Vì sao trong những năm 20 của thế kỷ 20 chủ nghĩa mác-lênin được truyền bá vào đông dương

Vì sao trong những năm 20 của thế kỉ XX chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Đông Dương?

Vì sao trong những năm 20 của thế kỉ XX chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Đông Dương?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và tác động.

B. Các cuộc cách mạng dân chủ tư sản không ngừng diễn ra.

C. Chủ nghĩa xã hội khoa học hình thành.

D. Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ.

Nguyễn Ái Quốc và con đường đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam *

Năm 1920, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã soi rọi cho Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.

Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì trước hết phải có ''Đảng cách mệnh'' để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi''. Từ nhận thức đó, Nguyễn Ái Quốc ra sức chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên [12/1920] - Ảnh tư liệu.

Người từng bước truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, đưa phong trào công nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác, đưa phong trào yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản. Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân Pháp [Le procès de la colonisation francaise] năm 1925, Đường Kách mệnh năm 1927, các tờ báo do Người sáng lập như báo Người cùng khổ [Le Paria] năm 1922, báo Thanh niên 21- 6-1925 và nhiều bài báo Người viết về Lênin, về Cách mạng Tháng Mười Nga, về giai cấp công nhân... là những tài liệu truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam đầu tiên. Những tài liệu này đã có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước của người dân đất Việt, chỉ rõ con đường cách mạng đúng đắn phải theo. Các tài liệu này đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các tầng lớp trí thức tiến bộ và những người tiên tiến trong giai cấp công nhân và nhân dân lao động lúc bấy giờ, bởi nó không chỉ vạch trần bộ mặt áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thực dân Pháp và phong kiến tay sai, kêu gọi nhân dân ta vùng lên đấu tranh xóa bỏ gông cùm nô lệ, mà còn chỉ ra con đường đi đến thắng lợi, chỉ ra xu thế tất yếu của dân tộc và thời đại, đó là con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ''chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ''.

Tiếp theo việc xuất bản các tác phẩm, báo chí từ năm 1922 đến năm 1925, Nguyễn Ái Quốc cùng với những người cộng sản coi trọng hoạt động tuyên truyền, cổ động, vì vậy một số tờ báo tiếp tục được Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên xuất bản năm 1926 như Tuần báo Công nông nhằm vào đối tượng công nhân, nông dân; bán nguyệt san Lính Kách mệnh nhằm vận động binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp ở Đông Dương; nguyệt san Việt Nam Tiền phong, báo Đồng Thanh, sau đó và Thân ái do Chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Xiêm xuất bản. Có thể coi năm 1929 là năm nở rộ của báo chí cách mạng Việt Nam. Án nghị quyết của Hội nghị trù bị toàn quốc đại biểu đại hội ngày 23-1-1929 của Việt Nam Cách mạng Thanh niên ghi rõ: ''Mỗi kỳ phải tổ chức một bộ tuyên truyền. Tài liệu tuyên truyền hoặc tự đồng chí mình làm ra hoặc trưng cầu lợi dụng người ngoài''. Tùy theo điều kiện các kỳ bộ có thể xuất bản báo chí bí mật hoặc công khai. Trong năm 1929, Việt Nam Cách mạng Thanh niên còn xuất bản một số báo và tạp chí như: Bônsêvích, Công Nông Binh, Cờ đỏ, Hướng đạo, Lao động. Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng cũng xuất bản tạp chí Bônsêvích, báo Cờ Đỏ, báo Đỏ [do Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở Thượng Hải], nhưng đông đảo nhất phải kể đến báo chí Đông Dương Cộng sản Đảng và các tổ chức trực thuộc: Tạp chí Công hội Đỏ, Bônsêvích, Người Cộng sản, báo Búa Liềm, Lá cờ Cộng sản, Cờ Đỏ, Dân cày, Giải thoát, Hầm mỏ, Học sinh, Lao động, Mỏ than, Người thợ mỏ, Sao Đỏ, Sắt, Tia Lửa, Tia Sáng… Theo thống kê, trước khi thành lập Đảng, các tổ chức cộng sản đã xuất bản 37 tờ báo, tạp chí làm công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức phong trào cách mạng.

Báo chí cách mạng trước khi có Đảng đã góp phần tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, đẩy mạnh phong trào đấu tranh và chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự thành lập Đảng.

-------------

* Đầu đề do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đặt.

Trích: Lịch sử 80 năm ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam [1930-2010], Nxb Chính trị Quốc gia, tr.8-10.

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Karl Marx
Friedrich Engels

Chủ nghĩa cộng sản được xây dựng bởi các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản Marx, Engels, đưa đến sự thành lập Đệ Nhất Quốc tế. Từ những cơ sở về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, Marx và Engels sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, từ đó chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Năm 1938, trong tác phẩm Lịch sử ngắn gọn của Đảng Cộng sản Liên Xô [Bolsheviks], Stalin đưa ra khái niệm Chủ nghĩa Marx-Lenin bằng cách kết hợp chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Lenin đồng thời giản lược hóa chúng để tuyên truyền rộng rãi ra công chúng và phổ biến ra toàn thế giới [4].

Trong khoa học tự nhiên có:

  • Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
  • Thuyết tế bào
  • Thuyết tiến hóa

Trong khoa học xã hội có:

  • Chủ nghĩa duy vật của Ludwig Feuerbach
  • Phép biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel
  • Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán: các đại diện là Henri de Saint-Simon, Robert Owen, Charles Fourier
  • Kinh tế chính trị cổ điển Anh: các đại diện là David Ricardo, Adam Smith

Sau sự ly khai của những người vô chính phủ, quốc tế thứ nhất tan vỡ. Đệ Nhị Quốc tế thành lập, nhưng sau đó bị chi phối bởi phần lớn là những người xét lại. Lenin bổ sung các lý thuyết của Marx, và phát triển lên trở thành chủ nghĩa Marx–Lenin, đưa tới sự thành lập của các Đảng Cộng sản và Đệ Tam Quốc tế. Những người phản đối Stalin thành lập Đệ Tứ Quốc tế. Phong trào của những người theo Đệ Tam Quốc tế sau cũng bị phân nhánh. Một số theo Trung Quốc thường lấy tên đảng là Đảng Cộng sản [Marxism-Leninism] khẳng định đi theo chủ nghĩa Marx–Lenin trong khi thực chất theo chủ nghĩa Mao.

V.I. Lenin

Nhiều Đảng Cộng sản trước đây ít nhiều bị ảnh hưởng các tư tưởng của Stalin hay Mao. Hiện nay nhiều đảng đã sửa đổi Cương lĩnh, chịu ảnh hưởng của Marx–Lenin khác nhau. Nhiều đảng chủ trương kinh tế thị trường trong giai đoạn quá độ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhà sử học Marx–Lenin đương đại Eric Hobsbawm, đã trình bày quan điểm trong bối cảnh diễn ra khi cuộc khủng hoảng tài chính 2007-08, kéo theo các khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Ông khái quát quan điểm những người Marxist với hệ thống tư bản chủ nghĩa, về vai trò lịch sử của Chủ nghĩa Marx–Lenin:

"...Không có giải pháp nào là vĩnh cửu. Chủ nghĩa tư bản cũng thế, nó có sống dai đến đâu, có hiển hiện trong đầu óc người ta như một cái gì không thể thay đổi tới mức nào, rồi nó cũng sẽ biến mất, sớm hay muộn mà thôi... Về vật chất thì với rất nhiều người, thế giới ngày nay đã được cải thiện. Nhưng về tinh thần, chính trị và đạo đức thì người ta không tiến kịp, hiện tại có lẽ còn đang thụt lùi. Vậy đâu là những giá trị của cuộc sống? Vì sao chúng ta sống trên đời? Sống để làm gì?... Trong 30, 40 năm gần đây, người ta đã khước từ một cách hệ thống việc đánh giá chủ nghĩa tư bản theo tinh thần duy lý. Một hệ thống bóc lột và phá hủy môi trường, cưa chính cái cành cây mà mình đang ngồi? Và bây giờ cành cây gãy răng rắc khắp nơi. Có lẽ nhân loại rồi sẽ ân hận vì không nghe theo Rosa Luxemburg: hoặc chủ nghĩa xã hội, hoặc trở về thời mông muội. Karl Marx chưa bao giờ lập luận chống lại các nhà tư bản tham lam. Ông ấy chỉ chống lại một hệ thống tất yếu đẻ ra lòng tham. Trong chế độ tư bản, ai cũng buộc phải chạy theo lợi thế cho bản thân, không làm thế là chết. Những người như Marx và Schumpeter biết rõ rằng chủ nghĩa tư bản là một thứ không đứng yên, nó phát triển và tiến với tinh thần cách mạng về phía trước, nhưng nó cũng tất yếu sụp đổ và luôn gắn liền với những khủng hoảng quy mô khác nhau và có thể hết sức khốc liệt."[5]

Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu [do kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi nhà nước không có dấu hiệu tự triệt tiêu như ý tưởng của Marx], dẫn đến sự suy yếu của phong trào cộng sản trên toàn thế giới. Nhiều nước phải chấp nhận kinh tế thị trường [Lenin cho thi hành trong thời kỳ NEP như là một giai đoạn quá độ]. Chủ nghĩa tư bản, và chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa dân tộc trở thành những động lực đáng kể cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn xảy ra khủng hoảng không theo một chu kỳ nào, sự chênh lệch tài sản giữa các thành phần xã hội ngày càng lớn, chủ nghĩa tiêu dùng thịnh hành, chủ nghĩa dân tộc đưa đến các xung đột quốc tế... khiến nhiều người vẫn còn tin vào lý tưởng cộng sản. Hiện nay đang phổ biến nhiều tư tưởng, chủ thuyết chống chủ nghĩa cộng sản[6].

Video liên quan

Chủ Đề