Video hướng dẫn xoay rubik 3x3

Trong bài viết này mình xin chia sẻ cách giải Rubik 3x3 dễ hiểu nhất ai cũng làm được, đây được xem là phương pháp xoay Rubik từng tầng đơn giản nhất dành cho người mới bắt đầu.

Bạn đang tìm kiếm một phương pháp giải Rubik chậm dễ hiểu nhất, nhưng không biết nên tham khảo ở đâu. Nếu vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây của gamehow nhé, bài viết sẽ đưa ra phương pháp giải từng tầng một [có kết hợp công thức rõ ràng] cho người mới bắt đầu dễ dàng nắm rõ. Ngoài ra, còn chia sẻ thêm những cách giúp bạn thao tác xoay Rubik nhanh hơn cũng như những lời khuyên bổ ích nhất, đặt biệt là có chia sẻ video hướng dẫn giải Rubik của Thùy Dương đang được nhiều giới trẻ rất yêu mến.

Bạn là người mới tập tành với Rubik thì hãy cố gắng tập luyện phương pháp giải Rubik từng tầng sao cho thuần thục nhất rồi mới chuyển sang phương pháp giải nâng cao Fridrich nhé. Chứ đừng vội vàng mà tảu hỏa nhập môn đấy!

I. Rubik 3x3 là gì?

Lập phương Rubik [Khối Rubik, hay đơn giản là Rubik] là một trò chơi giải đố cơ học được giáo sư kiến trúc, nhà điêu khắc người Hungary, Ernő Rubik phát minh vào năm 1974. Đây vừa là trò chơi giúp giải trí vừa giúp phát triển trí tuệ và tư duy.

Khối Rubik bao gồm 6 mặt và mỗi mặt sẽ có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương [một số khối khác thay thế mặt màu trắng bằng màu đen, màu đỏ bằng màu hồng]. Trò chơi sẽ bắt đầu việc xáo trộn tất cả các vị trí ô màu, sau đó người chơi sẽ tiến hành xoay khối Rubik đó sao cho các mặt của nó trở nên đồng màu nhau.

Bện cạnh đó, việc chơi Rubik cũng đã xâm nhập vào các giải đấu lớn với quy mô toàn cầu, vì vậy, nếu bạn là người đam mê nhưng chưa biết cách xoay thì không nên bỏ qua bài viết này.

Trước khi bắt đầu tìm hiểu cách xoay Rubik sao cho nhanh nhất thì bạn phải hiểu và nắm rõ các quy ước cũng như các kí hiệu của Rubik. Cụ thể:

1. Các viên trên khối Rubik

Trên Rubik 3x3 sẽ có 26 viên Rubik riêng lẻ ghép lại với nhau và chúng sẽ có nhưng nhóm tên gọi khác nhau như sau:

  • Viên trung tâm: bao gồm 6 viên, mỗi viên trung tâm chỉ có 1 mặt màu, dù bạn quay như thế nào đi nữa thì vị trí của các viên này đều không thay đổi. Như vậy, màu của một viên trung tâm ở một mặt nào đó cũng chính là màu của cả mặt đó.
  • Viên cạnh: gồm 12 viên, mỗi viên có 2 mặt màu. Các viên này nằm giữa các cạnh của khối Rubik.
  • Viên góc: gồm 8 viên, mỗi viên có 3 mặt màu. Các viên này nằm ở các góc của khối Rubik.

2. Quy ước kí hiệu tên các mặt của khối Rubik

Như đã nói ở trên thì khối Rubik sẽ bao gồm 6 mặt, các mặt được ký hiệu theo chữ cái tên tiếng Anh của chúng. Để thuận tiện trong việc giải rubik thì bạn cần nắm rõ các quy ước này. Cụ thể:

  • Mặt trước: F [Front]
  • Mặt sau: B [Back]
  • Mặt bên phải: R [Right]
  • Mặt bên trái: L [Left]
  • Mặt trên: U [ Up]
  • Mặt dưới: D [Down]

Lưu ý: Việc các mặt màu của Rubik sẽ thay đổi theo cách cầm nắm Rubik của bạn trên tay.

3. Quy ước kí hiệu về cách xoay các mặt [quan trọng]

Quy ước về cách xoay này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học các công thức xoay Rubik, vì vậy bạn không nên bỏ qua những quy ước dưới đây nhé.

  • Khi viết chữ cái các mặt in hoa như R L U D F B: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ theo chiều kim đồng hồ [ tức 1/4 vòng ].
  • Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo dấu ' như R’ L’ U’ D’ F’ B’ hoặc chữ i như Ri Li Ui Di Fi Bi: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
  • Khi viết chữ cái các mặt in hoa kèm theo số 2 như R2 L2 U2 D2 F2 B2: có nghĩa là bạn cần xoay các mặt tương ứng 180 độ, theo chiều nào cũng được.

Xem hình bên dưới để hiểu rõ hơn nhé.

Mình sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để các bạn dễ hiểu như sau: Khi sử dụng công thức B thì bạn phải xoay mặt B về hướng của mình rồi mới tiến hành xoay mặt B 90 độ theo chiều kim đồng hồ. Nếu gặp công thức U thì bạn hãy xoay mặt U của Rubik theo chiều kim đồng hồ. Các mặt khác bạn cũng thực hiện tương tự.

III. Bảy bước giải [xoay] Rubik hoàn thành 100%

Để có thể nhanh chóng làm quen cũng như áp dụng xoay Rubik một cách nhanh chóng, thì bạn cần phải hiểu rõ được quy trình xoay của khối Rubik lập phương 3x3.

Mặc dù là có rất nhiều cách giải Rubik khác nhau, có những cách giải khá nhanh nhưng đòi hỏi bạn phải khéo léo và cao thủ thì mới có thể thực hiện được. Vì vậy, nếu bạn là người mới tập tành chơi thì dưới đây sẽ là cách dễ hiểu nhất để giúp bạn nhanh chóng làm quen.

Dưới đây là quy trình 7 bước giúp bạn xoay Rubik thành công:

Trước khi bắt đầu bạn phải tuân theo một quy ước liên quan tới màu sắc của các tầng của khối Rubik:

  • Tầng 1 được quy ước tầng có mặt trắng.
  • Tầng 3 được quy ước tầng có mặt màu vàng.

1. Tạo thành hình Chữ thập màu trắng ở tầng 1

Bạn cần sắp xếp các viên Rubik tạo thành hình chữ thập màu trắng ở tầng 1, trong đó các mặt cạnh của các viên màu trắng phải đúng màu với các viên tâm các mặt bên, các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Nhìn trên khối Rubik và xác định 1 viên cạnh có màu trắng cần di chuyển hiện đang ở đâu, sau đó di chuyển viên đó ở về mặt trước - F. Lúc này, chúng ta sẽ có ba vị trí của viên cạnh này ở mặt F là: có thể nó ở tầng 1, tầng 2 hoặc tầng 3.

Bằng 1 số phép quay nhất định, đưa nó về vị trí tầng 2, ở mặt trước bên phải, tức vị trí được đánh dấu X dưới hình.

Ví dụ minh họa: Nếu viên cạnh trắng này đang ở 4 vị trí như hình bên dưới thì bạn dùng công thức F, F' hoặc F2, F2' để đưa về tầng 2.

Bước 2: Xác định vị trí mà viên này sẽ phải trở về. Xoay U [ Hoặc U'] để đưa vị trí đó về vị trí mặt trên bên phải, tức vị trí X dưới đây. Lúc này, ta sẽ có 2 trường hợp sau:

Bước 3: Thực hiện công thức để đưa cạnh về vị trí X

  • Trường hợp 1: Đơn giản là xoay R
  • Trường hợp 2: Thực hiện U F’ U’ hay U Fi Ui

Ngay sau đó bạn cần lặp lại các bước 1 đến bước 3 để tiến hành giải 3 viên cạnh còn lại của khối Rubik.

Lưu ý: Thực hiện tránh làm ảnh hưởng đến các cạnh đã giải nhe.

Và dưới đây là thành quả sau khi thực hiện:

2. Hoàn thiện tầng 1 của Rubik

Đến giai đoạn này thì các bạn cần phải thực hiện xoay làm sao để tầng một của Rubik đồng nhất màu trắng.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn hãy quay ngược khối Rubik lại [up mặt màu trắng xuống dưới].

Bước 2: Lúc này, bạn hãy quan sát tất cả mặt của Rubik một lượt trước để xác định vị trí của các ô góc màu trắng đang ở đâu. Ô góc màu trắng là ô có 3 màu, 1 mặt là màu trắng. Ở đây X được đánh dấu là vị trí mà ô góc đó phải trở về.

Trường hợp viên góc nằm ở tầng 3 [ tức tầng màu vàng], dùng U hoặc U' để đưa về 3 trường hợp sau:

  • Với hình 1: Bạn sử dụng công thức xoay U R U’ R’
  • Với hình 2: Bạn sử dụng công thức xoay R U R’
  • Với hình 3: Vị trí của mặt viên góc khác một chút so với hình 1 và 2, đó là mặt màu trắng không ở mặt cạnh [ xanh, đỏ ] mà ở mặt màu vàng. Do đó đầu tiên, bạn đưa mặt viên màu trắng này sang bên cạnh như hình 1 và 2 bằng cách xoay R U’ R’ U2 .

Bước 3: Bạn hãy chọn một trong hai công thức hình 1 hoặc hình 2 để giải tiếp khối Rubik nhé.

Nếu viên góc đang tìm ở tầng 1 [tức ở tầng màu trắng], nhưng đang sai vị trí hoặc sai hướng thì sẽ có 3 trường hợp như hình bên dưới.

Nếu gặp trường hợp này thì bạn hãy dùng công thức [R U R’ U’] để đưa viên góc về tầng 3. Sau đó, dùng phương pháp giải ở "bước 2" để thực hiện tiếp nhé.

Bên dưới là kết quả đúng và sai để bạn tham khảo.

3. Hoàn thiện tầng 2 của khối Rubik

Sau khi bạn hoàn thiện được tầng 1 thì tiếp theo bạn cần tiến hành xoay 4 viên cạnh của khối Rubik để đưa chúng về vị trí ở tầng 2. Hình ảnh bên dưới là kết quả mà bạn cần đạt được ở giai đoạn này.

Các bước thực hiện:

Bạn cần xác định các viên cạnh của tầng 2, nên nhớ là các viên này sẽ không có màu vàng và chúng có thể nằm ở tầng 2 hoặc tầng 3, mình sẽ phân ra hai trường hợp cụ thể như sau.

Trường hợp 1: viên cạnh nằm ở tầng 3

Bước 1: Xác định vị trí viên cạnh cần đưa tới bằng cách xem xét 2 màu của viên cạnh. Ta gọi vị trí cần tới đó là Goal. Cầm Rubik sao cho viên Goal nằm ở mặt F.

Bước 2: Xoay theo công thức U, U’ hoặc U2 để đưa viên cạnh đến vị trí gần Goal sao cho trục giữa của mặt F trùng màu, tạo thành chữ T [xem hình minh họa phía dưới].

Bước 3: Tùy vào từng trường hợp, dùng 1 trong 2 công thức sau để giải:

Trường hợp 2: viên cạnh nằm ở tầng 2 thì hãy dùng công thức [R U’ R’] or [U’ F’ U F] để xếp và xoay viên cạnh về tầng 3. Sau đó bạn dùng phương pháp ở trương hợp 1 để giải tiếp nhé.

4. Tạo chữ thập màu vàng ở tầng 3

Dây là giai đoạn quan trọng và khó khăn nhất, bạn chỉ cần làm sai 1 bước nhỏ thôi là cũng không thể hoàn thành rồi. Vì vậy, bạn hãy cố gắng thực hiện thật chính xác và kiên nhẫn theo nhé.

Mình sẽ hướng dẫn hai cách như sau:

Cách 1: Lúc này ở tầng 3 sẽ có 3 trường hợp đó là: chỉ có 1 Dot, có 3 Dot hình chữ L, có 3 Dot theo đường thẳng. Nhưng bạn chỉ cần sử dụng một công thức đó là: F R U R' U' F'.

  • Đối với trường hợp 1 Dot: Bạn sẽ xoay công thức [F R U R' U' F'] ba lần
  • Đối với trường hợp 3 Dot chữ L: Bạn sẽ xoay công thức [F R U R' U' F'] hai lần. Lưu ý hướng của chữ L.
  • Đối với trường hợp 3 Dot đường thẳng nằm ngang: Bạn sẽ xoay công thức [F R U R' U' F'] 1 lần

Chú ý là thực hiện xoay tầng 3 của khối Rubik thì chúng se lần lượt thay đổi theo thứ tự như hình bên dưới. Bạn phải để ý hướng của khối Rubik bởi nó rất quan trọng.

Cách 2: Nếu bạn muốn nhanh chóng hơn thì hãy thực hiện cách này, khi tầng 3 của khối Rubik đang ở dạng chữ L, bạn sẽ có thể chuyển ngay đến dạng chữ thập mà chỉ cần xoay 1 lần công thức là: F U R U' R 'F'.

5. Đưa các viên chữ thập màu vàng về đúng vị trí

Trong giai đoạn trên bạn đã tạo ra được chữ thập màu vàng ở tầng 3, nhưng vị trí các Dot có thể không tương ứng với các mặt xung quanh. Vì nên bước này bạn cần xoay Rubik để đưa chúng về đúng vị trí, tức là các các mặt cạnh trùng với màu của viên tâm.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Quan sát khối Rubik, kiểm tra vị trí của các mảnh cạnh màu vàng cần chuyển đổi. Cầm Rubik sao cho hai cạnh cần hoán đổi với nhau nằm ở mặt trước F và mặt trái L.

Bước 2: Thực hiện công thức [R U] [R’ U] [R U2] R’ U để hoán vị giữa cạnh vàng mặt F với cạnh vàng mặt L.

Bước 3: Kết quả như sau.

6. Đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí

Giai đoạn này là bạn cần tiến hành xoay Rubik để đưa các viên góc màu vàng về đúng vị trí ở mặt cuối [mặt màu vàng].

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Quan sát xem các viên góc màu vàng có viên nào đang nằm sai vị trí không.

Bạn có thể hiểu đơn giản là viên góc sẽ có 3 màu: màu vàng và 2 màu còn lại đang nằm ở giao điểm tại 3 cạnh có màu tương ứng [không nhất thiết trùng màu tâm].

Và chung quy lại sẽ có 3 trường hợp xảy đó là có 0, 1 hoặc 4 viên góc ở vị trí đúng.

TH1: Nếu có 1 viên góc ở vị trí đúng thì bạn hãy cầm khối Rubik sao cho viên đúng này ở vị trí FRU [ Mặt trước, phía trên, bên trái], sau đó áp dụng công thức: U R U’ L’ U R’ U’ L

TH2: Nếu không có viên góc nào ở vị trí đúng thì bạn cần thực hiện công thức trên khoảng 2 lần để tạo ra được 1 góc đúng vị trí

TH3: Nếu cả 4 viên góc đúng thì bạn có thể chuyển qua giai đoạn tiếp theo bên dưới.

7. Hoàn thành giải khối Rubik

Đây là giai đoạn cuối cùng và bạn cần phải xoay khối Rubik làm sao để hoán đổi hướng đúng của các viên góc nếu như chúng chưa đúng hướng. Còn trường hợp bạn thực hiện giai đoạn 6 mà vô tình hoàn thành khối Rubik thì không cần thực hiện giai đoạn này nữa.

Trường hợp các viên góc chưa đúng hướng thì bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn hướng cầm Rubik sao cho 1 viên góc màu vàng bị sai hướng nằm ở mặt trước, phía trên, bên phải như vị trí đánh dấu như bên dưới, tức vị trí FRU.

Bước 2: Thực hiện xoay theo công thức R’ D’ R D [2 hoặc 4 lần] để định hướng đúng góc này, vì khi thực hiện công thức này, mặt màu vàng sẽ xoay tại chỗ theo chiều kim đồng hồ. Dừng thực hiện khi mặt vàng ở đúng vị trí. Việc xáo trộn các tầng 1, 2 không có vấn đề gì cả vì chúng sẽ tự về vị trí đúng sau khi bạn giải xong tất cả các góc sai.

Bước 3: Dùng U / U' để chuyển các ô vàng sai hướng còn lại đến vị trí đánh dấu FRU và tiếp tục áp dụng lại công thức trên cho đến khi tất cả các ô góc vàng được giải.

Lưu ý: Ngoại trừ viên góc đầu tiên, chỉ sử dụng U và U' để di chuyển các góc còn lại tới vị trí FRU.

Ví dụ minh họa: Bạn sẽ có 2 góc cần định hướng và liền nhau như sau.

Góc thứ nhất.

Góc thứ hai.

Dưới đây là thành quả mà bạn sẽ đạt được nếu như thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bài viết.

Nhìn chung việc xoay tầng 3 của khối Rubik sẽ mất 4 giai đoạn để hoàn thành, nếu bạn muốn xem các chỉ dẫn của thể hơn về tầng 3 thì có thể tham khảo video bên dưới.

Với các chỉ dẫn được liệt kê thông qua 7 giai đoạn hi vọng sẽ giúp các bạn có thể giải được khối Rubik một cách nhanh chóng nhất. Nếu bạn là người mới tập tành chơi thì hãy kiên trì tập luyện nhé, bởi giai đoạn mới làm quen sẽ thực hiện tương đối chậm và khó nhớ. Nhưng sau khi thành thục thì bạn sẽ phải bất ngờ đấy.

IV. Các động tác giúp xoay Rubik nhanh hơn

Trong phần này mình sẽ hướng dẫn bạn một số cách xoay Rubik hợp lý và được nhiều người sử dụng nhất [nhiều người còn gọi đây là phương pháp Finger Trick].

Nếu bạn là người mới tập làm quen về khối Rubik thì chắc chắn những động tác xoay sẽ còn bỡ ngỡ và gặp nhiều sai sót như xoay bị quá chẳn hạn. Do đó, để hạn chế tình trạng này xảy ra thì bạn nên hạn chế khả năng cắt góc của khối Rubik và cố gắng xoay thật vừa vặn không thừa cũng không thiếu.

Trước khi bắt đầu thì bạn hãy ghi nhớ quy ước các mặt của khối Rubik nhé:

  • Mặt trước: F [Front]
  • Mặt sau: B [Back]
  • Mặt bên phải: R [Right]
  • Mặt bên trái: L [Left]
  • Mặt trên: U [ Up]
  • Mặt dưới: D [Down]

1. Xoay Rubik cơ bản [Finger Trick]

Với cách xoay khối Rubik cơ bản thì các động tác xoay được thực hiện từ ngón trên bàn tay và kết hợp với các ngón còn lại. Bạn có thể áp dụng cho các công thứ xoay như U/ U’, R/R’, L/L’,...

Đối với công thứ U hoặc U’: Bạn hãy cầm Rubik sao cho 2 ngón trỏ không chạm vào Rubik, đồng thời các ngón tay còn lại chỉ cầm vào hai lớp dưới. Nghĩa là bạn chỉ chạm mặt F, B và không chạm vào lớp U.

  • U: sử dụng ngón trỏ tay phải để xoay.
  • U’: sử dụng ngón trỏ tay trái để xoay.

Đối với công thứ L và R: Bạn hãy cầm Rubik sao cho tay phải chỉ cầm lớp R, còn tay trái cầm 2 lớp còn lại. Nhưng phải đặt các ngón tay ở đúng vị trí.

  • L: Ngón cái tay phải đặt ở mặt dưới D, 3 ngón còn lại [ngoại trừ ngón út] cầm ở mặt trên U. Xoay cổ tay phải theo chiều kim đồng hồ.
  • R: Ngón cái tay phải ở mặt trước F, 3 ngón còn lại [ngoại trừ ngón út] cầm ở mặt sau B. Xoay cổ tay phải theo chiều kim ngược đồng hồ để thực hiện R.

Đối với công thức L và L’: Để thực hiện động tác xoay L, làm tương tự như R nhưng ngược lại, hãy cầm Rubik sao cho tay trái chỉ cầm lớp R còn tay phải cầm 2 lớp còn lại. Cách đặt vị trí các ngón tay trái như sau:

  • L: Đặt ngón cái tay trái đặt ở mặt dưới D, 3 ngón còn lại [ ngoại trừ ngón út] cầm ở mặt trên U. Xoay cổ tay phải theo chiều kim đồng hồ để thực hiện L.
  • L’: Đặt ngón cái tay trái ở mặt trước F, 3 ngón còn lại [ ngoại trừ ngón út] cầm ở mặt sau B. Xoay cổ tay phải theo chiều kim ngược đồng hồ để thực hiện L’.

Khi các bạn đã luyện tập luyện thành thạo cách cách xoay U/ U’, L/R, L/L’ thì cần tiến hành kết hợp chúng lại với nhau. Ngoài ra, còn một số công thức khác nữa, bạn có thể tham khảo thêm.

2. Thao tác xoay Rubik nâng cao

Đối với công thức F và F’: Bạn hãy sử dụng ngón cái tay phải để xoay, các ngón tay còn lại bạn cầm sao cho thuận tiện nhất là được, chỉ lưu ý là ngón cái tay trái phải đặt ở tâm của mặt trước Rubik.

Đối với công thức B và B’: Bạn cần lật khối Rubik sao cho mặt B trở thành U [động tác này gọi là x’], rồi thực hiện công thức xoay U rồi lại quay đưa khối Rubik về ban đầu bằng cách xoay x.

Cònvới B' thì thực hiện ngược lại: dùng x để lật B thành D, rồi dùng công thức quay D và đưa Rubik về ban đầu bằng cách xoay công thức x'.

Đối với công thức D và D’: Bạn dùng tay trái hoặc phải để cầm Rubik sao cho 2 ngón út không chạm vào Rubik, còn các ngón tay còn lại cầm vào hai trên, chỉ chạm mặt F và B, không chạm vào lớp D. Lúc này, bạn dùng ngón ap út trái để xoay theo công thức D, dùng ngón áp út phải để xoay theo công thức D'.

Vậy là đối với thao tác nâng cao thì bạn cần luyện tập xoay Rubik bằng ngón áp út và ngón cái. Hãy cố gắng luyện tập cho đến khi nào thành thạo và nhuần nhuyễn rồi mới chuyển qua giai đoạn thao tác cao cấp. [Finger trick cao cấp].

3. Thao tác xoay Rubik cao cấp

Đây là các thao tác kết hợp nhiều ngón để xoay khối Rubik.

Đối với công thức U2: Sẽ có hai cách để thực hiện xoay.

  • Bạn có thể sử dụng ngón trỏ để xoay lần 1, sau đó dùng ngón giữa để xoay lần 2.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ngón trỏ với lực lớn để có thể xoay được 2 U trong một lần [xoay 180 độ].

Đối với công thứ D2: cũng tương tự bạn sẽ có hai cách thực hiện, một là sử dụng lực xoay lớn để xoay 2 lượt 1 lúc hoặc hoặc dùng ngón tay út xoay lần 1 và ngón áp út để xoay lần 2.

Đối với công thức M: Thao tác xoay công thức M sẽ không gặp trong các bước xoay Rubik cơ bản nhưng lại thường xuyên gặp trong các bước xoay Rubik nâng cao. Cách đặt ngón tay như sau:

  • Tay trái: Đặt ngón cái ở lớp F nhưng ko chạm vào M. Ngón trỏ đặt ở mặt U, các ngón còn lại đặt ở mặt F.
  • Tay phải: Đặt gón cái đặt ở mặt F nhưng không chạm vào M. Ngón trỏ đặt ở mặt B. Đặt ngón giữa tay phải ở mặt dưới D tại mặt M và thực hiện phép xoay M.

Lưu ý: Độ dài ngón tay mỗi người sẽ khác nhau cho nên khi xoay có thể hợp với bạn nhưng người có ngón tay ngắn lại không.

V. Một số lời khuyên về việc xoay Rubik.

  • Để xoay khối Rubik nhanh hơn thì ngoài việc tập thao tác các ngón tay thành thạo thì bạn cũng nên kiểm tra độ nhạy của Rubik, bạn có thể tháo ra và tiến hành bôi trơn các bộ phận bên trong của Rubik hoặc bạn hãy dũa lại các cạnh trong của Rubik.
  • Bạn là người mới tập xoay cho nên việc nhớ công thức sẽ tướng đối khó, cho nên bạn cần tập nhớ theo trạng thái hiện có của Rubik. Tất nhiên là bạn cần tập luyện nhiều để có thể làm được điều này. Hồi còn là học sinh mình cũng từng học và mình hay đặt trên có các trạng thái Rubik là hình con cá, hình chữ U, hình chứ L,... và cứ như vậy là mình xoay thôi.
  • Thời gian trung bình hoàn thành cách giải Rubik mà bài viết này chia sẻ là tầm 1 phút 30 giây, nếu bạn đạt được trình độ này thì có thể nghiên cứu các phương pháp nâng cao hơn như: Petrus, Roux, Waterman. ZB, Finger Trick...
  • Hãy cố gắng khi nhớ quy tắc và ghi các công thức cần thiết ra ngoài để tiện cho việc luyện tập nhé.

VI. Chia sẻ video hướng dẫn giải Rubik của Thùy Dương

Dưới đây là video hướng dẫn giải Rubik chậm, chi tiết, dễ hiểu nhất của Thùy Dương - Một cô bé nhỏ tuổi tài năng và được rất nhiều người yêu mến.

VI. Một số câu hỏi thường gặp

Có bao nhiều cách giải Rubik 3x3?

Hiện tại trên thế giới có rất nhiều cách giải Rubik 3x3, các cách được phân chia theo cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Như ở trong bài viết này thì mình đã hướng dẫn phương pháp giải Rubik cơ bản nhất. Còn một số phương pháp giải nâng cao khác như: Fridrich, Petrus, Roux, Waterman. ZB,..

Lưu ý là những cách giải Rubik nâng cao tương đối khó, nếu bạn là người mới tập tành thì tốt nhất hay thành thục cách giải cơ bản trước đã nhé.

Có App giải Rubik cho điện thoại Android /iOS không?

Ngoài việc làm theo hướng dẫn của bài viết thì các bạn có thể tải các App giải Rubik về điện thoại để luyện tập một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Một số app nổi bật phải kể đến đó là: ASolver, CubeX, Cube Solver,. 3x3 Cube Solver, 3D-Cube Solver, 2x2 Pocket Cube Solver,...

Lời kết: Vậy là bài viết trên đã chia sẻ cách giải Rubik cơ bản dể hiểu ai cũng làm được, kèm theo đó là các theo tác giúp bạn xoay Rubik nhanh hơn. Bạn hãy tham khảo thật kỹ để có thể tự học xoay Rubik tại nhà nhé. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề