Tại sao mỏi chân khi ngủ

Đau nhức bắp tay bắp chân về đêm tưởng chừng như chỉ là biểu hiện của việc nằm sai tư thế khiến trọng lượng cơ thể dồn về hai vị trí này. Tuy nhiên những cơn đau nhức khó chịu kéo dài còn là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe. Ths Nguyễn Minh Hoàng sẽ giải thích nguyên nhân, các bệnh lý liên quan và cách điều trị kịp thời qua bài viết dưới đây.

Vì sao đau nhức bắp tay bắp chân về đêm?

Đau nhức bắp tay bắp chân về đêm xảy ra chủ yếu do 2 yếu tố, nguyên nhân từ xa và nguyên nhân tại chỗ. Nguyên nhân từ xa là những tác động từ bên trong cơ thể như chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức ở vùng bắp chân. Cơn đau dễ dàng cảm nhận như tê buốt, nóng rát, râm ran như điện giật giống với các kiểu đau thần kinh.

Nguyên nhân còn lại là các tác động tại chỗ lên cơ, các mạch máu như tổn thương tác động bên ngoài do va đập, chuột rút, sai tư thế, tắc mạch máu khiến máu khó lưu thông. Vận động nhiều gây đau mỏi cơ, căng cơ cũng là tác nhân khiến bạn hay bị nhức bắp tay bắp chân.

Như vậy, đau nhức bắp tay bắp chân có thể do một số nguyên nhân cụ thể như:

  • Đau nhức bắp chân, bắp tay do thay đổi thời tiết
  • Đau mỏi bắp chân khi ngủ do thiếu nước, thiếu chất
  • Chân tay rã rời ban đêm do vận động mạnh
  • Đau nhức mỏi bắp chân bắp tay khi mang thai
  • Mỏi cơ chân cơ tay do lão hóa
  • Đau nhức bắp thịt do điều trị ung thư
  • Tê mỏi bắp chân bắp tay do bệnh lý

Người mệt mỏi chân tay rã rời không chỉ đơn thuần là các tác động bên ngoài, gây nên tổn thương ngoài da mà còn do một số yếu tố bệnh lý như các vấn đề sinh học đối với phụ nữ mang thai, bệnh lý thần kinh tọa hoặc liên quan đến mạch máu. Cụ thể:

Một số bệnh lý liên quan đến đau nhức bắp tay, bắp chân về đêm.

Người bệnh gặp phải chứng suy giãn tĩnh mạch thường có cảm giác chân tay nặng nề, rã rời, yếu cơ cảm giác rõ hơn vào chiều tối trở đi, tê lòng bàn chân, căng tức bắp chân và chuột rút về đêm.

Viêm gân gót hay viêm gân Achilles là các hoạt động quá sức, tạo áp lực lên gân Achilles dẫn đến tình trạng đau nhức bắp chân sau, sưng tấy và hạn chế cử động khi gập bàn chân.

Các dây thần kinh chạy dọc cơ thể, khi đĩa đệm bị trượt khỏi đốt sống, gây chèn ép vào dây thần kinh sẽ gây nên đau thần kinh tọa với cảm giác tê bì, nhức vùng cẳng chân, mặt sau đầu gối hoặc bắp tay, bắp chân.

Đau lưng lan xuống mông – Cơn đau có thể lan xuống bắp chân

Các đối tượng người lớn tuổi thường hay gặp phải chứng đau nhức tay chân về đêm hoặc bất cứ khi nào nằm nghỉ ngơi, hay phải đấm bóp liên tục. Chứng chân tay bồn chồn này thường được gọi là hội chứng Wittmaack-Ekbom với các biểu hiện cụ thể là:

  • Đau nhức mỏi bắp thịt, không phải ở khớp
  • Cơn đau tăng lên khi bắt đầu nghỉ ngơi
  • Cần phân biệt rõ với đau nhức xương khớp khi bùng phát nhiều về đêm và sáng sớm

Đây là một dạng tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng đến bàn chân, cẳng chân, cánh tay và bàn tay. Tình trạng này là biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu cao, các yếu tố di truyền hoặc viêm dây thần kinh.

Đau thần kinh ngoại biên do tiểu tường có thể đi kèm các triệu chứng:

  • Đau mỏi, chân tay rã rời
  • Chuột rút
  • Cơ yếu
  • Mất thăng bằng, tê mỏi
  • Suy giảm cảm giác

Một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ lên cơ, ví dụ như các thuốc hạ mỡ máu statin [Fluvastatin, Atorvastatin], biểu hiện chủ yếu là:

  • Mệt mỏi, đau nhức và yếu cơ bắp, đôi khi đau nặng đến mức bệnh nhân phải nằm tại chỗ hoặc ngừng vận động
  • Thường xuyên xảy ra chuột rút
  • Việc đau nhức thường xảy ra ở các chi dưới và ít tập trung ở chi trên
  • Trường hợp này nên báo lại với bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Theo Ths Nguyễn Minh Hoàng, để chữa đau nhức mỏi bắp tay bắp chân, bạn cần xác định rõ được đặc tính của các cơn đau, có thể đau đi kèm tê hay không, cơn đau đi kèm đau xương khớp, đau dây thần kinh hay đau cơ đơn thuần do các tác động bên ngoài mang lại để xác định hướng xử lý kịp thời.

Đối với các trường hợp nhức bắp tay bắp chân về đêm, thông thường bạn có thể áp dụng một số cách chữa sau:

Có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh.

  • Nếu kèm sưng tấy có thể áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Nên ngâm tay chân trong nước ấm trước khi nghỉ ngơi hoặc uống một cốc nước ấm trước khi ngủ để ngủ ngon hơn và điều hòa lượng máu
  • Mắc tê buồn chân tay có thể dùng thêm viên sắt bổ sung
  • Xác định rõ bệnh lý thần kinh hay xương khớp để thăm khám chuyên khoa kịp thời
  • Sử dụng thuốc giãn cơ không kê đơn trong trường hợp tê cứng tay chân do cứng cơ bắp
  • Bổ sung vitamin và các nhóm khoáng chất thiết yếu
  • Xoa bóp tay chân trước khi ngủ bằng dầu dừa hoặc rượu gừng, tinh dầu hương thảo pha loãng…

>> Tìm hiểu thêm: Tinh dầu trị đau lưng – Tổng hợp từ A-Z các loại tinh dầu thông dụng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức bắp tay bắp chân, vì vậy để biết cách phòng tránh, bạn cần chủ động nắm được các tác nhân gây triệu chứng này. Cụ thể, bạn có thể hạn chế các cơn đau, tê bì bắp chân, bắp tay bằng cách:

  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
  • Tập thể dục đều đặn, bởi các cơ dễ bị mỏi nếu không quen luyện tập mỗi ngày
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt tránh rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
  • Thăm khám kịp thời nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 3-5 ngày
  • Hạn chế vận động mạnh, cử động đột ngột
  • Thay đổi tư thế nằm thoải mái, có thể kê gối giữa đùi

Trên đây là một số thông tin về chứng nhức bắp tay bắp chân về đêm. Bạn nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm về sau. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn hỗ trợ.

XEM THÊM: 

Ths.Nguyễn Minh Hoàng

Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

Nhức mỏi chân tay vào ban đêm có thể là dấu hiệu lạm dụng hệ thống xương khớp vào ban ngày hoặc do tập thể dục quá nhiều. Tuy nhiên các cơn đau thường xuyên, kéo dài hoặc tái phát có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và điều kiện sức khỏe cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn.

Nhức mỏi tay chân vào ban đêm thường là do lạm dụng xương khớp vào ban ngày

Có nhiều nguyên nhân có thể gây nhức mỏi chân tay vào ban đêm, bao gồm lạm dụng, chấn thương hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác. Cụ thể các nguyên nhân phổ biến có thể kể đến:

Theo một số nghiên cứu, những cơn đau nhức chân tay khi đi ngủ thường phổ biến hơn vào mùa hè so với mùa đông. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các vấn đề thần kinh và thường không liên quan đến cơ bắp.

Cụ thể, hệ thống thần kinh tăng trưởng, thay đổi và hoạt động mạnh hơn vào mùa hè. Điều này khiến nồng độ vitamin D tăng cao hơn và đạt đến đỉnh điểm. Do đó, cơ thể sẽ diễn ra quá trình điều chỉnh tự nhiên và gây ra các cơn đau nhức tay chân vào ban đêm. Cơn đau này không nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cần đảm bảo che chắn đầy đủ để bảo vệ da cũng như hệ thống xương khớp.

Nước là thành phần thiết yếu và cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu thiếu nước có thể khiến cơ thể hoạt động không bình thường, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Ngược lại nếu cơ thể giữ nước có thể dẫn đến sưng tấy, viêm và gây đau nhức tay chân khi ngủ. Cơn đau có thể là đau nhói ở cơ bắp, đau cục bộ tại một vị trí nhất định hoặc chuột rút cơ bắp.

Thiếu nước hoặc thừa nước đều có thể dẫn đến nhức mỏi xương khớp

Các điều kiện có thể gây giữ nước trong cơ thể bao gồm:

  • Các vấn đề tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp
  • Suy tim sung huyết
  • Xơ gan
  • Suy dinh dưỡng nghiêm trọng
  • Bệnh thận hoặc hội chứng thận hư
  • Suy tĩnh mạch
  • Có vấn đề về hệ thống bạch huyết

Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo cơ thể và các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Người thường hay đau nhức chân tay về đêm nên uống 6 – 8 cốc nước mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nước, chẳng hạn như rau xanh và trái cây để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Việc thực hiện các bài tập quá mức vào ban ngày có thể dẫn đến quá tải và khiến cơ bắp và hệ thống xương khớp bị nhức mỏi vào ban đêm. Do đó khi bắt đầu tập luyện, bạn cần có kế hoạch phù hợp cũng như lịch tập vừa sức và tăng dần cường độ. Điều này có thể giúp cơ thể thích nghi và hạn chế tình trạng nhức mỏi chân tay khi ngủ.

Ngoài ra, cần đảm bảo tập luyện đúng kỹ thuật cũng như khởi động và thả lỏng thích hợp để tránh gây áp lực lên hệ xương khớp. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể trong suốt quá trình luyện tập để tránh gây căng cơ và đau nhức xương khớp.

Cảm lạnh và cảm cúm do nhiễm virus là nguyên nhân gây viêm trong cơ thể. Những bệnh lý này kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động để chống lại nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau nhức xương khớp.

Cảm lạnh, cảm cúm có thể gây mệt mỏi và đau nhức khắp cơ thể

Các triệu chứng khác khi bị cảm lạnh và cảm cúm bao gồm:

  • Viêm họng
  • Khàn giọng
  • Hắt hơi hoặc ho
  • Chất nhầy đặc và có màu
  • Nhức đầu hoặc đau tai

Khi bị cảm, người bệnh nên uống nhiều nước, dành thời gian nghỉ ngơi, súc họng bằng nước muối ấm để giảm đau cổ họng và giúp cơ thể điều trị cảm. Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc cảm cúm không kê đơn, chẳng hạn như pseudoephedrine và ibuprofen để cải thiện các triệu chứng đau nhức.

Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần hoặc khi người bệnh không thể ăn, uống hoặc thở bình thường, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Đôi khi tình trạng đau nhức chân tay khi ngủ có thể là do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Hãy kiểm tra nồng độ canxi, magie, kali trong cơ thể để đảm bảo các chất dinh dưỡng luôn được cân bằng.

Các dấu hiệu nhận thiếu chất dinh dưỡng bao gồm cảm thấy uể oải, mệt mỏi, rụng tóc, trong người bồn chồn khó chịu. Người bệnh nên cân bằng lại chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng tê mỏi chân tay.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm khoai tây, bơ, khoai lang, các loại rau lá xanh, rau bina, các loại nấm và các loại đậu.

Ngủ ở các tư thế không phù hợp có thể dẫn đến chèn ép các dây thần kinh và gây đau nhức trong khi ngủ. Tình trạng đau nhức do tư thế xấu thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện khi thay đổi tư thế phù hợp.

Nằm ngủ với tư thế không phù hợp là nguyên nhân gây đau nhức phổ biến nhất

Trong trường hợp các triệu chứng kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên, điều này có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh, gây thay đổi cảm giác và nhiều điều kiện sức khỏe khác.

Duy trì vận động có thể giúp giảm đau thần kinh, giúp cơ thể ấm lên và cải thiện các cơn đau nhức xương khớp. Trong trường hợp cơn đau kéo dài hoặc nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Ngoài dây thần kinh bị chèn ép, có một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến nhức mỏi tay chân vào ban đêm chẳng hạn như:

Thoái hóa đốt sống cổ hoặc lưng có thể dẫn đến tình trạng nhức mỏi tay chân vào ban đêm
  • Thoái hóa đốt sống: Thoái hóa đốt sống cổ hoặc thắt lưng có thể tác động đến gân, cơ, các dây thần kinh và có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp khi đi ngủ. Tình trạng này thường phổ biến ở người lớn tuổi, có thể dẫn đến đau, cứng cổ, tê cánh tay, vai và các ngón tay.
  • Hội chứng lối thoát ngực [Thoracic Outlet Syndrome]: Đây là một rối loạn liên quan đến sự chèn ép hoặc kích thích các mạch máu ở ngực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do chấn thương lặp lại thường xuyên hoặc va chạm mạnh khác.
  • Bệnh tiểu đường loại 2: Bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến các tổn thương thần kinh, dẫn đến tê yếu và có cảm giác ngứa ran ở tay, chân.

Hầu hết các trường hợp nhức mỏi tay chân vào ban đêm không nghiêm trọng và không gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh có thể cải thiện các triệu bằng các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để cải thiện sức khỏe thể chất và phòng ngừa tình trạng ngứa ngáy, tê mỏi tay chân khi ngủ. Những người thường hay nhức mỏi tay chân nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, chẳng hạn như:

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng nhức mỏi tay chân vào ban đêm
  • Vitamin B12 là một trong những loại vitamin cần thiết để cải thiện chứng tê bì tay chân và đau nhức xương khớp. Vitamin B12 có nhiều trong thịt gà, hạnh nhân, trứng, cá và sữa.
  • Kali rất quan trọng đối với các chức năng thần kinh và cải thiện tình trạng nhức mỏi khắp cơ thể. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm đậu trắng, chuối, các loại nấm và cà chua.
  • Canxi là khoáng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương. Canxi có nhiều trong rau dền, các loại quả mọng, măng tây.

Tập thể dục thường xuyên là một trong những điều quan trọng và cần thiết trong kế hoạch cải thiện tình trạng nhức mỏi tay chân vào ban đêm. Duy trì vận động có thể giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu và kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, duy trì hoạt động thể chất có thể kiểm soát tâm trạng bất thường, cải thiện tình trạng lo lắng và trầm cảm.

Duy trì vận động thể chất có thể cải thiện tình trạng nhức mỏi tay chân vào ban đêm

Những người trưởng thành khỏe mạnh nên tập luyện 150 phút mỗi tuần các bài tập mức độ nhẹ đến trung bình hoặc 75 phút các bài tập cường độ cao. Người bệnh cần kết hợp các bài tập aerobic, như khiêu vũ hoặc chạy bộ, với các bài tập tăng cường cơ bắp, chẳng hạn như các bài tập kéo căng cơ, như yoga. Đi bộ hoặc đi dạo ngoài trời cũng có thể cải thiện tình trạng nhức mỏi tay chân.

Ở những bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao, chẳng hạn như phụ nữ tuổi trung niên, nên tránh các môn thể thao gắng sức, chẳng hạn như chạy việt dã, để tránh chấn thương.

Bên cạnh chế độ ăn uống lành, tập thể dục thường xuyên, người bệnh cần có lối sống lành mạnh để thư giãn tinh thần, cải thiện tâm trạng và điều trị tê mỏi tay chân khi ngủ.

Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng nhức mỏi tay chân

Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:

  • Giảm căng thẳng bằng các bài tập thiền định, yoga, hít thở sâu có thể hỗ trợ giảm tê nhức, đau mỏi tứ chi.
  • Giữ tư thế ngủ đúng để tránh gây chèn ép lên các dây thần kinh và phòng ngừa đau nhức xương khớp.
  • Duy trì vận động bằng cách thường xuyên đi bộ ngắn, giãn cơ trong ngày, đặc biệt là khi người bệnh dành nhiều thời gian để ngồi ở một vị trí.
  • Tránh uống rượu, nicotin và các chất kích thích khác để giảm tình trạng nhức mỏi cũng như duy trì sức khỏe tốt.

Thông thường tình trạng nhức mỏi tay chân vào ban đêm không xảy ra thường xuyên và sẽ được cải thiện ngày sau đó. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Người bệnh cũng nên đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng như:

  • Nhức mỏi tay chân kéo dài cả ngày
  • Tê yếu khắp cơ thể
  • Yếu cơ
  • Tay chân vụng về, thiếu linh hoạt
  • Chóng mặt đột ngột
  • Cực kỳ mệt mỏi, kiệt sức
  • Khó thở, khó ăn uống
  • Ngất xỉu hoặc co giật
  • Nhức mỏi tay chân không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Đau nhức cơ thể khi ngủ thường nhẹ và có thể cải thiện theo thời gian. Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau và thay đổi phong cách sống để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân nghiêm trọng khác. Do đó, nếu các triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề