng 38.000 con cừu chết trên đường vận chuyển. Trong hầu hết các trường hợp, xác của chúng bị ném xuống biển

 Tại New Zealand, chất thải methane từ men đường ruột, chủ yếu đến từ cừu, chiếm hơn 90% thải khí nhà kính của quốc gia

Theo Một thế giới

  • Tag
  • lông cừu
  • áo len lông cừu
  • quy trình sản xuất áo len lông cừu

Video liên quan

Chủ Đề