Vì sao luân canh giảm sâu bệnh

Tìm kiếm
  • Sản phẩm sinh học
  • Chữa bệnh vàng lá thối rễ
  • Cách cải tạo đất
  • Cách ủ phân hữu cơ
  • Cách quản lý cỏ dại

Trang chủ » Quản lý sâu bệnh hại trong canh tác hữu cơ tự nhiên

Quản lý sâu bệnh hại trong canh tác hữu cơ tự nhiên

Nông nghiệp theo hướng hữu cơ tự nhiên là xu hướng canh tác tôn trọng thiên nhiên, dựa trên các yếu tố cân bằng của quần thể sinh vật mà phát triển cây trồng. Khi gặp các vấn đề về sâu bệnh hại, phải tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất độc hại. Từ đó đặt ra cho người canh tác những thách thức lớn về việc bảo vệ nông sản khỏi các tác nhân gây hại.

Vậy tronghướng canh tác này phải quản lý sâu bệnh hại như thế nào?

1. Mục đích của việc canh tác theo hướng hữu cơ tự nhiên

  • Giúp cây trồng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh hại.
  • Tăng lượng vi sinh vật có ích ở trong đất, giúp tăng độ phì nhiêu trong đất.
  • Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra là an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng;
  • Không làm mất cân bằng sinh thái;
  • Không gây ô nhiễm môi trường;
  • Tiết kiệm chi phí đầu vào.

2. Quản lý sâu bệnh hại trong canh tác hữu cơ tự nhiên

2.1 Kiểm tra vườn, cây trồng thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra vườn, cây trồng. Tần suất nhiều ít tùy thuộc vào tình hình thời tiết, khí hậu, mùa vụ gieo trồng và khu vực trồng cây.

Nếu phát hiện sâu và ổ trứng của sâu hại cần tiêu diệt ngay để tránh bùng phát dịch bệnh.

Phát quang vườn, cắt tỉa cành lá hợp lý để vườn luôn thông thoáng.

Việc thường xuyên kiểm tra vườn giúp chúng ta phát hiện sớm các bệnh hại, sâu hại trên cây trồng. Từ đó tiến hành diệt trừ từ sớm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh để tránh bùng phát bệnh.

2.2 Tạo môi trường cho côn trùng có ích [thiên địch] phát triển

Trong tự nhiên, luôn có một sự cân bằng nhất định về các loại côn trùng có ích và côn trùng gây hại. Tỷ lệ này luôn luôn tương đương nhau. Tuỳ vào nhiều yếu tố mà có thể sâu hại nhiều hơn thiên địch hay ngược lại. Mỗi loài sâu hại đều có những thiên địch của chúng. Do đó chúng ta cần tạo điều kiện để thiên địch phát triển hơn số sâu hại có trong vườn.

Theo thống kê, có hơn 100 họ côn trùng [sâu hại] như nhện, rầy mềm, rệp Những loài côn trùng này có thể làm thức ăn cho những loài côn trùng [thiên địch] có ích khác như các loài chim, bọ rùa, kiến vàng, chuồn chuồn, bọ ngựa, các loài ong,

Do vậy, việc tạo điều kiện cho các loài thiên địch này phát triển bằng cách trồng các loài hoa thiên nhiên như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, hoa sao nhái, vạn thọ, các loại cây cỏ có hoa xung quanh nơi trồng sẽ tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

Tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển

2.3 Bẫy cây trồng

Sử dụng giải pháp sinh thái bẫy cây trồng để chia sẻ áp lực gây hại cho vườn của bạn. Tiến hành trồng những cây không quan trọng xung quanh vườn của bạn để thu hút sâu hại. Sau đó, tiêu diệt những cây này khi mật độ sâu hại tập trung cao.

Ví dụ như: cây hướng dương, vạn thọ, sao nhái,

2.4 Dùng giống kháng sâu, bệnh

Có thể áp dụng một số giống kháng côn trùng theo khuyến cáo. Các giống kháng sâu bệnh có thể giảm thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra. Và luôn ưu tiên phát triển các giống cây trồng gốc địa phương. Điều này vừa bảo tồn được nguồn gen vừa tiết kiệm được chi phí.

2.5 Điều chỉnh thời vụ gieo trồng

Người trồng cần có kiến thức nhất định về các loại côn trùng. Về đặc điểm gây hại và đặc biệt là thời điểm bùng phát của từng loại trong năm. Khi nắm rõ đặc điểm này rồi thì việc chọn thời vụ để gieo trồng sẽ hạn chế rất tốt sâu bệnh hại.

Nên trồng đúng vụ để cho năng suất cao, hạn chế trồng trái vụ. Tuy nhiên, nên canh thời gian gieo trồng tránh vào các thời điểm gây hại của sâu, bệnh.

2.6 Trồng xen nhiều loại cây trồng, luân canh khi cần

Xen canh là kỹ thuật trồng từ 2 đến nhiều loại cây trồng trong một khu vực và cùng thời vụ. Để trồng xen, người trồng cần nắm vững đặc điểm của các loại cây xen canh. Đặc biệt, trong các vườn cây ăn trái có thể xen canh các loại cây họ đậu, cây họ cúc, cây ngắn ngày.

Luân canh là kỹ thuật trồng mỗi vụ một loại cây trồng khác nhau trên cùng chân đất trồng nhằm ngăn côn trùng bùng phát mật số cao gây hại trên một loại cây trồng.

Xen canh hợp lý

Việc áp dụng trồng xen và luân canh sẽ làm giảm tác động gây hại lên một đối tượng cây trồng. Thay vào đó, mật độ các loài gây hại trên mỗi đối tượng sẽ được giảm xuống và hạn chế bùng phát thành dịch.

2.7 Áp dụng thuốc trừ sâu sinh học, thảo mộc

Một số loại thuốc trừ sâu sinh học có thể áp dụng vào hướng canh tác này được các cơ quan chuyên môn công bố như: Bt [Bacillus thuringiensis], nấm xanh, nấm trắng, thuốc trừ sâu cây cúc, xà phòng trừ sâu, thuốc từ gốc cây Neem, các loại dầu thực vật,

2.8 Cải tạo thiện chất lượng đất, thiết lập môi trường tự nhiên

Đất là yếu tố quyết định đến sự phát triển của cây trồng. Một nền đất tốt sẽ cho một cây trồng khỏe mạnh. Cây có sức đề kháng cao, từ đó hạn chế được nhiều sâu bệnh hại. Do đó cần cải thiện được nền đất luôn có đủ hữu cơ, độ thông thoáng, độ ẩm, độ pH ổn định, đầy đủ dinh dưỡng, một hệ sinh vật đất phát triển.

Đảm bảo một nền đất khỏe thông thoáng, giàu hữu cơ, pH ổn định, sinh vật đất phát triển

Điều quan trọng nhất trong canh tác hữu cơ tự nhiên vẫn luôn là thiết lập được một môi trường tự nhiên, cân bằng giữa các yếu tố. Bởi dịch hại chỉ xuất hiện khi mất cân bằng giữa loài gây hại và thiên địch, khi cây trồng có sức chống chịu kém.

Để canh tác nông nghiệp một cách bền vững đòi hỏi cần có những kinh nghiệm quản lý sâu bệnh hại dựa trên sự tôn trọng thiên nhiên. Hy vọng, đây sẽ là những thông tin bổ trợ kịp thời cho những ai đang có mong muốn chuyển đổi và phát triển nông nghiệp theo hướng tự nhiên bền vững.

Vân Hồng

Xem thêm về: Kỹ thuật canh tác, Quản lý sâu bệnh

Danh mục: Cách kiểm soát bệnh cây trồng

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

    WAO sẽ liên lạc lại với bạn trong thời gian sớm nhất!

    Δ

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

    Những loài côn trùng mang lại lợi ích trong canh tác nông nghiệp

    Trồng cây đồng hành để kiểm soát côn trùng gây hại trong vườn

    Thiên nhiên là bạn, không phải là thù

    Kỹ thuật canh tác trên đất đồi dốc theo hướng nông nghiệp bền vững [2]

    Tại sao chúng ta nên trồng hoa cúc vạn thọ trong vườn?

    SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

    • Khuyến mãi

      WAO BOOM Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

      880,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Khuyến mãi

      MIG 29 Chitosan Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

      170,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Khuyến mãi

      Vaccin Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

      205,000 Thêm vào giỏ hàng
    • Khuyến mãi

      Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

      850,000 Thêm vào giỏ hàng

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    • Những công dụng tuyệt vời mà chế phẩm phân bón lá A4 mang lại cho cây trồng
    • 5 loại bệnh gây thiệt hại nặng cho cây trồng
    • Vi sinh vật hỗ trợ canh tác nông nghiệp bền vững
    • Cách chăm sóc rau màu mùa lạnh
    • Giải pháp thay thế đạm vô cơ trong nông nghiệp

    CÔNG NGHỆ SINH HỌC WAO

    VP Hà Tĩnh: Số 342, đường Trần Phú, TP Hà Tĩnh

    Điện thoại: 0239.3.845.888

    VP Hoà Bình: Số 91, TT Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình

    Điện thoại: 034.234.3989

    VP Bình Phước: Quốc Lộ 14, Thôn 2, Xã Đoàn Kết, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước

    Điện thoại: 0978.497.345

    CHÍNH SÁCH CHUNG

    Chính sách & quy định chung

    Hình thức thanh toán

    Chính sách vận chuyển

    Chính sách đổi trả

    Ghi rõ nguồn "Công Nghệ Sinh Học WAO" khi phát hành lại thông tin.
    © 2022 Copyright Công nghệ sinh học WAO - WordPress & HTML5 Blank.

    0 Giỏ hàng
    Siêu thị WAO
    Liên hệ
    Danh mục
    • Trang chủ
    • Đất
    • Vi sinh
    • Kỹ thuật canh tác
    • Kỹ thuật chăm sóc cây
    • Cách sản xuất phân hữu cơ
    • Tủ sách nông nghiệp
    • Câu Chuyện Nông Nghiệp

    Video liên quan

    Chủ Đề