Vì sao mối liên hệ nhân quả mang tính khách quan

1. Quan hệ nhân quả là gì?

Quan hệ nhân quả là quan hệ giữa hành vi và hậu quả mà trong đó hành vi phải xảy ra trước và có mối quan hệ nội tại, tất yếu với hậu quả.

Mục lục

  • 1 Mối quan hệ
    • 1.1 Nguyên nhân xuất hiện trước và sinh ra kết quả
    • 1.2 Hoán đổi
  • 2 Tính chất
  • 3 Ý nghĩa phương pháp luận
  • 4 Tham khảo
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích

Mối quan hệSửa đổi

Nguyên nhân xuất hiện trước và sinh ra kết quảSửa đổi

Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả. [ví dụ: sau mùa Đông là mùa Xuân, ta không thể nói mùa Đông là nguyên nhân của mùa Xuân. Nguyên nhân của mùa Đông cũng như của mùa Xuân là do sự vận chuyển của quả đất chung quanh mặt trời[4], nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của mùa hè v.v..] Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau[4].

Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Và nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.

Ăng-ghen viết: Khoa học của tự nhiên xác nhận câu nói của Hegel cho rằng sự tương tác là nguyên nhân cuối cùng [causa finalis] thật sự của các sự vật.[7]

Hoán đổiSửa đổi

Ăngghen đã nêu lên mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Engels nhận xét rằng:

Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể
— Engels[8]

Ông cũng khẳng định: Nguyên nhân và kết quả là những biểu tượng có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi nào được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhưng khi ta xét trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì nguyên nhân hội tụ lại và quyện vào nhau trong biểu tượng về sự tác động qua lại phổ biến trong đó nguyên nhân và kết quả luôn đổi chỗ cho nhau: cái ở đây hay bây giờ là nguyên nhân, thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành kết quả và ngược lại.[9][10]

Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng:

  • Hướng tích cực, tức là thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân
  • Hướng tiêu cực, tức cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.

Nguyên nhân và kết quả: Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa phương pháp luận

Việc nắm vững cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả sẽ rất giúp ta xây dựng được nhiều phương pháp hiệu quả trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Sau đây là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về cặp phạm trù này.

Nguyên nhân và kết quả là gì?

Trước khi đi vào làm rõ Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả chúng tôi chia sẻ về các khái niệm nguyên nhân, kết quả.

Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định. Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên cơ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.

– Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản chất.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả.

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.

Nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ biện chứng nào? Từ việc hiểu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Cho ví dụ.

Quảng cáo

- Khái niệm nguyên nhân và kết quả với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Những sự biến đổi đó được gọi là kết quả.

Ví dụ, sự tác động của dòng điện lên dây dẫn [nguyên nhân] khiến cho dây dẫn nóng lên [kết quả]; hoặc sự tác động qua lại của cung và cầu đến quá trình thực hiện giá cả [nguyên nhân] của hàng hoá khiến cho giá cả xoay quanh giá trị của hàng hoá [kết quả].

- Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó

+ Quan hệ “nhân - quả” là quan hệ có tính tất yếu khách quan: không có nguyên nhân phi kết quả và ngược lại không có kết quả nào [sự biến đổi nào] không có nguyên nhân của nó. Đây là quan hệ có tính quy luật, trong đó nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả; kết quả luôn phụ thuộc tất yếu vào nguyên nhân. Do vậy, khi nắm bắt được nguyên nhân có thể dự báo được kết quả xảy ra và ngược lại, trước mỗi sự biến đổi cần đặt vấn đề nghiên cứu xác định nguyên nhân của nó bởi vì không có kết quả nảo không do những nguyên nhân nhất định.

Ví dụ, khi khảo sát [đo đạc, tính toán,...] được thực trạng của các nhân tố tác động đến sự biến đổi của khí hậu, người ta có thể dự báo trước được những diễn biến của thời tiết sẽ diễn ra trong thời gian gần hoặc xa.

+ Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ hết sức phức tạp, đa chiều: một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả [chính, phụ,...] ngược lại, một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân [chính, phụ,...]. Kết quả là cái xảy ra sau nguyên nhân, nhưng khi kết quả đã xuất hiện thì kết quả này lại có thể tác động trở lại các nhân tố vốn là tác nhân sản sinh ra nó; đồng thời, nó cũng có thể lại trở thành nguyên nhân tạo ra những biến đổi mới. Đó cũng chính là mối quan hệ chuyển hoá biện chứng của quan hệ “nhân - quả”. Vì vậy, không thể đơn giản hoá việc phân tích và giải quyết các mối quan hệ “nhân - quả” trong thực tế; mặt khác cũng có thể sử dụng tính phức tạp này để lựa chọn phương án tối ưu trong thực tiễn.

Ví dụ, hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự biến đổi của môi trường sự sống trên trái đất; ngược lại, chính những biến đổi theo chiều hướng không tốt hiện nay lại trở thành nguyên nhân tác động trở lại theo chiều hướng bất thuận lợi cho hoạt động của con người...

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó? Cho một sô ví dụ minh hoạ

    Khái niệm khả năng và hiện thực với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm hiện thực dùng để chỉ tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại trong thực tế; còn khái niệm khả năng dùng để chỉ cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng, tiềm thế, xu hướng,...

  • Thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Theo quan điểm duy vật biện chứng: thực tiễn có vai trò gì đối với nhận thức?

    - Khái niệm thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn + Khái niệm thực tiễn dùng để chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. + Các hình thức cơ bản của thực tiễn:

  • Bản chất là gì? Hiện tượng là gì? Chúng có mối quan hê biện chứng nào? Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ.

    - Khái niệm bản chất và hiện tượng với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm bản chất dùng để chỉ cái đặc trưng cho sự vật, quyết định quá trình biến đổi, phát triển của sự vật; còn khái niệm hiện tượng dùng để chỉ sự biểu hiện của bản chất trong các điều kiện xác định.

  • Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Nêu một số ví dụ minh hoạ.

    - Khái niệm nội dung và hình thức với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật Khái niệm nội dung dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố làm cơ sở cấu thành nên sự vật; còn khái niệm hình thức dùng để chỉ phương thức kết hợp các yếu tố đó tạo nên sự tồn tại của sự vật.

  • Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc hiểu biết mối quan hệ biện chứng đó? Cho ví dụ.

    - Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật + Khái niệm tất nhiên dùng để chỉ cái xuất phát từ bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật

  • Thế nào là cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số ví dụ minh hoạ.
  • Phân tích tính tất yếu, đặc điểm và nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
  • Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
  • Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Có những hình thức lịch sử nào của phép biện chứng? Có sự đối lập căn bản nào giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong nhận thức?

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Nguyên nhân và kết quả

Quảng cáo

a] Phạm trù nguyên nhân, kết quả

Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó tạo ra sự biến đổi nhất định. Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.

b] Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.

Nguyên nhân sinh ra kết quả, do vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.

Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.

Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể diễn ra theo các hướng thuận, nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả, nhưng vị trí, vai trò của chúng là khác nhau: có nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,... Ngược lại, một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp,...

Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng. Ph.Ăngghen viết: "Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hộ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gần với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại".

c] Ý nghĩa phương pháp luận

Vì mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tất yếu nên trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân — quả. Trong thế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại, không có nguyên nhân nào không dẫn tới những kết quả nhất định.

Vì mối liên hệ nhân quả phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các loại ngụyên nhân để có phương háp giải quyết đúng đắn, phù hợp với môi trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.

Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng quan hệ nhân - quả.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Tất nhiên và ngẫu nhiên
  • Nội dung và hình thức
  • Bản chất và hiện tượng
  • Khả năng và hiện thực
  • Thế nào là mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến? Cho ví dụ.

    - Khái niệm mối liên hệ Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

  • Thế nào là cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số ví dụ minh hoạ.
  • Phân tích tính tất yếu, đặc điểm và nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
  • Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
  • Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Có những hình thức lịch sử nào của phép biện chứng? Có sự đối lập căn bản nào giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong nhận thức?

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề