Vì sao ngân hàng thương mại cần tăng vốn tự có

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. BÀN VỀ VẤN ĐỀ TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Đỗ Thị Hằng Phạm Thị Hương Lê Vốn tự có có vai trò to lớn trong hoạt động của ngân hàng thương mại [NHTM], vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Do đó trong thời gian qua, đặc biệt là do tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO mà nhiều NHTM trong nước đã liên tục tăng vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu tăng vốn tự có có phải là giải pháp duy nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hiện nay hay không? Bài viết xin được trao đổi một số ý kiến xung quanh vấn đề này. Trước hết phải khẳng định rằng vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Vốn tự có không chỉ là cơ sở, là tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro, các chủ nợ [người gửi tiền]. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các NHTM đều quan tâm đến việc tăng vốn tự có. Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp sau để tăng vốn tự có: - Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo ngân hàng. 1
  2. - Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu. - Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng. - Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của ngân hàng và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với ngân hàng, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có lợi thế như trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường [điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị sụt giảm]; thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi ngân hàng có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn, mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của ngân hàng [đặc biệt trong trường hợp ngân hàng có uy tín lớn] sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Đối với nhà đầu tư khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị tiềm ẩn của thị trường vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ của ngân hàng giảm thông qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn. 2
  3. Thông qua các biện pháp như trên, biểu đồ sau đây sẽ cho chúng ta thấy tốc độ tăng trưởng của vốn tự có cũng như tỷ trọng vốn tự có so với tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể. VỐN TỰ CÓ Nghìn tỷ đồng 49 50 43 45 40 35 32 30 26 25 20 15 10 5 0 Q4/2003 Q4/2004 Q4/2005 Q2/2006 VỐN TỰ CÓ/TỔNG TÀI SẢN Đơn vị tính: % 5.19 5.2 5.11 5.1 5 4.9 4.82 4.8 4.76 4.7 4.6 4.5 Q4/2003 Q4/2004 Q4/2005 Q2/2006 3
  4. Như vậy, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đặc biệt của vốn tự có, lại trong điều kiện cạnh tranh do Việt Nam gia nhập WTO, theo cam kết của Chính phủ Việt Nam từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam và các ngân hàng này được đối xử như các ngân hàng nội địa [được huy động vốn bằng đồng Việt Nam không hạn chế, đặc biệt là được phát hành thẻ tín dụng] sẽ là một thách thức lớn đối với các TCTD trong nước nói chung và các NHTM nói riêng. Do đó, việc các NHTM tăng vốn tự có là hết sức cần thiết, nhưng vốn không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại của ngân hàng, nên nếu vốn tăng quá nhanh nhưng hoạt động ngân hàng không tăng tương ứng, trình độ quản lý không theo kịp, hay vốn tăng nhưng ngân hàng chưa thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn mực quốc tế thì số vốn tăng sẽ được sử dụng không hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là các NHTM phải xác định được mức vốn tự có cần thiết đủ để bù đắp rủi ro, đồng thời lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng./. 4

Page 2

YOMEDIA

ThS. Đỗ Thị Hằng Phạm Thị Hương Lê Vốn tự có có vai trò to lớn trong hoạt động của ngân hàng thương mại [NHTM], vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của một ngân hàng, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Do đó trong thời gian qua, đặc biệt là do tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO mà nhiều NHTM trong nước đã liên tục tăng vốn tự có bằng cách phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi. ...

25-03-2011 1099 242

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

BNEWS Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, đại diện Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã giải đáp các câu hỏi về việc 4 ngân hàng thương mại [VietinBank, BIDV, Vietcombank và Agribank] đề xuất tăng vốn.

Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước quá chậm và vì sao phải tăng vốn cho các ngân hàng thương mại trong thời gian qua đã được đại diện Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước giải đáp tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 4/5.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, tiến trình cổ phần hóa hiện nay rất chậm. Theo đó, 4 tháng đầu năm 2019, chỉ có 2 đơn vị được các cấp thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với giá trị doanh nghiệp là 295 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2016, đã có 116 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa với tổng giá trị 442.000 tỷ đồng; trong đó, giá trị vốn Nhà nước là 206.000 tỷ đồng.

Như vậy, tiến trình này vẫn chưa đạt tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa còn lại là 97 doanh nghiệp, chiếm 76% số lượng doanh nghiệp theo kế hoạch đề ra. Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, nguyên nhân các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa chậm là do một số Bộ, ngành, địa phương và Tập đoàn chưa nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch; nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động... Để thúc đẩy đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết; đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành như: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương sửa đổi bổ sung các văn bản liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Khắc phục vấn đề này, thủ trưởng các đơn vị cũng phải chịu trách nhiệm đôn đốc và Ủy ban quan lý vốn Nhà nước cần thực hiện đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp Nhà nước cũng như doanh nghiệp có vốn Nhà nước tại danh mục doanh nghiệp Nhà nước sắp xếp tại giai đoạn 2016 -2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện cổ phần hóa cũng như các địa phương cần rà soát quỹ đất đai để lập phương án sử dụng đất trình UBND tỉnh xác định và trình các cấp có thẩm quyền cho ý kiến về giá đất nhằm xác định giá trị cổ phần hóa theo quy định. Liên quan đến việc 4 ngân hàng thương mại [VietinBank, BIDV, Vietcombank và Agribank] đề xuất tăng vốn vừa qua, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, 4 ngân hàng này là những đơn vị chủ lực cung ứng vốn cho các chương trình của Nhà nước, đặc biệt là các chương trình, dự án trọng điểm.

Trong những năm qua, 4 ngân hàng thương mại này có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhanh từ 15 - 16%/ngân hàng, nhưng vốn điều lệ để bổ sung cũng không được tăng. Trong khi đó, chỉ số vốn điều lệ trên tổng số tài sản có [CAR] phải luôn đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 9%. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ và lấy ý kiến các Bộ, ngành để thực hiện việc tăng vốn./.

Video liên quan

Chủ Đề