Vì sao răng trẻ bị vàng

Răng bị ố vàng hoặc đổi màu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tình trạng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bình thường, răng của bé có màu trắng ngà hay vàng nhạt, tuy nhiên, khi bạn thấy màu răng bé đổi màu, ố vàng, xỉn màu hoặc chuyển sang màu nâu đen, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý, cần được phát hiện và điều trị triệt để. Nếu tình trạng răng bé bị ố vàng khiến bạn mất ngủ hằng đêm, bạn có thể ngừng việc lo lắng vì trong bài viết này, chúng tôi sẽ đem đến cho quý bạn đọc cách nhận biết, các nguyên nhân, cách điều trị và các biện pháp phòng ngừa tình trạng răng bị ố vàng ở trẻ.

Tình trạng răng bé bị ố vàng là gì ?

Điều đầu tiên, các bạn cần biết rằng răng sữa của trẻ thường có màu trắng hơn so với màu răng vĩnh viễn. Vì vậy, khi bé trong độ tuổi thay răng, mọc những chiếc răng trưởng thành, thường chúng ta sẽ thấy nó có màu vàng hơn so với phần răng sữa còn lại, và điều này là hoàn toàn bình thường.

Răng bé bị ố vàng, hay sự đổi màu răng của trẻ là khi màu trắng ngà của răng bé chuyển sang màu vàng sậm, vàng nâu, hoặc nâu đục. Sự thay đổi màu răng này có hai loại: đổi màu bên ngoài và đổi màu bên trong:

  • Bên ngoài: có nghĩa nguyên nhân gây ra tình trạng răng ố vàng do một tác nhân nào đó tiếp xúc với bề mặt răng của trẻ.
  • Bên trong: có nghĩa nguyên do là các bệnh lý bên trong cơ thể như rối loạn chuyển hoá, giảm sản men…

Hình ảnh răng bé bị ố vàng

Nguyên nhân gây răng bé bị ố vàng 

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng ố vàng ở trẻ em

Sâu răng

Khi bé bị sâu răng, sự hoạt động của vi khuẩn bên trong răng miệng có thể khiến răng bị ố vàng, đổi màu nâu đen trên răng.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Nếu bé không được vệ sinh răng miệng đúng cách, có thể dẫn đến hình thành các mảng bám ở trên bề mặt răng. Chính các mảng bám này trên răng có thể làm răng thay đổi màu, chuyển sang màu vàng và tích tụ vi khuẩn. 

Lớp mảng bám màu vàng này theo thời gian tích tụ trên răng của trẻ, không chỉ gây xấu về mặt thẩm mỹ răng miệng, mà còn có thể gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng trẻ và dẫn đến một số bệnh lý như sâu răng.

Răng nhiễm Fluor

Flour là một chất hoá học, thường được bổ sung trong kem đánh răng để giúp tăng cường sự chắc khoẻ răng. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều fluor, trong thức ăn, sữa công thức hay nước uống nhiễm fluor có thể dẫn đến tình trạng dư thừa flour và làm xuất hiện các đốm nâu vàng hoặc mảng màu trắng trên bề mặt răng của trẻ.

Vàng da

Vàng da là một bệnh lý có thể gặp ở lứa tuổi sơ sinh. Biểu hiện của bệnh thường bao gồm vàng da, vàng niêm mạc mắt, miệng, và răng có thể chuyển sang màu vàng, do sự gia tăng nồng độ bilirubin trong cơ thể.

Chấn thương răng

Chấn thương răng có thể làm các mạch máu bị vỡ và sự chảy máu này có thể tạo ra màu hơi hồng, ánh vàng và dần dần chuyển màu nâu đen trên bề mặt răng.

Chứng giảm sản men răng

Đây là một bệnh lý có tính chất di truyền. Lớp phủ men hoặc lớp men bao phủ bên ngoài bề mặt răng trở nên mỏng manh hơn bình thường, khiến màu sắc bên trong của răng vốn vàng nhạt sẽ hiện rõ hơn.

Các bệnh lý khác

Ngoài ra, còn một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến men răng và ngà răng, gây thay đổi màu sắc của răng, ví dụ như: viêm gan, sốt cao tái phát, tia xạ, hoá trị vùng đầu mặt cổ… 

Một số bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở người mẹ khi mang thai cũng có thể làm thay đổi màu sắc răng của bé. 

Di truyền

Màu sắc răng cũng là một đặc tính di truyền mà trẻ có thể thừa hưởng từ cha hoặc mẹ. Một số sẽ có men răng sáng hơn, dày hơn những người khác. Điều này xuất phát từ sự khác biệt về hệ gen quyết định màu sắc răng và độ xốp của men răng. Khi men răng xốp hơn, răng sẽ dễ bị ố vàng hơn.

Thuốc

Trong giai đoạn mang thai, việc người mẹ sử dụng một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc răng của bé sau này, ví dụ như thuốc kháng sinh tetracycline, doxycycline, thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần,…

Khi bé bị vàng răng do hệ quả của việc dùng kháng sinh thì thật sự rất khó để chữa khỏi.

Thức ăn, đồ uống

Một nguyên nhân không thể bỏ sót khiến răng bé bị ố vàng là do thực phẩm, đồ ăn, thức uống bé sử dụng hằng ngày. Một số thực phẩm có màu đậm, có tính acid có thể gây đổi màu răng hoặc ăn mòn men răng, điều này dẫn đến thay đổi màu sắc của răng, giảm độ trắng sáng và răng của bé dễ bị ố vàng hơn.

Răng trẻ bị ố vàng phải làm sao ?

Sau đây là một số phương pháp giúp loại bỏ tình trạng ố vàng răng ở trẻ em:

  • Bạn có thể sử dụng một ít baking soda [bột muối nở] hoà với nước và đánh răng cho trẻ để cải thiện tình trạng răng bị ố vàng.
  • Nếu bé đang sử dụng một số thực phẩm bổ sung sắt, đây có thể là nguyên nhân khiến răng bị ố vàng. Lúc này, bạn cần tham khảo lại ý kiến của bác sĩ nhi khoa về việc bổ sung nguyên tố sắt này cho trẻ, nên tiếp tục hay ngừng lại. Tình trạng ố vàng răng do sắt sẽ giảm và biến mất khi ngừng sử dụng.
  • Bạn có thể đưa trẻ đến gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ, lấy cao răng và loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng mỗi 6 tháng để giúp cải thiện độ sáng bóng và màu sắc răng.

Còn khá nhiều phương pháp làm trắng răng khác hiện đang được quảng cáo rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp nha sĩ để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân, từ đó sẽ có các biện pháp phù hợp để giảm ố vàng cho răng của bé.

Cách ngăn ngừa tình trạng răng trẻ bị ố vàng

Phòng bệnh luôn cần được ưu tiên và chú trọng hơn chữa bệnh. Để ngăn ngừa tình trạng đổi màu, ố vàng răng ở trẻ, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ em để có lượng flour phù hợp.
  • Làm sạch răng cho trẻ và hướng dẫn trẻ biết vệ sinh răng miệng ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc răng. Ban đầu bạn có thể dùng khăn vải mềm, rồi dần dần chuyển sang bàn chải đánh răng dành cho trẻ em.
  • Khi dạy trẻ đánh răng, cần dặn dò và hướng dẫn trẻ biết nhổ kem đánh răng, không được nuốt.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa lượng đường cao, vì chúng có thể dẫn đến sâu răng, thay đổi màu sắc răng.
  • Không nên để trẻ ngậm bình sữa vào ban đêm, vì lượng đường thường xuyên tiếp xúc với bề mặt răng sẽ làm hỏng dần lớp men răng, đồng thời tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi khám kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng, mảng bám.

Kết luận

Nụ cười hồn nhiên và xinh đẹp của con trẻ là điều hạnh phúc đối với các bậc làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, một số nguyên nhân bao gồm cả bệnh lý, và thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể làm thay đổi màu sắc răng, khiến răng của trẻ ố vàng, xỉn màu. Cha mẹ cần biết cách chăm sóc, hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh răng miệng và nhận biết sớm tình trạng ố vàng răng để có biện pháp khắc phục, giúp trẻ có hàm răng chắc khoẻ và nụ cười xinh.

Tài liệu tham khảo

Răng sữa tự nhiên của trẻ có màu trắng ngà, vì vậy nếu răng sữa bị ố vàng cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm tìm ra nguyên nhân, bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho trẻ.

Khoa học đã chứng minh, sức khoẻ răng miệng trong những năm tháng đầu đời là yếu tố gây ảnh hưởng đến não bộ và chiều cao của trẻ… cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ hàm răng. Tuy vậy, ở nhiều trẻ vẫn có hiện tượng răng sữa bị vàng và sâu. Nguyên nhân do đâu và chữa trị thế nào đây? Cha mẹ hãy cùng IgYGate DC-PG tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

  • Các nhà khoa học nhận định: Sâu răng sữa ảnh hưởng trí thông minh & chiều cao của trẻ
  • Chị Anh Đào [vợ Diễn viên Hồng Đăng]: “Chăm sóc răng sữa là bảo vệ vận mệnh tốt cho con”

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến răng sữa của trẻ bị vàng là do vệ sinh không kỹ, các bé tuy đã biết tự đánh răng nhưng cầm bàn chải chưa chắc tay, đánh răng với lực không đủ khiến các mảng bám vẫn còn sót lại quanh răng, dần dần khiến răng vàng hoặc sâu. Ngoài ra, nếu trẻ đã vệ sinh răng đầy đủ nhưng răng vẫn ố màu, đó có thể là do tác động của những nguyên nhân sau:

  • Mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracycline khi mang thai: đây là một nhóm thuốc kháng sinh có thể khiến men răng của trẻ dưới 7-8 tuổi ố màu, mức độ sẽ phụ thuộc vào  liều lượng thuốc, thời gian sử dụng thuốc của mẹ khi mang thai.
  • Sử dụng các loại thuốc chứa sắt, vitamin: đối với trẻ thường xuyên ốm, sốt thì việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc dạng siro lỏng có chứa sắt, vitamin… trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình canxi hoá của răng, khiến men răng trẻ yếu ớt và dễ ố vàng.
  • Thực đơn ăn uống nhiều đồ ăn vặt, đồ ngọt: cha mẹ chiều trẻ, đôi khi cho trẻ ăn thoải mái các đồ ngọt như: kem, kẹo, nước trái cây, nước soda… trong thời gian dài mà không được chải răng và súc miệng ngay, thường sẽ khiến răng sữa của trẻ bị vàng và có thể lấm tấm vết sâu răng.
  • Yếu tố di truyền: trẻ có men răng yếu do di truyền sẽ dễ bị vàng răng và sâu răng hơn các trẻ thường. Cha mẹ khi phát hiện con thuộc trường hợp này cần đặc biệt lưu ý giúp trẻ chăm sóc răng sửa cẩn thận,
  • Bệnh nghiêm trọng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu mắc bệnh vàng da, bệnh viêm gan… cũng khiến màu răng sữa bị vàng ố, không còn trắng ngà như ở trẻ khoẻ mạnh.
Các chất sắt, vitamin trong thuốc siro dạng lỏng có thể làm vàng men răng của trẻ.

Răng sữa của trẻ bị vàng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo về sức khoẻ răng miệng của trẻ. Nếu không sớm khắc phục, trẻ sẽ sớm bị sâu răng sữa gây ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn diện. Khi phát hiện ra răng con bị vàng và sâu, các bậc phụ huynh đều rất lo lắng. Để ngăn ngừa tình trạng này ngay từ “trứng nước”, giúp cho trẻ có hàm răng trắng sáng và khoẻ mạnh, cha mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau:

  • Bảo vệ răng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ: lớp men răng của trẻ hình thành ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ, và rất dễ bị tổn thương ở những năm tháng đầu đời. Vì vậy mẹ cần hết sức lưu ý đến việc sử dụng thuốc, nhất là các nhóm thuốc kháng sinh, cho mình và cho trẻ ở giai đoạn này.
  • Cải thiện chế độ ăn uống của trẻ: hạn chế đồ ngọt, đồ ăn vặt mà thay vào đó cha mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho trẻ các món ăn cung cấp đầy đủ vitamin A, C, D, các muối khoáng, canxi, magie,… có trong các loại thực phẩm như rau, quả, củ, thịt, cá, tép, tôm, nghêu,sò, trứng, sữa… để giúp răng phát triển, chất flour giúp cho cấu tạo răng bền vững.
  • Giúp đỡ và hướng dẫn trẻ chăm sóc răng đều đặn, đúng cách: trong lúc trẻ chưa đủ răng, chỉ mới mọc vài cái, thì dùng gạc quấn quanh ngón tay để rửa các bề mặt của răng sau khi ăn. Nếu trẻ còn bú bình ban đêm, thì sau khi bú sữa phải cho bé bú nước để rửa sạch răng miệng. Đến khi trẻ mọc nhiều và đủ răng sữa, cha mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ các đánh chải răng và súc miệng ít nhất 2 lần/ngày. Nếu trẻ ốm cần uống các thuốc dạng siro, cha mẹ hãy dùng ống hút để tránh các thuốc này gây ảnh hưởng đến men răng của trẻ.

Cha mẹ cần hướng dẫn và giúp đỡ trẻ vệ sinh răng hằng ngày, đảm bảo răng sạch khoẻ, loại bỏ các mảng bám của thức ăn thừa.

Ngoài ra, để giữ cho hàm răng sữa của trẻ luôn bóng sạch, khoẻ mạnh thì đôi khi việc đánh chải răng và súc miệng là chưa đủ bởi vẫn còn sót lại các mảng bám khó nhìn thấy bằng mắt thường. Tin vui là một biện pháp ức chế vi khuẩn gây hại giúp bảo vệ răng miệng trẻ khỏi sâu hỏng, ố vàng răng sữa bằng kháng thể IgY đã được tìm ra.

Khang thế IgY

Kháng thể IgY được nghiên cứu và phát triển với công nghệ tiên tiến từ các nhà khoa học Nhật Bản, kháng thể IgY  được chiết xuất từ trứng gà hoàn toàn lành tính và đóng vai trò như một chất miễn dịch tự nhiên, giúp ức chế vi khuẩn S.mutans và vi khuẩn P.gingivalis – hai chủng vi khuẩn chính gây lên các phiền toái về răng và nướu [lợi] – từ đó bảo vệ hàm răng cho trẻ ngay ở những năm tháng đầu đời.

Cũng bởi ưu điểm nằm trong khả năng ức chế vi khuẩn một cách chọn lọc, không gây đề kháng, an toàn khi sử dụng lâu dài cho mọi đối tượng nên kháng thể IgY đã được người dân Nhật Bản sử dụng như một biện pháp bảo vệ răng lợi hàng ngày bên cạnh việc chải răng thông thưởng trong hàng chục năm nay. Tỷ lệ người dân mắc bệnh răng lợi cũng giảm xuống rõ rệt kể từ khi người dân có ý thức tốt trong việc chăm sóc răng lợi bằng các biện pháp mang lại hiệu quả diệt trừ vi khuẩn gây sâu răng viêm lợi tận gốc. Hiện tại kháng thể IgY đã được phân phối Tại Việt Nam thích hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ giúp bảo vệ răng và giúp giảm thiểu các nguy cơ về sâu răng và viêm lợi.

Video liên quan

Chủ Đề