Vì sao nhật bản quyết định canh tân đất nước

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy cho biết: Vì sao Nhật Bản quyết định canh tân để phát triển đất nước.

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy cho biết: Vì sao Nhật Bản quyết định canh tân để phát triển đất nước.

Mục lục

Trước cải cáchSửa đổi

Đến giữa thế kỷ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính trị.

Kinh tếSửa đổi

  • Nông nghiệp: Đến giữa thế kỷ 19, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp duy trì cách sản xuất lạc hậu dựa trên nền tảng phong kiến. Dân làm ruộng phải chịu tô thuế nặng cộng với nạn mất mùa đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng.
  • Công nghiệp: Trong khi nông nghiệp gặp nhiều khó khăn thì thương nghiệp ở Nhật lại bùng phát với lợi điểm hải cảng lớn, nhà buôn phát giàu nhanh chóng. Đó là cơ sở cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật Bản.

Xã hộiSửa đổi

Về mặt xã hội, Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền bính do các đại danh [daimyo] và võ sĩ Samurai nắm cả. Tuy nhiên vào thời kỳ này tình hình quốc nội đã yên, chiến tranh kết thúc nên địa vị của Samurai đã không còn như trước. Một số phải chuyển sang làm ruộng, làm thợ hay đi buôn. Trong khi đó tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính trị, lại bị đánh thuế nặng nên tạo ra mối xung khắc giữa tầng lớp thương nhân và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Nông dân Nhật thì bị áp lực của cả hai phía, giới quý tộc và thương nhân.

Chính trịSửa đổi

Nền phong kiến Nhật Bản đúng ra là do vua Nhật [Thiên hoàng] quyết định nhưng trong thực tế thì do Mạc phủ Tokugawa thao túng từ đầu thế kỷ XVII đã hơn 250 năm. Phe bảo hoàng tôn quân lấy điều đó làm bất bình nên khơi ra phong trào lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính cho triều đình Thiên hoàng.

Đối ngoạiSửa đổi

Các nước tư bản phương Tây nhân lúc tình hình Nhật Bản rối ren đã làm áp lực, đòi Nhật Bản phải thông thương. Trong khi đó thì Mạc phủ Tokugawa theo đuổi chính sách Toả Quốc, tuyệt đối không chấp nhận cho người phương Tây đặt chân đến Nhật. Trước sự cương quyết của Mạc phủ chính phủ Hoa Kỳ gửi bốn chiến thuyền Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna vào Vịnh Tokyo và trao tối hậu thư đe dọa sẽ nổ súng. Mạc phủ bất đắc dĩ phải ký hiệp ước, chấp nhận các khoản như mở hai cửa biển Shimoda và Hakodate cho tàu thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán. Hơn nữa nếu có tranh chấp giữa kiều dân ngoại quốc và dân Nhật thì phải cho tòa án Hoa Kỳ xét xử. Luật pháp của Nhật không có hiệu lực.

Sau Hoa Kỳ thì chiến thuyền của hải quân Anh, Pháp, và Đức cùng đòi Mạc phủ phải mở cửa thông thương với những nước đó và ký những hiệp ước bất bình đẳng tương tự. Nhật Bản tiếp tục nhượng bộ vì biết rằng thực lực không đủ để chống lại các nước châu Âu. Tuy nhiên dân tình thì không phục, cương quyết đòi phải đánh đuổi bọn Tây dương.

Hậu quảSửa đổi

Trước tình hình khủng hoảng từ các phía, Nhật Bản đứng trước hai lựa chọn. Một là giữ nguyên lề lối cổ truyền phong kiến và địa vị của Mạc phủ, nhưng có nguy cơ mất nước vì bị ngoại bang đô hộ. Hai là mở cuộc canh tân toàn diện mong học hỏi và tiếp thu kiến thức của phương Tây mà chuyển mình thành một đất nước hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc phương Tây.

Mục lục

Thân thế và tuổi nhỏSửa đổi

Xu bạc 1 yen Minh Trị, đúc năm 1890
Xu bạc 1 yen Minh Trị, đúc năm 1891
Xu bạc 1 yen Minh Trị, đúc năm 1894
Xu bạc 1 yen Minh Trị, đúc năm 1895
Xu bạc 1 yen Minh Trị, đúc năm 1912

Hoàng tử Mutsuhito chào đời ngày 3 tháng 11 năm 1852, là con trai thứ của Thiên hoàng Kōmei. Mẹ ông là thị nữ Nakayama Yoshiko [中山慶子, Trung Sơn Khánh Tử, 1834 – 1907],[7] con gái của lãnh chúa Nakayama Tadayasu thuộc gia tộc Fujiwara, đã có lúc giữ chức Tả đại thần. Dưới triều Kōmei và Minh Trị sau này, Hoàng gia gặp nhiều bi kịch: ngoài Mutsuhito, tất cả năm người con khác của Thiên hoàng Kōmei đều chết khi còn thơ ấu. Bản thân Thiên hoàng Minh Trị cũng có 15 người con, mà trong số đó chỉ có năm người không bị chết yểu.[8]

Vị hoàng tử trẻ được đặt ngự hiệu là "Hữu cung" [さちのみや, Sachi-no-miya].[9] Phần lớn thời thơ ấu của ông trôi qua tại gia đình Nakayama ở kinh đô Kyōto, theo phong tục ủy thác nuôi dưỡng trẻ em Hoàng gia cho các thành viên ưu tú của cung đình. Mutsuhito bắt đầu học khi chín tuổi. Theo sử sách, ông là một học sinh thờ ơ, và, về cuối đời, ông đã viết những bài thơ tỏ lòng ân hận rằng bản thân ông đã không chuyên tâm hơn trong môn tập viết.[10] Ngày 11 tháng 7 năm 1860, ông chính thức được nhận nuôi bởi Asako Nyōgō [sau này là Anh Chiếu Hoàng thái hậu], nữ ngự [nyogo] của Thiên hoàng Kōmei. Ông được đổi tên là Mutsuhito[11] [Mục Nhân - hàm nghĩa đối xử với mọi người hòa mục, nhân từ], được phong chức Thân vương [Shinnō], lại được phong chức Hoàng thái tử [Kōtaishi] cùng ngày.

Theo sách 10 Đại hoàng đế thế giới của Trung Quốc, tên gọi Mutsuhito đúng là hợp với vẻ ngoài của hoàng tử lúc đó. Ngay từ lúc nhỏ, ông chỉ quanh quẩn với các cung nữ và sống cách biệt với thế giới bên ngoài, lại còn được cha mẹ hết sức cưng chiều, yêu quý, nên Mutsuhito trở thành một cậu bé nhút nhát, yếu đuối và hay sợ sệt. Tháng 8 năm 1864, binh sĩ của Mạc phủ và phiên bang Chōshū [Trường Châu] đánh nhau với quân của phiên Long Ma tại cửa Hoàng cung, và tiếng súng nổ trong trận đánh đã khiến Mutsuhito té xỉu vì quá sợ, và sau khi tỉnh dậy đứa trẻ vẫn còn chui rúc vào lòng các cung nữ để trốn, tỏ ra không có một tí can đảm nào cả. Nhiều triều thần sợ rằng, theo đà tiến triển của cuộc xung đột giữa chính quyền Mạc phủ và các lực lượng chống đối thì hai bên lại có thể đánh nhau ở kinh đô Kyōto, và lúc này Mutsuhito sẽ chết vì quá sợ.[12]

Claude Farrère, một tiểu thuyết gia có tên tuổi ở Pháp, thường lấy người võ sĩ Nhật làm đề mục trong các tác phẩm của mình. Claudre Farrère đề cao một Tướng quân người Nhật là Nogi Maresuke [乃木希典, Nãi Mộc Hy Điền] và kể rằng, thuở bé, Mutsuhito và Maresuke là học sinh trong cùng một trường. Có lần, Maresuke phạm sai lầm, bị thầy mắng. Maresuke quyết định phải tự sát, với danh dự là nguyên nhân. Tuy nhiên, Đông cung Thái tử Mutsuhito không cho Maresuke tự sát, vì nhận thấy Maresuke là một người có khả năng, về sau người này sẽ thành danh và lập nhiều công lao cho đất nước. Ông bảo:[13]

"Ta là vua của ngươi: sự lỗi lầm đó ta gánh vác dùm cho, ta biểu người cứ việc sống."

Phần lớn tuổi trẻ của Thiên hoàng Minh Trị chỉ được biết qua các ghi nhận về sau. Theo Donald Keene, tác giả cuốn Emperor of Japan: Meiji and His World, 1852–1912, các ghi nhận thường có sự mâu thuẫn. Một người đương thời mô tả ông là một người to khỏe, hơi giống một tên du côn và thể hiện tài năng xuất chúng trong môn sumo. Theo những ghi nhận khác, ông là một người mảnh khảnh và hay bị ốm. Một số người viết tiểu sử Minh Trị nói ông đã ngất xỉu khi nghe tiếng súng lần đầu tiên, nhưng điều này bị bác bỏ bởi một số người khác.[14]

Tuy nhiên, do thân thế là một hoàng tử Mutsuhito cũng bị tiêm nhiễm phải nhiều thói tật không lành mạnh của một đứa trẻ quý tộc, ví dụ như ông thiếu sự đồng cảm với những người yếu thế. Một lần nọ, thấy một cụ già bị sẩy chân té xuống nước, Mutsuhito không những không kêu người đến cứu mà còn phá lên cười khoái chí. Dạo khác, Mutsuhito mang kéo đi cắt phá tan hoang những cành dây leo trang trí trong hành lang cung vua, rồi vu khống cho người khác. Và việc cầm khẩu súng bắn nước đi chọc phá các cung nữ cũng là một trò vui của tiểu hoàng tử.[15]

Video liên quan

Chủ Đề