Vì sao hiv aids là căn bệnh thế kỷ

Hậu quả tiềm ẩn của việc tiếp xúc với HIV đã thúc đẩy sự phát triển của các chính sách và thủ tục, đặc biệt là điều trị dự phòng, để giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế.

Điều trị dự phòng được chỉ định sau

  • Thương tích xuyên thấu liên quan đến máu nhiễm HIV [thường là kim tiêm]

  • Tiếp xúc nhiều màng nhầy [mắt hoặc miệng] với các dịch cơ thể bị nhiễm bệnh như tinh dịch, chất dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể có chứa máu [ví dụ, dịch ối]

Các chất dịch cơ thể như nước bọt, nước tiểu, nước mắt, tiết nước mũi, ói mửa, hoặc mồ hôi không được coi là có khả năng lây nhiễm trừ khi chúng có máu rõ rệt.

Sau khi tiếp xúc với máu, khu vực tiếp xúc cần được làm sạch ngay bằng xà phòng và nước để tiếp xúc với da và có chất sát khuẩn cho vết thương đâm thủng. Nếu niêm mạc phơi nhiễm, cần rửa bằng một lượng lớn nước.

  • Thời gian kể từ khi phơi nhiễm

  • Thông tin lâm sàng [bao gồm các yếu tố nguy cơ và các xét nghiệm huyết thanh học đối với HIV] về bệnh nhân nguồn cho việc tiếp xúc và người tiếp xúc

Loại phơi nhiễm được định nghĩa bởi

  • Cho dù phơi nhiễm có liên quan đến vết thương thâm nhập [ví dụ, kim chích, cắt bằng vật sắc nhọn] và tổn thương sâu như thế nào

  • Cho dù chất lỏng có tiếp xúc với da không nguyên vẹn [ví dụ như nứt da hay khô] hoặc niêm mạc

Nguy cơ lây nhiễm khoảng 0,3% [1: 300] sau khi phơi nhiễm qua da điển hình và khoảng 0,09% [1: 1100] sau khi tiếp xúc với niêm mạc. Những rủi ro này khác nhau tuỳ vào lượng HIV truyền cho người bị thương; số lượng HIV lây truyền bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tải lượng vi rút của nguồn và loại kim tiêm [ví dụ, rỗng hoặc dạng đặc]. Tuy nhiên, những yếu tố này không còn được tính đến trong các khuyến cáo về PEP.

Nguồn lây nhiễm cần được chú ý cho dù nó được biết hoặc không rõ. Nếu không biết nguồn [ví dụ: kim trên đường phố hoặc trong thùng đựng chất thải], rủi ro cần được đánh giá dựa trên các trường hợp phơi nhiễm [ví dụ: liệu phơi nhiễm xảy ra ở khu vực có tiêm chích, hay có kim tiêm đã dùng được bỏ đi trong một cơ sở điều trị nghiện ma túy]. Nếu nguồn được biết nhưng tình trạng HIV thì không, nguồn được đánh giá về các yếu tố nguy cơ HIV, và dự phòng được xem xét [xem bảng khuyến cáo dự phòng phơi nhiễm. Các đề xuất dự phòng sau phơi nhiễm sau phơi nhiễm sau phơi nhiễm

Mục tiêu là bắt đầu PEP ngay sau khi tiếp xúc càng sớm càng tốt nếu phòng ngừa được bảo đảm. CDC khuyến cáo nên cung cấp PEP trong vòng 24 đến 36 giờ sau khi tiếp xúc; khoảng cách dài hơn sau khi phơi nhiễm đòi hỏi sự tư vấn của chuyên gia.

Nếu vi rút của nguồn được biết hoặc nghi là có khả năng kháng 1 loại thuốc, cần có sự tư vấn một chuyên gia về liệu pháp kháng retrovirus và HIV. Tuy nhiên, các bác sĩ lâm sàng không nên trì hoãn PEP trong khi chờ ý kiến chuyên gia hoặc thử nghiệm tính nhạy cảm của thuốc. Ngoài ra, các bác sỹ lâm sàng nên đánh giá ngay lập tức và tư vấn trực tiếp và không chậm trễ theo dõi chăm sóc.

HIV/AIDS là căn bệnh nhiễm trùng cả đời. Dịch HIV/AIDS lan rộng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chính trị và giống nòi. Hãy cùng ISOFHCARE tìm hiểu đặc điểm của căn bệnh thế kỷ này qua bài viết dưới đây nhé!

Dịch HIV/AIDS là đại dịch của toàn cầu

Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Mỹ. Từ năm 1985, khi sinh phẩm chẩn đoán được bán rộng rãi trên thị trường, việc xét nghiệm phát hiện HIV trở nên dễ dàng hơn, cho đến nay người ta thấy HIV đã xuất hiện trên toàn cầu. Đến cuối năm 2010, ít nhất trên toàn thế giới đã có 33,3 triệu người nhiễm HIV còn sống và hơn 30 triệu người đã tử vong vì AIDS. Cứ mỗi ngày lại có thêm 14.000 người mới bị nhiễm HIV, trong đó 95% số mới nhiễm xảy ra ở các nước nghèo. Hiện nay số người nhiễm HIV ở châu Phi cao nhất thế giới, sau đó là khu vực châu Á. Để đối phó với tình hình dịch lan tràn, Chương trình AIDS toàn cầu đã lồng ghép trong các chương trình của Tổ chức Y tế thế giới. Tính đến tháng 6 năm 1995, UNAIDS đã được thành lập dựa trên 6 tổ chức [WHO, UNDP, UNESCO, UNFPA, UNICEF và World Bank] để điều phối công tác phòng chống AIDS.

HIV virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

- Ở Việt Nam, người nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 12/1990. Đến cuối tháng 12/1998, dịch đã lan tràn ra các tỉnh thành. Đến ngày 30/9/2010, số người được phát hiện nhiễm HIV trên toàn quốc còn sống là 180. 312 trường hợp, trong đó có 42339 trường hợp AIDS và tổng số người đã tử vong là 48368 trường hợp. - Những người nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 20 - 39, chiếm trên 80% số người nhiễm HIV. Nhiễm HIV ở Việt Nam chủ yếu ở người nghiện chích ma tuý có liên quan với việc dùng chung bơm kim tiêm. Thời kỳ đầu dịch chủ yếu xảy ra ở nhóm người có hành vi nguy cơ cao, như nghiện chích ma tuý và gái mại dâm, sau đó lan dần vào cộng đồng.

- Các nhà kinh tế đã phân chia diễn biến của dịch thành 5 giai đoạn. Càng ở giai đoạn sau, dịch càng gây tác hại nhiều hơn.

  • Giai đoạn 1: Bắt đầu xuất hiện người nhiễm HIV. 

Do tính chất nguy hiểm của dịch, nhiều người sợ hãi xa lánh dẫn đến phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền đối với người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV có thông tin giáo dục truyền thông hạn chế. Ngành Y tế phải triển khai công tác giám sát dịch rất tốn kém.

  • Giai đoạn 2: là khi đã xuất hiện người ở giai đoạn AIDS và tử vong vì AIDS. 

Ở giai đoạn này, cần phải nâng cấp các cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương về công tác vô trùng và tiệt trùng, cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng và chữa bệnh [như găng tay, bơm kim tiêm...], trang bị máy móc, sinh phẩm phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh cơ hội [như máy đếm tế bào CD4, CD8...], thực hiện an toàn truyền máu, đào tạo lại đội ngũ cán bộ... Điều này đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, chưa kể kinh phí điều trị trực tiếp cho người bệnh [khoảng 1500 USD]. Ngoài ra còn những chi phí gián tiếp, như ngày công lao động của người chăm sóc, cơ quan, đoàn thể... còn tốn kém hơn nhiều. Khi bệnh nhân tử vong thường gây đảo lộn cuộc sống và tâm lý chung của gia đình và cộng đồng. Hiện nay Việt Nam đang ở giai đoạn này. 

  • Giai đoạn 3: là giai đoạn phải giải quyết những nhu cầu của những người còn sống sót. 

Hầu hết số người nhiễm HIV đều ở lứa tuổi trẻ từ 15 đến 49 tuổi và giai đoạn AIDS ở độ tuổi trung bình là 48 tuổi, độ tuổi đang là trụ cột gia đình. Vì vậy, khi AIDS lan rộng vào cộng đồng buộc xã hội phải hỗ trợ, làm tăng các gánh nặng cho xã hội.

  • Giai đoạn 4: là giai đoạn AIDs đã lan tràn mạnh mẽ vào cộng đồng, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, chính trị. 

Thậm chí, dịch HIV/AIDS sẽ gây ảnh hưởng đến những người có kỹ năng lao động cao, gây đình trệ sản xuất, nhà nước phải đầu tư đào tạo người thay thế. Dịch AIDS làm giảm GDP từ 4 -12% tuỳ theo từng khu vực, và ảnh hưởng nhiều đến các thành tựu kinh tế, xã hội. 

  • Giai đoạn 5: là giai đoạn ảnh hưởng lâu dài của dịch đối với giống nòi. Khi dịch AIDS lan tràn và kéo dài sẽ gây tử vong cho nhiều người, nhiều gia đình, nhiều chủng tộc dẫn đến tiệt chủng.

Những con đường lây nhiễm bệnh HIV.

2. Biểu hiện triệu chứng

a. Phân loại lâm sàng

Hiện nay, trên thế giới phân loại lâm sàng dựa trên phát triển tự nhiên của HIV/AIDS, do Trung tâm giám sát bệnh tật tại Mỹ đưa ra và được Tổ chức Y tế thế giới chấp nhận, bổ sung [năm 1988]. Phân loại này chia nhiễm HIV thành 4 nhóm:

Nhóm I: Nhiễm trùng cấp do HIV [sơ nhiễm]. 

Nhóm II: Nhiễm trùng do HIV không có triệu chứng. 

  • Không có rối loạn về sinh học. 
  • Có rối loạn về sinh học. 

Nhóm III: Nổi hạch toàn thân dai dẳng. 

Nhóm IV:

  • IVa: bệnh lý toàn thân như: sốt trên 38 độ C kéo dài trên một tháng, sụt cân trên 10% thận trọng, ỉa chảy kéo dài trên một tháng không rõ nguyên nhân.
  • IVb: các bệnh lý thần kinh như: bệnh não do nhiễm HIV như rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần, viêm màng não, bệnh lý tủy và bệnh thần kinh ngoại biên.
  • IVc: có ít nhất một bệnh nhiễm trùng cơ hội chỉ điểm AIDS, như Viêm phổi do P, carinii, nhiễm Cryptosporidium, bệnh do Toxoplasma, Isospora belli, Histoppasma, nhiễm nấm Cryptococcus, bệnh do Mycobacteria không điển hình, nhiễm trùng do Herpes kéo dài, CMV, viêm não chất trắng đa ổ tiến triển. Có ít nhất một trong 6 bệnh sau: bạch sản lưỡi, nhiễm Salmonella tái đi tái lại, nhiễm Nocardia, nhiễm nấm Candida, lao lan tràn.
  • IVd: ung thư phát như sarcome kaposi, u lympho không phải Hodgkin, u lympho bào B, u lympho nguyên bào miễn dịch.
  • IVe: viêm phổi kẽ tăng lympho, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy kiệt.

Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

b. Biểu hiện lâm sàng 

Các biểu hiện lâm sàng tương ứng với các giai đoạn phát triển của bệnh.

- Thời kỳ sơ nhiễm

Hầu hết người bị nhiễm HIV đều không có biểu hiện lâm sàng của thời kỳ này. Chỉ có khoảng 20% có một số các biểu hiện giống cảm cúm, hoặc giống như bệnh cảnh bệnh tăng bạch cầu đa nhân nhiễm khuẩn. 

  • Bệnh nhân có sốt 38- 39°C, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. Có thể bị sưng hạch vài nơi, phát ban dạng sởi hoặc sẩn ngứa trên da. Một số trường hợp có dấu hiệu viêm màng não nước trong. Xét nghiệm máu có tăng bạch cầu đơn nhân, tăng men gan ở mức độ trung bình. 
  • Tất cả các biểu hiện sẽ tự ổn định trong vòng 8-10 ngày. Sau khoảng 2-12 tuần hoặc hơn, trong máu mới xuất hiện kháng thể đặc hiệu. 
  • Thời gian kể từ khi bị nhiễm cho đến khi xuất hiện kháng thể trong máu được gọi là "thời kỳ cửa sổ". Tuy ở thời kỳ này xét nghiệm máu âm tính, song có khả năng lây bệnh cho cộng đồng qua các hành vi nguy cơ.

Bệnh có thể không có biểu hiện trong nhiều năm.

- Thời kỳ nhiễm trùng không có triệu chứng

Thời kỳ này mặc dù xét nghiệm máu có HIV dương tính, nhưng người nhiễm không có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng và tiếp tục có thể lây bệnh cho cộng đồng. Diễn biến của thời kỳ này thường theo ba hướng:

  • Hướng thứ nhất: do thay đổi hành vi, luyện tập thân thể và có chế độ ăn hợp lý, người nhiễm HIV có thể sống trong nhiều năm khỏe mạnh [tới hàng chục năm hoặc hơn] mà không có biểu hiện gì trên lâm sàng.
  • Hướng thứ hai: HIV diễn biến tự nhiên, phá huỷ các tế bào miễn dịch, người bệnh diễn biến qua giai đoạn hạch dai dẳng rồi diễn biến thành AIDS trong vòng 5-7 năm. Có ý kiến cho rằng, HIV/AIDS có thể cũng giống như một số bệnh khác, khoảng 5% số người mắc sẽ khỏi và trở thành người lành mang trùng hoặc một số người mặc dù tiếp xúc với mầm bệnh nhưng không bị nhiễm. Đó là những trường hợp trong máu xuất hiện gamma chemokine MIP anpha 1, beta 1 và rante.
  • Hướng thứ ba: bệnh diễn biến nhanh ở những người đã nhiễm HIV tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nên nhiễm thêm các chủng HIV khác, hoặc người có bội nhiễm các bệnh khác như bệnh lý đường tình dục [lậu, giang mai]. Đây sẽ là những tác nhân kích hoạt phần gen của HIV đang tích hợp trong tế bào phát triển nhanh, và tấn công tiêu huỷ các tế bào miễn dịch, và diễn biến nhanh đến AIDS.

- Giai đoạn bệnh hạch dai dẳng toàn thân

Thời kỳ này có thể gặp ở một số người HIV dương tính. Thường sưng hạch vùng cổ và nách. Hạch to 1-3cm to dần và diễn biến trong 3 tháng. Sinh thiết hạch chủ yếu thấy hiện tượng tăng sinh. Hạch không đau và cũng không có ý nghĩa tiên lượng trừ khi hạch đang to nhưng lại teo nhỏ đột ngột có thể diễn biến thành AIDS nhanh hơn.

- Giai đoạn cận AIDS và AIDS

Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu không đặc biệt như sụt cân, vã mồ hôi ban đêm, sốt kéo dài, họ và ỉa chảy kéo dài trên một tháng, ngứa hoặc viêm da mủ toàn thân dai dẳng. 

Xuất hiện các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh lý thần kinh, các khối u và ung thư dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến khi diễn biến thành AIDS thay đổi tuỳ thuộc nhiều yếu tố như liều lây nhiễm, chủng virus, cơ địa, hành vi nguy cơ. 

Phụ nữ nhiễm HIV khi có thai sẽ diễn biến thành AIDS nhanh hơn. Trẻ em nhiễm HIV từ người mẹ, khoảng 40% sẽ tử vong nhanh trong năm đầu, số còn lại có thời gian biểu hiện của giai đoạn AIDS khi 5 tuổi.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề