Vì sao người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước

Bảo đảm quyền con người là một trong những chức năng cốt yếu của Nhà nước, mà từ đó Nhà nước được khai sinh. Trong thời đại ngày nay, các thiết chế nhà nước và xã hội đã có những thay đổi quan trọng tương thích với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế, tuy nhiên chức năng bảo vệ quyền con người vẫn là một trong những nhiệm vụ vĩnh cửu của nhà nước, trong đó, việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy quyền tự do kinh doanh là gì? Có nội dung ra sao? Thực trạng quyền tự do kinh doanh tại Việt Nam như thế nào? 

1. Quyền tự do kinh doanh

Trong Hiến pháp năm 1992, Điều 57 quy định “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Mặc dù nó còn hạn chế ở phạm vi quyền tự do kinh doanh, các chủ thể chỉ được tự do kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật cho phép [tự do trong phạm vi đóng], nhưng so với các quan điểm quản lý kinh tế thời kỳ trước đó, đây vẫn được xem là bước tiến đặc biệt quan trọng trong việc ghi nhận quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam.

Đến Hiến pháp năm 2013, quyền tự do kinh doanh đã có một bước tiến mới, cởi mở hơn với nguyên tắc: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [Điều 33]. Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng, đó là: mọi người có quyền tự do kinh doanh; và giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì, thì Nhà nước phải quy định bằng luật.

Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể trong các nội dung sau đây:

- Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Chủ đầu tư được chọn kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, kinh doanh đơn ngành hoặc đa ngành, trong trường hợp những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chủ đầu tư được phép tiến hành sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó.

- Quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh: Chủ đầu tư được tự do quyết định mức vốn đầu tư, nhưng phải đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu kinh doanh một số ngành nghề nhất định như: kinh doanh vàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo vệ…

- Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: Tùy thuộc vào số lượng người đầu tư, phương thức, cách thức huy động vốn đầu tư  mà chủ đầu tư có thể chọn một loại hình tổ chức kinh tế phù hợp để kinh doanh từ đơn giản như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh đến phức tạp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn: Chủ đầu tư quyết dịnh việc tăng vốn vay hay tăng vốn điều lệ; cách thức tăng vốn vay thông qua hợp đồng hay thông qua việc phát hành trái phiếu.

- Quyền tự do hợp đồng: Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn khách hàng, tự do đàm phán, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản của hợp đồng, tự do thỏa thuận hình thức hay nội dung của hợp đồng.

- Quyền tự do lựa chọn hình thức, cách thức giải quyết tranh chấp: Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do quyết định cách thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài.

- Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh: Nhà đầu tư được pháp luật bảo vệ nếu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 đã được xây dựng với cách tiếp cận về quyền tự do kinh doanh theo hướng đơn giản hóa điều kiện, thủ tục cấp phép, dỡ bỏ hàng loạt hạn chế, bất cập của quy định cũ, mở rộng các nhóm quyền tự quyết của doanh nghiệp. Một điểm nổi bật là hướng tiếp cận mới liệt kê một số ngành nghề cấm kinh doanh, ngoài các ngành nghề này, mọi chủ thể đều có quyền kinh doanh. Ngoài ra, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì cần phải thống kê rõ ràng, minh bạch trong cùng một danh mục để các chủ thể biết để tuân thủ.

Đứng ở góc độ điều hành, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng xem công việc mình đang làm có phù hợp với ngành nghề đã đăng ký hay không, hoặc hợp đồng sẽ hoặc đã ký có bị đối tác kiện ra tòa yêu cầu tuyên vô hiệu với lý do nội dung công việc không nằm trong phạm vi ngành nghề đăng ký hay không. Hơn nữa, Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng đã bỏ tội danh kinh doanh trái phép. Nhà nước chủ trương tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự, tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Bởi trước đó, khi áp dụng Điều 159, Bộ luật Hình sự năm 1999, rủi ro pháp lý có thể xảy ra cho bất kỳ chủ doanh nghiệp kinh doanh đa năng, đa ngành nào, vì nguy cơ dễ bị “xét nét” đối mặt tội danh kinh doanh không có đăng ký hoặc kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký.

Ngoài ra, quyền tự do kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn thể hiện ở việc gia tăng các quyền của doanh nghiệp, bao gồm điều tiết nguồn vốn trong kinh doanh, quyền tăng giảm vốn điều lệ [kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên], quyền tự do biểu quyết, một doanh nghiệp có nhiều hơn một chức danh giám đốc, quyền được giữ chức danh giám đốc đồng thời cho nhiều doanh nghiệp, quyền tự khắc và quản lý con dấu. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn phương thức bảo hộ, giải quyết các tranh chấp đầu tư ngoài hệ thống cơ quan tư pháp tòa án của một quốc gia, như được chọn cơ chế giải quyết theo trọng tài thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp bảo hộ đầu tư...

Thêm nữa, Trước đây, hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng - 5 triệu đồng theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã không còn quy định việc xử phạt hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nữa. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đăng ký, thông báo về Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi nội dung, thông tin đăng ký doanh nghiệp [thay đổi ngành, nghề kinh doanh...] theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp.

2. Quy định của pháp luật về ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Điều 7 về quyền của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rằng, doanh nghiệp được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Vậy luật cấm gì?

Điều 6 của Luật Đầu tư năm 2014 cấm đầu tư kinh doanh trong 6 ngành nghề sau:

+ Kinh doanh ma túy;

+ Kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm;

+ Kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên;

+ Kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Để làm rõ hơn giới hạn cấm này, trong phụ lục 1 và 2, Luật Đầu tư năm 2014 còn liệt kê chi tiết danh mục chất ma túy, danh mục động, thực vật, khoáng vật cấm kinh doanh đầu tư. 

* Tuy nhiên, theo quy định pháp luật cũng như trên thực tế kinh doanh quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà luật không cấm không có nghĩa kinh doanh diễn ra ồ ạt, dễ dàng mà có những ngưỡng ngăn chặn nhất định, cụ thể quyền tự do kinh doanh bị giới hạn bởi các vấn đề sau:

+ Các trường hợp luật cấm kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư 2014

+ Quy định về vốn pháp định

+ Quy định về chứng chỉ hành nghề đối một số ngành liên quan sức khỏe, tính mạng, an toàn con người như kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm, kinh doanh dịch vụ pháp lý.

+ Quy định về giấy phép, áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt mà Nhà nước can thiệp vào quyền tự do kinh doanh để đảm bảo đạt được tôn chỉ, mục đích, ngăn ngừa sai phạm ảnh hưởng nghiêm trọng và thường có liên quan đến lợi ích quốc gia trong đó, như kinh doanh vàng, ngoại hối, casino

+ Quy định về những điều kiện chung áp dụng đối với một số ngành nghề dịch vụ như vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ đối với kinh doanh khách sạn, nhà hàng…

Các ngưỡng chặn này đã được cụ thể hóa thành 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện nêu tại Phụ lục 4 của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư. Về lý thuyết, ngoài các ngưỡng chặn này, doanh nghiệp được kinh doanh mọi ngành nghề. Tuy nhiên, trên thực tế quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh, quyền tự do kinh doanh không hoàn toàn thuộc về các doanh nghiệp. Việc tự do kinh doanh mọi ngành nghề vẫn bị giới hạn bằng biện pháp và thủ tục hành chính.

Hotline: 098.1214.789

Hoặc luatgiaphat.com/luatgiaphat.vn   

Luật Gia Phát – Sự lựa chọn tuyệt vời cho doanh nghiệp!

Nội dung quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp như: tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, lựa chọn mô hình kinh doanh, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh lành mạnh.

Trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, Hiến pháp luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận tại Hiến pháp chính là quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Và một trong những quyền được ghi nhận hết sức ý nghĩa và quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay chính là quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ mà pháp luật không cấm.

Việc ghi nhận quyền này trong Hiến pháp không chỉ thể hiện đây là quyền cơ bản của con người mà còn thông qua đó thừa nhận rằng, đây là một trong những quyền phải được công nhận, tôn trọng và bảo vệ như những quyền cơ bản khác. Vậy, trên cơ sở ghi nhận này, quyền tự do kinh doanh của con người đã được cụ thể hóa như thế nào?

1. Nguyên tắc tự do kinh doanh là gì?

Nguyên tắc tự do kinh doanh là nguyên tắc hiến định, theo đó các chủ thể kinh doanh được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, có nghĩa là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng.

2. Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành:

Theo quy định hiện hành, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân thể hiện qua Điều 33 Hiến pháp năm 2013, theo đó mọi người đều có quyền tự do kinh doanh với bất kể ngành nghề nào, chỉ cần là trong khuôn khổ những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này đã được cụ thể hóa từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện quyền của công dân, cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2014, quyền tự do kinh doanh được cá nhân, tổ chức thực hiện trong khuôn khổ những ngành, nghề không bị cấm. Việc tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lực chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh,…

Thứ hai, quyền tự do kinh doanh còn được ghi nhận qua Khoản 3 Điều 4 “Bộ luật lao động năm 2019” về chính sách của Nhà nước về lao động, cụ thể đó là việc Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.

3. Nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh:

Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kinh doanh được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cá nhân, tổ chức có quyền được tự mình lựa chọn những ngành nghề mà mình muốn kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó.

Thứ hai, quyền được tự do lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình từ việc quyết định về vốn đầu tư, chỉ cần mức vốn đó đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu là kinh doanh một số ngành nghề đặc thù theo quy định. Bên cạnh đó, có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình thông qua việc huy động vốn.

Thứ ba, được quyền tự lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, chỉ cần đảm bảo các quy định về loại hình đó như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: .

Xem thêm: Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo trong luật quốc tế

Thứ tư, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được toàn quyền thực hiện những vấn đề liên quan như lựa chọn khách hàng, thỏa thuận, ký kết hợp đồng, nội dung thực hiện,…

Thứ năm, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được tự do cạnh tranh một cách lành mạnh. Khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp được pháp luật quy định như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hay tòa án.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

4. Đặc điểm đặc thù của quyền tự do kinh doanh:

Trên cơ sở ghi nhận của Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa của Luật doanh nghiệp năm 2014, quyền tự do kinh doanh có những đặc điểm đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, việc thực hiện quyền tự do kinh doanh chỉ được thực hiện trong phạm vi khuôn khổ những ngành, nghề được pháp luật cho phép.

– Tại Khoản 6 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng chỉ rõ nghiêm cấm mọi hành vi kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh cấm đầu tư kinh doanh. Điều này có thể hiểu khi thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần loại trừ những ngành nghề mà pháp luật cấm.

– Những ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014 Sửa đổi bổ sung, bao gồm:

Xem thêm: Trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú

+ Các loại chất ma túy, hóa chất, khoáng vật có trong danh mục.

+Các hoạt động kinh doanh đối tượng là thực vật, động vật hoang dã nằm trong danh mục cấm của Việt Nam và quốc tế.

+ Kinh doanh mại dâm

+ Hoạt động kinh doanh mua bán về người, mô, bộ phân cơ thể người, sinh sản vô tính trên người.

+ Kinh doanh pháo nổ

Thứ hai, theo quy định tại Điều 7 Luật đầu tư năm 2014 đối với một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh nhưng chỉ khi đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật đặt ra nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, sức khỏe, đạo đức.

– Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh đặc thù cần có điều kiện được quy định rõ trong danh mục ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014.

– Điều kiện để được kinh doanh đối với một số ngành nghề đặc thù được quy định rõ trong các văn bản pháp luật do Việt Nam ban hành và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Những quy định này phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Xem thêm: Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

Theo Hiến pháp năm 2013 đã công nhận về quyền tự do kinh doanh, theo đó: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” [Điều 33]. Trên cơ sở này, Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng đã cụ thể hóa quyền này như sau:

“Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

4. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.

7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

9. Từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.

10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

11. Tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

12. Quyền khác theo quy định của luật có liên quan”.

Như vậy có thể thấy, quyền tự do kinh doanh vốn là quyền được ghi nhận cho mọi cá nhân, tổ chức đều có thể thực hiện. Tuy nhiên, ngay trong quy định cũng đã xác định rõ, quyền tự do kinh doanh chỉ có thể thực hiện trong khuôn khổ những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Bên cạnh đó, Luật đầu tư năm 2014 cũng đã xác định rõ bênh cạnh những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh sau:

“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a] Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;

b] Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;

c] Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;

d] Kinh doanh mại dâm;

đ] Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

e] Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người”.

Đối chiếu với quy định này, kinh doanh dịch vụ cầm đồ không rơi vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, khi đối chiếu với danh mục số 4 ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014 thì đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, để được kinh doanh ngành nghề này, Luật đầu tư năm 2014 đã quy định như sau:

“Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.

3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.

4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.

5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

6. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh”.

Như vậy, để được kinh doanh về dịch vụ cầm đồ bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện và thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Do đó, việc chính quyền địa phương yêu cầu bạn dừng việc kinh doanh là có cơ sở pháp luật. Để tiếp tục thực hiện kinh doanh, bạn cần đối chiếu lại điều kiện của mình và hoàn tất thủ tục pháp lý theo quy định.

Video liên quan

Chủ Đề