Vì sao gọi là nhạc bolero

Em gái miền Bắc sau 75 hát nhạc Boléro:
//www.youtube.com/watch?v=J3GJiLB89nA&feature=share————————————————————————————

Bolero là gì? Nhạc Bolero phát triển ra sao?

Nội dung bài viết
Những ca khúc nhạc trữ tình hay nhạc Bolero luôn đem tới cho người nghe cung bậc cảm xúc sâu lắng, thấm đậm ý nghĩa sâu sắc. Vậy nhạc Bolero là gì? Tại sao dòng nhạc này lại thấm “buồn” man mác trong từng câu hát như vậy. Sự phát triển của Bolero trong nền nhạc Việt ra sao? Bài viết dưới đây của Viknews Việt Nam sẽ trả lời giúp các bạn những câu hỏi trên nhé!

Nhạc Bolero là gì?
Nhạc Bolero hay còn gọi “nhạc vàng” là chất nhạc buồn, chậm chãi, lời ca giản dị, gần gũi với cuộc sống và giàu tình cảm trong mỗi giai điệu. Bolero thường nhắc tới những nhân vật cũng vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống con người. Dòng nhạc thấm đượm tình cảm này không hề trừu tượng như các thể loại âm nhạc khác.

Nắng Chiều : Sáng tác: NS Lê Trọng Nguyễn – Thế Sơn hát – SS: Trần Ngọc
//www.youtube.com/watch?v=WZBhPCYTXjA

Nhạc bolero là gì?
Ẩn sâu bên trong mỗi bài Bolero là hình ảnh về một cuộc đời nào đó, về người mang tính triết lý nhân sinh. Chính vì thế mà những câu từ của Bolero khi cất lên đều đem lại cho người nghe cảm giác dễ chạm tới tâm hồn bên trong chúng ta một cách sâu sắc.

Nguồn gốc xuất phát của nhạc Bolero
Bolero không phải dòng nhạc truyền thống của nước ta, thể loại nghệ thuật này xuất phát từ một quốc gia Mỹ Latinh – Cuba vào khoảng những ngày đầu năm 80 của thế kỷ XIX. Người sinh ra dòng nhạc này là ông Jose Pepe Sanchez. Gia cảnh của cha đẻ nhạc Bolero nghèo khó, ở một thành nằm bên bờ vịnh Caribe có tên Santiago de Cuba. Do không có điều kiện theo học thường xuyên nên ban đầu ông chỉ là một thợ may quèn. Sau đó bằng nỗ lực tự vươn lên của chính bản thân mình mà ông đã bước chân vào tầng lớp thượng lưu với danh tiếng của một doanh nhân thành đạt trong ngành sản xuất vải.

Nguồn gốc của nhạc bolero.
Từ thuở bé ông đã có năng khiếu âm nhạc bẩm sinh. Mặc dù cho ông không được học ở bất kỳ một lớp học chuyên môn nào nhưng những ca khúc mà Pepe Sanchez sản xuất ra đều đạt những đánh giá xuất sắc. Nhưng thật đáng tiếc, những ca khúc Bolero của ông cho tới ngày nay do không ghi chép cẩn thận nên đã bị lãng quên bớt phần nào. Cho tới hiện đại, ông có một tác phẩm Bolero kinh điển mà người đời vẫn luôn truyền tai nhau câu hát ý nghĩa của nó, bài hát mang tên “Nỗi buồn”.

Nhạc Bolero phát triển ra sao ở Việt Nam?

Bắt đầu du nhập vào nước ta vào năm 1950, dòng nhạc này được thính giả yêu thích một cách rất tự nhiên. Những giai điệu Bolero mang đậm không khí ca vọng cổ – thể loại âm nhạc truyền thống vùng nước Nam Bộ. Nhưng song song với đó, Bolero đem tới sự lắng đọng nhẹ nhàng, sự chậm rãi trong từng câu hát.

Nhạc bolero ở Việt Nam phát triển ra sao?
Những ca khúc Bolero luôn mang đậm tính buồn. Dù hát về chủ đề nào đi nữa thì đặc trưng của dòng nhạc này vẫn toát lên rõ ràng. Một chút buồn, một chút đồng cảm, một chút thương và một chút nhớ là những “gia vị” chỉ có trong nhạc Bolero. Hiện tại ở Việt Nam dòng nhạc này được chia là những thể loại như: Bolero căn bản, Bolero đảo phách, Bolero rumba, Bolero flameco, Bolero classic, Bolero django, Bolero beguine. Những cái tên ca sĩ bolero nổi tiếng ở Việt Nam như Phi Nhung, Lệ Quyên, Trường Vũ, Mạnh Đình,

Người Bắc nghĩ gì về chánh nghĩa quốc gia:
//www.youtube.com/watch?v=9TLt42KBmfU

Bolero Việt Nam
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.Xin được đề nghị hợp nhất với bài Nhạc vàng, vì hai bài đều nói về Nhạc vàng.

Đừng nhầm lẫn với Boléro [với vũ điệu].
Bolero Việt Nam là một điệu nhạc có nguồn gốc Tây Ban Nha du nhập sang Mỹ Latinh rồi du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1950. Điệu Bolero được sử dụng phổ biến nhất trong các bài nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam.

Nhầm lẫn
Vì được sử dụng phổ biến nhất trong các ca khúc dòng nhạc vàng, điệu Bolero bị nhầm lẫn với khái niệm nhạc vàng [dùng hoán chuyển như tên gọi thay thế cho nhau]. Nhiều người xem nó như một dòng nhạc riêng biệt và thường gọi là dòng nhạc Bolero hoặc dòng nhạc trữ tình – Bolero.

Đặc điểmĐặc điểm quan trọng của những bài hát viết bằng thể điệu Boléro ở Việt Nam là:Hầu hết các bài hát theo điệu boléro đều mang đậm chất dân ca, chủ yếu dân ca của Nam Bộ, rất ít ca khúc thính phòng hoặc nhạc nhẹGiai điệu cấu trúc đơn giản, tiết tấu đều đều, chậm, thường là nhịp 4/4, ít biến đổi nhịp, ít quãng cao, dễ hát, khi hát thường luyến láy, cho mềm mại và mùi mẫn, không thích hợp lối hát châu ÂuLời ca bình dân, có nhiều vần và dễ thuộc, dễ nhớ, đa số là kể chuyện… [đặc điểm thường thấy nhưng không phải đặc trưng riêng của nhạc bolero mà trong nhạc phổ thông nói chung]

Các đặc điểm như tính quần chúng, tính khái quát, tính tự sự, tính buồn cũng thường thấy trong các ca khúc theo điệu bolero nhưng không phải đặc trưng mà có thể thấy ở rất nhiều các bài hát theo các điệu khác.

Du nhập

Tại Việt Nam, điệu boléro du nhập vào miền Nam Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng nhạc điệu phương Tây thay cho nhạc điệu phương Đông truyền thống. Không có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì, tuy nhiên nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho rằng bài Duyên quê của Hoàng Thi Thơ có thể là bài đầu tiên. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường lại cho rằng bài boléro đầu tiên ở Việt Nam là bài Xóm đêm của Phạm Đình Chương. Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thì « Người đầu tiên nghĩ ra boléro là Lam Phương rồi Trúc Phương » và « Bolero của Việt Nam khác Bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ ở chỗ Boléro Việt Nam rất chậm ».[1] Nhạc theo điệu bolero cũng có thể hát theo điệu khác như rhumba, hay chachacha.

Cứ thế, nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu boléro lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này. Lúc đó rộ lên phong trào « Thời trang nhạc tuyển » mà những bài nhạc boléro được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là Những đồi hoa sim [Dzũng Chinh phổ thơ Hữu Loan], Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố [Trúc Phương], Thành phố sau lưng [Hàn Châu], Áo em chưa mặc một lần [Hoài Linh], Xuân này con không về [Trịnh Lâm Ngân], Đêm buồn tỉnh lẻ [Bằng Giang – Tú Nhi], Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi [Vinh Sử], Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương.

Hiện tại, boléro Việt Nam vẫn đang được nhiều tầng lớp dân chúng yêu thích và phát triển. Nhiều nhạc sĩ sáng tác trước 1975 tiếp tục sáng tác mạnh như Anh Bằng, Đài Phương Trang, Giao Tiên, Nhật Ngân, Thanh Sơn, Tú Nhi [Chế Linh], Vinh Sử… Bên cạnh đó các nhạc sĩ trẻ cũng đang tiếp nối với chủ đề tình yêu, âm hưởng dân ca Nam Bộ như Lê Minh, Sơn Hạ, Hồng Xương Long, Minh Vy, Tô Thanh Sơn, Thái Hoàng, Hà Sơn… nhưng rất ít bài theo điệu boléro nguyên thủy, đây là đặc điểm khác giai đoạn trước. Sự sáng tạo chủ yếu nằm trong lối hát hay hòa âm. Đôi khi các bài bolero hay được hòa âm và hát theo phong cách nhạc jazz, nhạc pop, nhạc rock hay theo phong cách thính phòng, cổ điển.

Từ năm 2013 đến năm 2018, hàng loạt chương trình truyền hình hát nhạc theo điệu Bolero hay nhạc có nguồn gốc điệu Bolero xuất hiện. Tuy nhiên có chương trình dù rõ ràng mang tên Bolero nhưng lại lồng ghép nhạc dân ca, nhạc Làn Sóng Xanh, thậm chí cả… nhạc đỏ.[2] Những nhà sản xuất có khi quy chụp tất cả nhạc vàng là « nhạc Bolero » [mặc dù có bài « nhạc vàng » có khi viết theo điệu khác]. Điều này gây nhầm lẫn trầm trọng tới người xe.

Kinh nghiệm về Bolero là gì?
Bolero là loại nhạc chậm có giai điệu trữ tình, trầm lắng nhưng lời điệu dễ thuộc, dễ nhớ và đi vào lòng người, thuật ngữ Bolero được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ca nhạc và có tính quay vòng theo thời gian và được nhiều thính giả đón nhận và ưa thích. Nhạc bolero ngày nay đã được phát triển và dần trở thành món ăn tinh thần của rất nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Để hiểu rõ nhac bolero là gì thì đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây.

Không mang tính xu hướng như những dòng nhạc trẻ, nhạc bolero có tính giá trị theo thời gian và trải qua cách thể hiện của mỗi ca sĩ thể hiện chúng lại mang màu sắc tươi mới. Nếu bạn yêu thích dòng nhạc này hay chỉ đơn thuần muốn tìm hiểu kĩ hơn những thông tin liên quan về dòng nhạc bolero là gì hãy để chúng mình giúp bạn giải đáp kĩ hơn trong bài viết này.

Bolero là gì?

Bolero là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Tây Ban Nha và đây cũng là điệu nhạc của nước này sở hữuquá trình du nhập dần dà qua các quốc gia, châu lục khác nhau và qua mỗi nơi, dòng nhạc bolero lại được biến tấu để mang những đặc trưng bản sắc và ngôn ngữ âm nhạc của mỗi quốc gia. Nếu bạn còn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi nhạc bolero là nhạc gì thì có thể tham khảo thêm một số những thông tin cần thiết thuộc phần khái niệm sau đây.

Lịch sử hình thành nhạc bolero
Với những thông tin ban đầu ở trên thì bolero là loại nhạc được xuất hiện tại xứ sở bò tót Tây Ban Nha và được phát triển sâu rộng hơn bởi một vũ công người Tây Ban Nha có tên là Sebastián Cerezo vào năm 1780 và tất nhiên lúc đó thì khái niệm về thể loại bolero là nhạc gì hoàn toàn chưa được xuất hiện. Tuy nhiên vào thời gian này thì bolero xuất hiện như một điệu nhảy phù hợp với những bản Ballet cổ điển.

Dòng nhạc bolero là gì?

Quá trình hình thành của bolero bắt đầu từ Tây Ban Nha sau đó đã có cuộc du nhập đầu tiên sang Mỹ Latin và dần trở nên rộng rãi và du nhập vào Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa có những khái niệm chính xác ở nước ta về khái niệm bolero nghĩa là gì. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại người ta vẫn thường nhắc đến bản nhạc bolero với tên gọi của một khúc hát buồn và tâm trạng.

Ban đầu nhạc Bolero xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 1950 và phổ biến nhất vẫn là ở khu vực phía Nam, cùng với đó nhạc bolero khi vào Việt Nam vẫn mang những nét đặc trưng của nhịp điệu xoay vần cùng những vòng quay chậm rãi khi còn là bản nhạc điệu nhảy của Tây Ban Nha.

Những đặc trưng phổ biến của giai điệu Bolero là gì?
Như đã định nghĩa về bolero là thể loại nhạc gì ở bên trên thì đó là những bài hát mang làn điệu dân ca với lời ca và vần điệu có chút buồn nhịp điệu tương đối chậm rãi và đặc biệt mang đến khúc ca giàu cảm xúc cho người ngeh, chính vì vậy những thể loại nhạc bolero thường mang đến các đặc trưng riêng và chắc chắn có phần khác biệt hơn so với những thể loại nhạc âm khác.

Nhịp điệu chậm rãi kéo dài có nhiều khúc ngân, nhạc bolero là nhạc gì
Hát bolero là gì? Cách thể hiện cảm xúc như thế nào cho phù hợp và nhịp điệu ra sao đó vẫn là câu hỏi chung với mỗi ca khúc nhạc trữ tình này, đặc trưng của dòng nhạc bolero chính là nhịp điệu chậm rãi dễ nhận thấy, kéo dài nhưng không phải ê a mà có nhiều khúc ngân, trong đó phần nhịp phổ biến là 3/4, mỗi nhịp có thể dễ dàng được xác định vị trí bởi những nhịp đặc biệt và người thể hiện ca khúc có thể dễ dàng nhấn mạnh , thông thường nhịp điệu thường chuyển dần từ vừa phải đến chậm rãi và có khi được lặp lại nhiều hơn ở phần điệp khúc.

Và đúng như với lịch sử xuất hiện ban đầu thì bolero không chỉ là lời bái hát mà còn là sự kết hợp biểu diễn của những điệu nhảy.

Bolero hiện đại và bolero cổ điển
Ngày nay với sự xuất hiện và phát triển của nhiều chương trình giải trí về thể loại nhạc bolero, nhac bolero hiện đại và cổ điển, với Việt Nam, dòng nhạc bolero được các nhạc sĩ thay thế cho những giai điệu truyền thống của phương đông, trong đó đối với âm nhạc bolero trong truyền thống thì lại có những lời nhịp nhàng dưới một giai điệu.

Không có quá nhiều sự khác biệt giữa bolero hiện đại và cổ điển, trong đó khi loại nhạc bolero bắt đầu dần trở nên phổ biến thì các công ty vũ đạo cũng dần đưa nhịp điệu của nhạc bolero vào trong các vũ đạo của họ và trở thành sự biến tấu độc đáo và hiện nay không có bất kì bài hát bolero đầu tiên nào tại Việt Nam.

Tổng hợp một số ca khúc nhạc bolero hay
Nếu bạn còn chưa hiểu rõ về khái niệm giọng bolero là gì hay nhịp điệu đặc trưng như thế nào thì các bạn có thể tham khảo một số các ca khúc bolero hay và rất đặc trưng của thể loại này, chắc chắn sẽ có những hình dung rõ nét hơn về thể loại nhạc này.

Bolero là nhạc gì

Ca khúc cô hàng xóm: Được phổ lại lời của nhạc sĩ Nguyễn Bính và được nhạc sĩ Thanh Tùng viết lại lời ca khúc đượm buồn mang nét đặc trưng của dòng nhạc bolero và phù hợp với không gian dân ca Việt Nam mang đến cho người nghe vừa có cảm giác xót thương kết hợp với làn điệu của bolero thật khiến thính giả có chút động lòng với nỗi niềm của nhân vật trong ca khúc.

Duyên phận: Chắc chắn đây là một trong những ca khúc nhạc bolero đặc trưng nhất và được nhiều người ưa thích dưới sự thể hiện của ca sĩ Như Quỳnh sau đó là sự thể hiện của các hậu bối như Lệ Quyên hay sau này là Jangmi, bài hát cũng được sáng tác dựa theo chủ đề chân dung của người phụ nữ Việt Nam, bài hát dù được sáng tác đã lâu nhưng chính thức trở thành hiện tượng ca khúc từ năm 2016.

thể loại nhạc bolero là gì

Mưa rừng: Nằm trong những ca khúc bolero bất hủ của Việt Nam, bài hát mưa rừng do nhạc sĩ Huỳnh Anh sáng tác mở ra những cầu chuyện buồn về tình cảm, trong đó bài hát cũng được mở rộng dưới nhiều hình thức khác nhau như kịch nói, cải lương hay phim ảnh và cũng trải qua nhiều thế hệ ca sĩ cover lại mang những dấu ấn độc đáo riêng biệt.

Sầu lẻ bóng: Bài hát được ca sĩ Lệ Quyên thể hiện cũng là một trong những bài hát rõ nét cho những ai chưa biết hay hiểu rõ về giọng bolero là gì thì chắc chắn đây là một gợi ý để bạn dễ hình dung hơn. Lời ca khúc đượm buồn khắc khoải mang những làn điệu đặc trưng của khúc dân ca cùng nhịp điệu chậm rãi đi sâu vào lòng người.

Ngoài ra một số ca khúc bolero được yêu thích qua nhiều thế hệ có thể kể đến như tình lỡ, hai chuyến tàu hoàng hôn, hai chuyến tàu đêm… Nếu là người ưa thích nghe, thưởng thức và tìm hiểu nhạc bolero Việt Nam nói riêng, chắc chắn các bạn không thể không biết tới những ca khúc này..

* Bolero, dòng nhạc cho tất cả mọi người
Bài : Cát Linh – RFA

Người ta thường hay nói “vận mệnh của một đất nước như thế nào thì âm nhạc của đất nước ấy sẽ như thế”. Có lẽ câu nói này sẽ đúng nếu nói về những ca khúc nhạc Việt Bolero nổi tiếng. Trải qua nhiều thập kỷ, các bản nhạc điệu Bolero vẫn còn được nhắc đến rất nhiều trong hoạt động âm nhạc của Việt Nam, thể hiện qua các cuộc thi trong nước mang tên “Thần tượng Bolero”, “Solo cùng Bolero”.

Để hiểu nhiều thêm về lịch sử cũng như những đặc điểm của thể loại này, mời quí vị cùng trò chuyện với nhạc sĩ lão thành Tuấn Khanh, nữ danh ca Thanh Thuý và nghe lại những tác phẩm Bolero nổi tiếng.

“Trời đêm dần tàn

Tôi đến sân ga đưa tiễn người trai lính về ngàn

Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay

Gió khuya ôi lạnh sao

Ướt nhẹ đôi tà áo…”

[Tàu đêm năm cũ]

Tầu Đêm Năm Cũ [Trúc Phương] – Thanh Thuý

Ca khúc Tàu đêm năm cũ mà quí vị vừa nghe là một trong hàng nghìn ca khúc nhạc Bolero quen thuộc của nền âm nhạc Việt Nam. Khó mà hình dung được vũ điệu trầm buồn, chầm chậm, gần như gắn liền với đời sống bình dị của người Việt Nam lại có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ. Ở Tây Ban Nha, Bolero được khai sinh vào cuối thế kỷ XVIII, và được xem như là một vũ điệu hàn lâm.

Bolero vào Việt Nam từ khi nào?

Không có nhiều tài liệu cho biết Bolero đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam chính xác vào năm nào, nhưng lại nói rằng người đầu tiên mang Bolero vào miền Nam là nhạc sĩ Lam Phương, rồi Trúc Phương, hai nhạc sĩ nổi tiếng với những ca khúc Bolero trữ tình như Nửa đêm ngoài phố, Hai chuyến tàu đêm, Tàu đêm năm cũ…

Riêng cố nhạc sĩ Trúc Phương còn được gọi là ông hoàng của dòng nhạc Bolero.

Thế nhưng, nhạc sĩ lão thành Tuấn Khanh, người còn được biết đến là một ca sĩ với nghệ danh Trần Ngọc, tác giả của bản nhạc Mùa Xuân đầu tiên nổi tiếng được viết từ thập niên 60 ở Sài Gòn cho biết, những tài liệu ấy chưa chính xác lắm.

“Khi ở ngoài Bắc, trước năm 50, 51, 52, 53, 54 bắt đầu di cư vào miền Nam thì chưa có phong trào Bolero, hiếm lắm, tìm mãi mới có 1 bài. Vào đến miền Nam thì thấy bắt đầu từ những người ở Hải Phòng, những nhạc sĩ như Trịnh Hưng, Hoài An, Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, rồi Huyền Linh. Khi ở miền Bắc thì chưa nghe được tác phẩm Lam Phương. Ở Hà Nội thì chỉ nghe đài Sài Gòn, chưa thấy Bolero và chưa thấy tác giả Lam Phương. Khi vào đến trong Nam thì những bản nhạc của Trúc Phương nổi lên.”

Cũng chính vào thời điểm này, có hai ca khúc nổi tiếng khắp nơi, từ các phòng trà, vũ trường, các đại nhạc hội, cho đến những con hẻm nhỏ, và các vùng quê hẻo lánh, đó là “Quán nửa khuya” của nhạc sĩ Tuấn Khanh-Hoài Linh và ”Nửa đêm ngoài phố” của nhạc sĩ Trúc Phương. Cả hai ca khúc đều thành công với một sứ giả mang tâm tình của hai người nhạc sĩ đến cho mọi người, đó là danh ca Thanh Thuý.

“Quán nửɑ ƙhuуɑ đèn mờ theo hơi ƙhói

Ƭrút tâm tư νào đêm νắng cɑnh dài

Quãng đời tôi tàu đêm νắng ƙhông người, νẫn lặng trôi …”

[Quán nửa khuya]

“Khi tôi bắt đầu đi hát là năm 1959. Bolero có trước năm 1960. Những bài Bolero, rumber thời gian 1960 đã có rồi, nhưng không nhiều như bây giờ.”

[Danh Ca Thanh Thuý]

Âm hưởng cải lương và thời cuộc

Vì sao Bolero lại buồn đến như vậy? Và có phải vì như thế mà Bolero lại dễ đi vào lòng người hay không?

Quay trở lại thập niên 50, 60, đó là những năm mà người dân miền Bắc Việt Nam phải trải qua cuộc di tản thứ nhất. Những người nhạc sĩ từ Hải Phòng, vượt qua con sông Bến Hải để tìm đến vùng đất mới. Như nhạc sĩ lão thành Tuấn Khanh nhớ lại, đó là những năm tháng khó khăn, cái nghèo nó ám ảnh cả trong giấc ngủ. Người nhạc sĩ miền Bắc, miền Nam chia nhau điếu thuốc. Rồi nỗi nhớ quê hương bên kia bờ Bến Hải làm cho các nhạc sĩ di cư càng mang nhiều tâm sự. Nhưng đó cũng là lúc mà sự sáng tạo của người nghệ sĩ ở đỉnh cao nhất. Rất nhiều ca khúc nổi tiếng ra đời thời gian ấy. Nhưng tất cả, hầu như là những bản nhạc với nhịp 4/4 chậm buồn, buồn đến nao lòng.

“Ai biết ai vì đời cùng ngược xuôi chung lối mòn

Ngày anh hai mươi tuổi, em đôi tám trăng tròn

Đêm lạnh còn chăn đơn gối lẻ

Chưa buồn khi canh vắng khép đôi mi…”

[Bóng nhỏ đường chiều]

“Thời cuộc có nhưng nó ảnh hưởng từ cải lương ấy. Những bài hát cải lương người ta xuống những câu xề, đặc tính của loại nhạc cải lương nó mùi mẫn lắm. Hát như Chế Linh mà hát nhẫn cỏ cho em đấy, hát nghe mùi lắm, gần với giới bình dân. Những tuồng cải lương nào nó cũng có những tình tiết, mà mùi mẫn, mà cũng khóc được.”

Nếu nói đến cải lương thì ai cũng biết ngay nghệ thuật này có nguồn gốc từ miền Tây sông nước. Ông hoàng Bolero Trúc Phương, Lam Phương, Tô Thanh Tùng là những người được sinh ra ở Trà Vinh, Rạch Giá, Kiên Giang, Đồng Tháp.

Dễ nghe, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, Bolero là những câu chuyện kể nhẹ nhàng, chân tình, không có mỹ từ trau chuốt. Nói theo cách của nhạc sĩ Tuấn Khanh, Bolero là loại nhạc bình dân, gần gũi. Những ca khúc Bolero là những câu chuyện buồn vui quen thuộc xảy ra trong đời sống. Mỗi một người dễ dàng chọn cho mình một, hai hoặc nhiều hơn nữa các ca khúc gắn liền với kỷ niệm mình đã đi qua.

Những người yêu âm nhạc, dù không học nhạc bài bản, nhưng chỉ cần biết vài nhạc lý cơ bản cũng có thể có một buổi văn nghệ khi “chén chú, chén anh”.

Những chàng nghệ sĩ hát rong thường chọn loại nhạc này để mưu sinh trên đường phố. Có lẽ cho đến mấy mươi năm sau, cũng khó ai quên được hình ảnh những người hát rong với cây guitar cũ kỹ, kiếm sống nơi các bến phà, bến xe ở Sài Gòn những năm 80 bằng những ca khúc Bolero buồn bã. Chẳng biết có phải họ đang kể lại câu chuyện của chính đời mình hay không, chỉ cần biết là cả người nghe và người hát đều tìm thấy cái tình của họ, cuộc sống của họ trong đấy.


“Có những đêm dài, anh ngồi nhìn hỏa châu rơi

Nghe vùng tâm tư cháy đỏ xoay ngang lưng trời

Những đóm mắt hỏa châu bừng lên trong màn tối

Như mắt em sáng ngời, theo anh đi ngàn lối

Những đêm không ngủ anh ngồi tâm sự cùng hỏa châu rơi…”

[Những đóm mắt hỏa châu]

Ca sĩ Ánh Tuyết từng nhận xét rằng Bolero dễ hát nhưng không phải ai hát cũng hay. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã thốt lên rằng không ai có thể thay thế những dòng nức nở của danh ca Thanh Thuý hay tiếng hát sầu muộn của Giao Linh khi thể hiện các ca khúc Bolero.

“Đúng là thế. Hát Bolero ai cũng hát được, chỉ có hát hay và dở thôi. Nhưng hát được hay, ngọt ngào, đi vào lòng người thì không phải ai cũng hát được như thế, phải có những người hợp. Ca sĩ cũng thế thôi, phải hát hợp những loại nhạc nào chứ không phải có giọng hay thì hát bài nào cũng hay. Cũng như giọng hát của Thái Thanh, mà hát bản nào uốn quá thì nghe cũng không được thích. Nhưng bài nào cũng uốn, hát như khóc như bài Kỷ vật cho em, Bà mẹ Giao Linh thì không ai hát bằng Thái Thanh cả. Cái loại Bolero thì phải thật sến, thứ thiệt đó, phải tuỳ người, chứ không phải người nào cũng hát được.”

Riêng nữ danh ca Thanh Thuý thì bà cho rằng, đối với người ca sĩ, quan trọng là họ có đặt được tâm hồn của mình vào bài hát để diễn đạt cái vui cái buồn mà tác giả ca khúc mong muốn hay không.

“Nếu mà nói kén thì cũng không đúng. Nói khó thì cũng không khó, dễ thì cũng không dễ. Là vì sao? Mình hát mình làm sao mình đặt tâm trạng mình vào bài hát đó, đó là cái khó. Nếu là một ca sĩ chuyên nghiệp thì điệu nào cũng hát được hết. Mình đưa mình vô bài hát, hát đúng với ý của tác giả mong muốn, đó là chuyện không phải dễ.”

“Ai cho tôi tình yêu

Của ngày thơ ngày mộng

Tôi xin dâng vòng tay mở rộng

Và đón người đi vào tim tôi

Bằng môi trên bờ môi…”

[Ai cho tôi tình yêu]

Như thế, có thể hình dung Bolero như một cô gái nhẹ nhàng, nũng nịu, dễ khóc, chan hoà, gần gũi với mọi người. Nhưng không phải vì thế mà ai cũng có thể dễ dàng thấu hiểu nỗi niềm của cô gái ấy.

“Hồn lỡ sa vào đôi mắt em

Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm

Thầm ước nhưng nào đâu dám nói

Khép tâm tư lại thôi

Đường hoa vẫn chưa mở lối…”

[Về đâu mái tóc người thương]

Nếu hát Bolero dễ mà khó thì sáng tác nhạc Bolero cũng phải tùy do trường phái của người nhạc sĩ. Đối với Văn Cao, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn-Từ Linh hay Trịnh Công Sơn thì không có tác phẩm nào được viết với thể loại Bolero.

Nhưng không phải ca khúc Bolero nào cũng bắt buộc phải sầu bi, dang dở. Nữ danh ca Thanh Thuý khẳng định rằng với bà, không có thể loại nhạc nào là nhạc sến, chỉ có vài ca khúc có lời sến, nhưng không nhiều. Không phải bản nhạc Bolero nào cũng mang mong ước nhà mình chung vách, anh khoét bức tường anh qua thăm em. Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Tuấn Khanh là một Bolero mà ông gọi là “có hậu” và “Bolero mà không phải Bolero”.

“Bao nhiêu thương nhớ gom nhặt đầy anh trở về thăm em

Bao lần ngồi thâu đêm nghe mùa Xuân vừa đến

Em ơi hoa thắm rơi ngập đường trời nắng xế vương vương

Lòng nhớ tới em luôn khi chiều tàn chim gọi đàn…”

[Mùa xuân đầu tiên]

Chính vì vậy, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong một lần trả lời phỏng vấn trong nước có nói rằng, với ông, Bolero là một thể loại nhạc trữ tình. Tuỳ vào người nghe mà dòng nhạc này được gọi là “nhạc vàng’ hay “nhạc sến”.

Và quan trọng hơn là, cho dù là thể loại nào cũng có một giá trị của riêng nó.

Bài đọc thêm

Bài bolero đầu tiên trong âm nhạc Việt

Bài : Vũ Đức Sao Biển

Một câu hỏi đặt ra là nhạc sĩ nào đưa dòng âm nhạc ấy vào nền âm nhạc Việt để viết bài bolero đầu tiên.

Bolero phát xuất từ Tây Ban Nha, do nhạc sĩ Sebastiano Carezo sáng tạo năm 1780, vốn là điệu nhạc nhảy. Điệu nhạc du nhập các nước châu Âu, được các nhạc sĩ viết nhạc cổ điển như Chopin [Ba Lan, 1810 – 1849], Bizet [Pháp, 1838 – 1875] và Debussy [Pháp, 1862 – 1918] sử dụng viết các chương trong các hòa tấu khúc và nhạc kịch của mình. Trong nhạc cổ điển, bolero được viết đầy tính quy luật, tính hàn lâm nên không được quan tâm nhiều. Ngược lại, bolero du nhập các quốc gia vùng Caribe và Nam Mỹ được đón nhận nồng nhiệt bởi nó gần gũi với kiểu chơi nhạc lãng mạn, phóng khoáng của người Mỹ Latin. Nó trở thành âm nhạc của quần chúng.

Bolero Mỹ Latin là một thứ giai điệu phóng khoáng và trữ tình. Nhạc sĩ hai nước Cuba và Mexico có công phát triển bolero, biến tấu nó với các điệu thức tương tự viết theo phép ký âm 4/4, tạo ra hẳn một dòng nhạc bolero mới; xôn xao hơn, rực rỡ hơn, lãng mạn hơn và đậm chất Latin. Dòng nhạc bolero này bao gồm các điệu bolero, rumba, rumba bolero, mambo, calypso, baiao; kể cả tango, tango habanera, chachacha. Mẫu số chung là kiểu viết nhạc 4/4 tương tự nhau; chỗ khác nhau là cách chơi, cách xử lý ca khúc.

Bolero du nhập Việt Nam những năm 1950. Nền tân nhạc non trẻ của Việt Nam đã nhanh chóng thẩm thấu điệu thức ấy, biến nó thành hẳn một dòng nhạc tình ca. Một nhạc sĩ tài hoa kiêm nhà nghiên cứu âm nhạc đã viết thành công bài rumba bolero đầu tiên, sau này trở thành bài tình ca nổi tiếng trong thế kỷ 20. Đó là nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn với ca khúc Nắng chiều.

Lê Trọng Nguyễn [ 1926 – 2004 ]

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn tên thật là Lê Trọng, sinh năm 1926 tại Quảng Nam, hội viên của Hội Tác giả, nhạc tác gia và nhà xuất bản âm nhạc Pháp [Société des Auteurs, Compositeurs et Editeurs de Musique – SACEM]. Chữ “Nguyễn” trong bút danh của ông là họ của người mẹ. Nhà ông là Trường tư thục Hoàng Hồ nằm trên đường Nhật Bản [cũ], sau này đổi tên là đường Cường Để và nay là đường Trần Phú trong khu phố cổ Hội An [Quảng Nam].

Lê Trọng Nguyễn viết Nắng chiều năm 1952. Hình tượng gợi cảm xúc trong ca khúc này là một cô gái dịu dàng người gốc Quy Nhơn [Bình Định] đang ở cùng cha mẹ tại Hội An. Ca khúc được thu thanh lần đầu tiên năm 1953 bằng đĩa than 33 tours do Hãng đĩa Việt Nam [Sài Gòn] sản xuất với tiếng hát của danh ca Minh Trang. Chính Lê Trọng Nguyễn soạn hòa âm và phối khí cho dàn nhạc chơi bài này.

Thật không ngờ, bài tình ca viết với điệu thức rumba bolero đầu tiên lại có sức chinh phục và cuốn hút người nghe đến vậy. Nắng chiều được phát liên tục trên Đài phát thanh Sài Gòn, Đài Pháp Á [đường Hàm Nghi, Sài Gòn] và Đài phát thanh Huế. Lúc bấy giờ, người ta chỉ được nghe nhạc qua sóng phát thanh từ radio; nhà nào sang lắm mới có được máy pick up hát đĩa than. Nhiều thế hệ ca sĩ sau bà Minh Trang như Quỳnh Giao, Mai Hương, Kim Tước, Hà Thanh và các ông Anh Ngọc, Ngọc Long cùng hát Nắng chiều và cũng được người yêu nhạc tán thưởng.

Lê Trọng Nguyễn viết Nắng chiều đúng quy chuẩn của một ca khúc, xét về mặt nhạc pháp. Ca khúc được viết với cung sol trưởng; mỗi ô nhịp 4/4 rất ít nốt nên tiết tấu khoan thai, vận dụng nhịp ngoại tài tình, chuyển âm giai rất phong phú. Đặc biệt, đoạn điệp khúc được ông biến tấu qua mi thứ – âm giai tương đương cùng bộ khóa, nên giai điệu ca khúc rất mềm mại và đẹp. Âm hình cấu tạo của ca khúc gồm đoạn A [A1 + A2] + B [B1 + B2] + A’ [giống như A2]. Cấu trúc ca khúc cổ điển nhưng nội dung lại hàm chứa nét nhạc hiện đại và lãng mạn như phong cách rumba bolero Mỹ Latin.

Ca từ của Nắng chiều giàu tính văn học, giàu chất thơ, tỏ rõ tác giả là con người từng thẩm thấu một cách sâu đậm văn chương Việt Nam: “Qua bến nước xưa lá hoa về chiều/Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa/Khi đến cuối thôn chân bước không hồn/Nhớ sao là nhớ đến người ngày xưa… Anh nhớ xót xa dưới tre lá ngà/Gợn buồn nhìn anh, em nói mến anh/Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi/Nhớ em dịu dàng nắng chiều ngừng trôi « 

Bạn để ý đấy, một bài tình ca rất lãng mạn nhưng không hề có động từ “yêu” hay danh từ “người yêu” nào trong đó. Ngay cô gái ngày ấy cũng chỉ được mô tả là “Gợn buồn nhìn anh em nói mến anh” chứ không nói “yêu anh”, bởi nói “yêu anh” thì nghe phàm tục quá! Đúng ra, có một chỗ tác giả viết “Hình bóng yêu kiều kề hoa tím, biết đâu mà tìm” nhưng “yêu kiều” ở đây là tính từ mất rồi. Tình ý của ca khúc thật nhẹ nhàng nhưng quá đỗi sâu lắng, say đắm, nhớ nhung.

Bản nhạc được các nhà xuất bản An Phú [Sài Gòn], Tinh Hoa [Sài Gòn] và Tinh Hoa [Huế] in ra nhiều lần thành bài rời; mỗi lần in khoảng 3.000 bản. Năm 1958, nữ ca sĩ Nhật Bản Satsuki Midori gặp Lê Trọng Nguyễn và đã dịch bài hát sang ca từ tiếng Nhật với tựa đề Việt Nam tình ca, thu thanh ở Tokyo. Năm 1960, nữ ca sĩ Đài Loan Kỷ Lộ Hà cũng đã gặp ông, hát và thu thanh với ca từ tiếng Quan thoại do Thận Chi viết; tựa đề ca khúc là Tịch dương. Cả hai nữ danh ca này có vẻ như rất mến mộ Lê Trọng Nguyễn. Sau đó, Nắng chiều còn được dịch qua tiếng Anh, tiếng Thái và tiếng Khmer với nhiều ca sĩ hát, trở thành một bài Á châu tình ca!

Vậy đó, Nắng chiều với phong cách rumba bolero đầu tiên đã trở thành bài tình ca đẹp nửa sau thế kỷ thứ 20 trong âm nhạc Việt Nam. Nó thoát hẳn phong cách xôn xao, rực rỡ và khá nhanh của dòng bolero Mỹ Latin; tạo nên một phong cách bolero Việt Nam chậm và kể lể [lento recitativo], chậm và diễn cảm [lento expressivo]. Về sau này, Lê Trọng Nguyễn tiếp tục lối sáng tác ấy để viết hai ca khúc Bến giang đầu [Nắng chiều 2] và Chim chiều không tổ. Hai ca khúc này đều viết với cung re trưởng; chất bolero thật đậm nét. Ông còn là người dung nạp tài hoa các điệu nhạc đặc trưng của Mỹ và đảo Hawaii như jazz, blue, boston rock, slow để viết những bài tình ca khác.

Các nhạc sĩ hòa âm sau này đã hòa âm cho ca sĩ hát Nắng chiều với các điệu khác nhau như rumba, bolero, calypso, baiao hoặc nhanh hơn chút nữa thì chachacha. Từ năm 1955 trở đi, miền Nam phát triển một hệ tình ca mới chủ yếu sử dụng dòng bolero làm chủ đạo. Nhạc sĩ Trúc Phương [Nguyễn Thiện Lộc] đẩy bolero chậm lại hơn nữa, dung hợp với phong cách dân ca Nam bộ sáng tác một loạt bài tình ca bolero cung thứ với ca từ rất lạ, được xem là “vua bolero” Sài Gòn. Nhiều nhạc sĩ khác cũng đồng thời dùng bolero viết tình ca, hình thành hẳn một dòng nhạc bolero trữ tình, đặc sắc, gần gũi với đông đảo người nghe nhạc.

Vũ Đức Sao Biển
———————————————————————————–

NGUỒN GỐC CỦA NHẠC BOLERO23/04/2019 Chia sẻ 1444
Trong vòng nhiều thập niên, đã có một sự nhầm lẫn về nguồn gốc bolero. Tuy có cùng một tên gọi, nhưng chữ bolero lại thể hiện hai điều khác hẳn nhau.

Điệu Bolero ở Tây Ban Nha
Trong vòng nhiều thập niên, đã có một sự nhầm lẫn về nguồn gốc bolero. Tuy có cùng một tên gọi, nhưng chữ bolero lại thể hiện hai điều khác hẳn nhau.

Chữ bolero là một vũ điệu truyền thống của Tây Ban Nha, khai sinh vào cuối thế kỷ XVIII. Còn tại Cuba, bolero là một trường phái âm nhạc ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Phạm trù và ngữ cảnh giúp cho ta phân biệt một bên là vũ điệu của vương triều Tây Ban Nha, còn bên kia là điệu nhạc dân gian đến từ Cuba. Tại Tây Ban Nha, người đầu tiên định hình bolero như một điệu vũ hàn lâm là vũ sư Sebastián Lorenzo Cerezo.

Điệu nhảy bolero

Bolero là một vũ điệu truyền thống thịnh hành trong giới thượng lưu Tây Ban Nha

Nhờ ông Sebastián Lorenzo Cerezo mà vũ điệu bolero trở nên thịnh hành dưới triều vua Charles đệ tam [trị vì từ năm 1759 đến 1788]. Theo các nhà nghiên cứu, về mặt ngữ vựng, bolero có lẽ xuất phát từ chữ volero, biệt danh của vũ sư Tây Ban Nha do mỗi lần biểu diễn các điệu nhảy, ông thường lã lướt tung bay như thể gót chân tha thướt nhẹ nhàng không bao giờ chạm đất.

Tuy cách viết khác biệt, nhưng trong tiếng Tây Ban Nha hai chữ b và v đều có lối phát âm y hệt như nhau. Và khi đem ra so sánh với thể điệu khiêu vũ bolero mà ta thường thấy bây giờ, thì vũ điệu hàn lâm theo nghi thức truyền thống của Tây Ban Nha ít có liên quan gì với điệu nhảy cặp thời nay [khiêu vũ xã hội]. Nói cho chính xác, thì theo cách phân loại thời nay, người ta nhảy điệu rumba trên nền nhạc bolero.

Chữ bolero xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1794 trong quyển sách biên khảo về nghệ thuật bolero trong vương triều Tây Ban Nha ‘’La Bolerologia … en la corte de España’’ của tác giả Juan Jasinto Rodríguez de Calderón. Năm năm sau [1799], đến phiên nhà nghiên cứu Juan Antonio Iza Zamácola phát hành một quyển sách khác nói về vũ điệu hàn lâm bolero. Cả hai tác giả đều đồng ý trên một điểm, bolero biến hóa từ vũ điệu seguidilla [tiếng Pháp gọi là séguédille hoặc séquidille], nguyên là một điệu nhảy truyền thống có từ thế kỷ XVII của vùng Andalucia.

Bất cứ điệu vũ nào cũng cần có tiếng nhạc và người đầu tiên sáng tác nhạc cho vũ điệu hàn lâm bolero là nghệ sĩ tây ban cầm cổ điển Fernando Ferandiere [1740-1816], mở đường sau này cho tác giả Manuel de Falla [1876-1946], một trong bốn gương mặt Tứ Quý của làng nhạc Tây Ban Nha. Lối sáng tác này gợi hứng sau đó cho nhiều nhà soạn nhạc cổ điển, điển hình là Frederic Chopin [1810-1849] hay Maurice Ravel [1875-1937], cho dù các tác phẩm của họ dù mang tên là ‘’bolero’’ nhưng cũng chẳng ăn nhập gì với điệu nhạc bolero mà ta thường nghe thời nay.

Fernando Ferandiere [1740-1816]

Fernando Ferandiere nghệ sĩ guitar nổi tiếng của thế giới nửa đầu thế kỷ XIX, một trong những gương mặt Tứ quý của nền Âm nhạc Tây Ban Nha

Nhạc Bolero ở Cuba
Nhạc Bolero sản sinh tại Cuba chính là những điệu nhạc mà ta thường nghe thấy hiện nay.

Nếu xét đơn thuần về thể loại âm nhạc, thì trường phái bolero nẩy sinh từ Cuba vào cuối thế kỷ XIX và hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng nó có cùng một cội nguồn với điệu nhạc trova, một thể loại ‘‘du ca’’ của Tây Ban Nha. Cha đẻ của dòng nhạc bolero Cubano là nhạc sĩ đàn ghi ta José Sánchez [1856 – 1918], mà nhiều người gọi một cách thân mật là Pepe Sánchez.

Cha đẻ nhạc bolero

Pepe Sánchez [cha đẻ nhạc Bolero] và ban nhạc 5 thành viên của mình

Sinh trưởng tại Santiago de Cuba, José Pepe Sánchez xuất thân từ một gia đình nghèo, không được cho ăn học tới nơi tới chốn, cho nên ông chọn học nghề thợ may. Nhờ có năng khiếu âm nhạc và lỗ tai rất thính, ông tự học nhạc bằng cách mò mẫm chơi đàn, ông sáng tác rất nhiều ca khúc nhưng tất cả đều là chơi thuộc lòng, chứ không có bài nào được ghi chép một cách bài bản. Chính cũng vì vậy mà sau ngày ông qua đời, có rất nhiều bài hát bị lãng quên, do không được lưu trữ qua dàn bè, qua văn bản.

Theo nhà nghiên cứu Luis Antonio trong quyển sách nói về lịch sử của dòng nhạc bolero tại Cuba [Historia del bolero cubano], bản nhạc bolero đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1883 do chính José Pepe Sánchez sáng tác mang tựa đề ‘’Me Entristeces, Mujer’’ mà sau này người ta thường hay gọi một cách ngắn gọn là ‘’Tristezas’’ [Những nỗi buồn].

Bản nhạc này được diễn lần đầu tiên vào giữa thập niên 1880 trong ban nhạc Santiagueros Trovadores Quintet, gồm tổng cộng là 5 thành viên, ngoài nhà sáng lập José Pepe Sánchez còn có tay đàn Emiliano Blez, Pepe Figarola và hai anh em nhạc sĩ Ferrer và Luis Felipe Bernabe Portes. Nhưng mãi đến gần nửa thế kỷ sau bài hát mới được ghi âm trên đĩa nhựa.

Bolero thịnh hành trên thế giới
Khai sinh từ Cuba, dòng nhạc bolero sau đó đã nhanh chóng lan tỏa ra nước ngoài và bén rễ tại các quốc gia Nam Mỹ và ở vùng biển Caribê, tiêu biểu nhất là Puerto Rico. Riêng tại Mêhicô, dòng nhạc bolero chính thức ra đời vào đầu những năm 1920, thời mà các tác giả Trung Mỹ lao vào phong trào sáng tác theo thể điệu này. Bản nhạc bolero đầu tiên nổi tiếng trên khắp Nam Mỹ là bài Lágrimas Negras do nhạc sĩ Miguel Matamoros sáng tác vào năm 1929. Bản thứ nhì là bài El Manisero, ghi âm vào năm 1930, cả hai bài này phá kỷ lục số bán với hơn một triệu bản.

Xem thêm tại bài viết Sự phát triển và thịnh thành của nhạc Bolero tại Cuba

Còn trên toàn thế giới bài bolero nổi tiếng đầu tiên nhờ các phiên bản chuyển dịch là nhạc phẩm Quiéreme Mucho của Gonzalo Roig sáng tác vào năm 1931, tức là một thập niên trước Besame Mucho của Consuelo Velázquez. Trước Besame Mucho cũng có nhạc phẩm Perfidia viết vào năm 1939, mà theo các nhà phê bình đánh dấu một bước ngoặt trong cách soạn nhạc bolero, từ lối soạn cấu trúc cho đến cách đặt ca từ.

Gonzalo

Gonzalo Roig người đưa nhạc bolero nổi tiếng thế giới

Quiéreme Mucho – một bản đàn với guitar sưu tầm trên internet. Quiéreme Mucho là 1 trong 10 ca khúc bất hủ trên thế giới. Tính đến nay đã có hơn 1000 phiên bản ghi âm ca khúc này

Nhờ đâu Bolero làm say đắm người nghe?
Sức hấp dẫn của bolero không chỉ nằm trong giai điệu tình tứ ngọt ngào mà còn nằm trong nhịp điệu du dương lãng mạn, có thể hoà quyện nuôi dưỡng nhiều dòng nhạc khác để cho ra đời latin jazz, bolero són, bolero salsero, bolero ranchero … Một khi lên ngôi nhờ các bài hát như Besame Mucho [1941] và Historia de un Amor [1955] mỗi bài đều có hàng ngàn phiên bản ghi âm, dòng nhạc bolero trải qua một thời kỳ huy hoàng trong nhiều thập niên liền.

Vẻ đẹp và sự cuốn hút của nhạc bolero

Ngôn từ đẹp, giai điệu buồn sâu lắng của Bolero khiến nó trở thành dòng nhạc được ưa thích trên thế giới

Cho dù dòng nhạc bolero sau đó có phần thoái trào tùy theo thị hiếu của khán thính giả, nhưng điệu nhạc bolero của người La Tinh vẫn tiếp tục làm cho bao tâm hồn nhức nhối suy ngẫm, bao trái tim thổn thức say đắm, bất kể những thăng trầm của dòng đời tháng năm.

Nguồn tham khảo: //vi.rfi.f.12

Video liên quan

Chủ Đề