Cách trị táo bón cho trẻ 4 tuổi

Trẻ bị táo bón thường đi cầu có phân cứng và giống như các viên bi tròn nhỏ [còn gọi là phân dê]. Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn hay đi cầu ít lần hơn trước đó, nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/1-2 ngày so với thói quen trước đó là 3-4 lần/ ngày. Cần lưu ý ở lứa tuổi này, các cơ thành bụng còn yếu nên bé thường rặn khi đi cầu, làm cho mặt bé đỏ lên. Do đó nếu bé đi phân mềm sau vài phút rặn thì không phải bị táo bón. - Trẻ nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc. - Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường. - Trẻ lớn hơn: Nếu trẻ đi cầu ít lần hơn bình thường hoặc than đau khi đi cầu, có thể trẻ đang bị táo bón. Ví dụ: bình thường bé đi cầu 1-2 lần mỗi ngày, nếu đến 2 ngày mà trẻ vẫn chưa đi thì có thể trẻ bị táo bón. Nhiều bé bị táo bón đã hình thành “thói quen” bất thường là nín nhịn để giữ phân lại khi chúng cảm thấy mắc đi cầu. Trẻ em lớn có thể trốn ở một góc hoặc một nơi nào khác trong khi thực hiện việc này.


Trẻ táo bón thường đi tiêu phân cứng, khô, lổn nhổn hoặc vón cục như phân dê

Dù những động tác trên nhìn giống như trẻ đang cố gắng để đi cầu, nhưng sự thật trẻ cố để không đi cầu vì một số lý do: Chúng không có một nơi cảm thấy “thoải mái”, hoặc trẻ “bận bịu” và bỏ qua nhu cầu đi vệ sinh. Hoặc việc này có thể làm trẻ đau nên trẻ nín luôn để tránh bị đau hơn. Đôi khi, trẻ có thể bị rách hậu môn [giới y khoa gọi là nứt hậu môn] sau khi đi phân to và cứng. Đau do rách hậu môn có thể dẫn đến sự nín đi cầu. Thậm chí, trẻ có thể học cách nín luôn vì sợ đau. Cần lưu ý phát hiện hành vi này để phòng ngừa hoặc có những cách chữa táo bón cho trẻ phù hợp. Nếu trẻ bị “bỏ quên” hay “thoát” khỏi sự kiểm soát, sẽ dễ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của táo bón: nhịn để khỏi đi cầu, khiến phân ở lâu trong cơ thể càng lớn và càng khô cứng, đến khi đi cầu phải rặn nhiều và làm rách hậu môn gây đau, chảy máu. Do đó, trẻ càng sợ lại càng nín nhiều hơn. Cuối cùng, khối phân đóng cứng trong trực tràng [phần cuối cùng của ống tiêu hóa nối với lỗ hậu môn] lớn dần khiến trẻ không thể giữ được phân nữa nên làm són phân ra quần [dân gian thường gọi là ị đùn]. Theo thời gian, phần phân lỏng [mới hình thành sau các bữa ăn] hoặc phân kích thích trực tràng len ra ngoài khiến trẻ thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa. Sau một tuổi, trẻ bị táo bón chức năng, nghĩa là không do bệnh lý gì cả mà chỉ do “hậu quả” của hành vi nín giữ ở trên. Khoảng 5% trẻ bị táo bón là do các bệnh lý thực thể. Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân như ruột già của trẻ quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh, cơ… Đối với nhóm nguyên nhân này cần điều trị bệnh tận gốc mới hết táo bón.

Táo bón thường xảy ra vào 3 thời điểm sau: Khi trẻ bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền, suốt thời gian tập ngồi bô/bàn cầu và sau khi bắt đầu đi học.

Khi trẻ bị táo bón, biện pháp tốt nhất là nên đưa bé đi khám và nghe theo ý kiến bác sĩ về việc điều trị táo bón. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau: * Đi ngay: khi bé đau bụng dữ dội • Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường [ví dụ bình thường bé đi tiêu 2 ngày/lần, nhưng đã 3 ngày vẫn chưa đi tiêu] • Bé nhỏ hơn 4 tháng đi tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt. • Bé đi tiêu phân có máu. • Bé đau khi đi tiêu. • Bé đã bị nhiều đợt táo bón.

• Hoặc khi phụ huynh cảm thấy bất an.

Đa số các trường hợp táo bón có thể điều trị tại nhà. Dù những biện pháp này khá đơn giản nhưng chúng thường có hiệu quả trong vòng 24 giờ.
 


Trẻ bị táo bón nên bổ sung chất xơ từ rau củ, trái cây

• Nước trái cây: có thể cho trẻ uống một số loại nước trái cây nguyên chất có tác dụng điều trị táo bón như mận, táo, lê. Những loại nước trái cây khác không có hiệu quả bằng các loại trên. Trẻ từ 6-8 tháng tuổi: có thể cho uống nước trái cây từ 60 -120ml/ngày. Trẻ từ 8-12 tháng tuổi: uống nước trái cây tối đa 180ml/ngày. • Các loại thức ăn nhiều chất xơ: Nếu trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, phụ huynh có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Ngoài ra, cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau [đã nghiền nát] như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Bạn có thể trộn nước trái cây [táo, mận, lê] với bột ngũ cốc, hoặc trái cây/ rau cải nghiền nát.

• Siro sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy, đối với những trẻ nhỏ đang bổ sung sắt, ba mẹ cần có chế độ ăn hợp lý để trẻ không bị táo bón.

• Nước trái cây: Tương tự như ở trẻ nhỏ, nước trái cây mận, táo, lê nguyên chất có thể giúp làm mềm phân ở trẻ lớn. Trẻ từ 1-6 tuổi: không cho uống quá 180ml/ngày. Trẻ > 7 tuổi có thể uống tối đa 1- 2 ly 120ml/ngày. • Thức ăn: Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm thức ăn nguyên hạt [không chà bóng], trái cây, rau và nước.

>> Xem ngay: Trẻ táo bón ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa?

Qua bài viết trên đây, chúng ta có thể thấy rằng, trẻ bị táo bón phần lớn là do chế độ ăn uống. Vì vậy, ba mẹ cần cân bằng chế độ ăn uống giữa các nhóm chất như: Chất đạm, chất xơ... Ngoài ra, có thể kết hợp bổ sung men vi sinh để cân bằng lại hệ vi sinh, ổn định tiêu hóa, kích thích nhu động ruột giúp trẻ thoát khỏi tình trạng táo bón nhanh chóng, mà vẫn an toàn hơn so với việc dùng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân.


BioGaia được chứng minh, 100% cải thiện táo bón chức năng sau 4 tuần

Men vi sinh BioGaia được chứng minh, 100% trẻ cải thiện táo bón chức năng sau 4 tuần sử dụng nhờ cơ chế tác động nhu động ruột và từ đó làm tăng đáng kể số lần đi tiêu hàng ngày. BioGaia là men vi sinh được phân lập từ sữa mẹ, 100% tự nhiên, an toàn cho sức khỏe.

Tính đến hết năm 2019, BioGaia đã có 152 nghiên cứu lâm sàng, thực hiện ở hơn 14.500 đối tượng [bao gồm trẻ em, trẻ sơ sinh, sinh non, người lớn...]. Được WGO [Tổ chức Tiêu Hóa Thế Giới] và ESPGHAN [Hội Nhi Khoa Châu Âu] khuyến cáo sử dụng được trên cả trẻ sinh non. Và được FDA chứng nhận an toàn ở cấp GRAS - an toàn tuyệt đối.

Xem thêm:


> BioGaia điều trị táo bón ở trẻ như thế nào?
> Trẻ sơ sinh bị táo bón chức năng 100% cải thiện sau 4 tuần
Sản phẩm đang được phân phối ở hơn 500 điểm bán trên toàn quốc như: - Hệ thống cửa hàng mẹ và bé: Bibomart, shop trẻ thơ, Kids plaza, Tuticare - Hệ thống nhà thuốc: Pharmacity, Long Châu - Hệ thống bệnh viện: Vinmec, Từ Dũ, Việt Pháp, Sản - Nhi HN/TW Và nhiều điểm bán khác trên toàn quốc

>>Tìm điểm bán BioGaia chính hãng trên toàn quốc TẠI ĐÂY

Trên đây là một số cách chữa táo bón cho trẻ hiệu quả tại nhà. Hi vọng, bài viết trên đây đã phần nào giúp ba mẹ đưa ra phương án cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ phù hợp mà vẫn an toàn.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Trẻ bị táo bón là vấn đề nan giải, luôn khiến các bậc cha mẹ lo lắng, đặc biệt khi trẻ bị táo bón lâu ngày. Không chỉ khiến các con khổ sở vì không đi vệ sinh được, bị táo bón lâu ngày còn khiến trẻ dễ đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, lâu dần dẫn đến biếng ăn trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón


Nếu mẹ chú ý tới số lần đại tiện của bé thì sẽ dễ dàng phát hiện ngay tình trạng trẻ bị táo bón. Bé có thể bị táo bón khi: Bé sơ sinh đại tiện dưới 2 lần/ngày; Bé từ 6 – 12 tháng tuổi đại tiện dưới 3 lần/tuần; Bé từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần/tuần. Phân rắn, dạng xúc xích có nhiều đường rạn trên bề mặt, hoặc lổn nhổn như hạt. Đồng thời, bé có các dấu hiệu chướng bụng, cứng bụng và khó khăn trong việc đi ngoài. 

Nguyên nhân gây nên trẻ bị táo bón lâu ngày


Táo bón lâu ngày là tình trạng trẻ bị táo bón thường xuyên và có dấu hiệu tái phát, không cải thiện rõ rệt hoặc trị mãi không dứt. Khi mắc táo bón lâu ngày, bé không bị táo tới mức đau nhức hậu môn hay chảy máu nhưng số lần đi vệ sinh rất ít và đầu phân cứng…
Theo Tiến sỹ, bác sỹ Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có 3 nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón:


TS. BS Phan Bích Nga - Giám đốc trung tâm khám & tư vấn dinh dưỡng trẻ em
 

Khi đã xác định được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, cha mẹ có thể có những cách trị táo bón cho bé phù hợp.

1. Do dinh dưỡng


Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu [chiếm đến 95%] khiến bé bị táo bón.
1.1 Chế độ ăn ít chất xơ
Táo bón lâu ngày do thiếu chất xơ xảy ra khi lượng chất xơ bổ sung cho trẻ từ thực phẩm chưa đủ để chống táo bón. Nguyên nhân này có thể bắt đầu từ việc trẻ ăn ít rau củ quả nhưng lại tiêu thụ quá nhiều lượng đạm động vật. Điều này thường xảy ra ở giai đoạn trẻ đi học..
1.2 Một số thói quen khác
– Uống nước ít: Trẻ không uống đủ nước sẽ làm cho phân đặc hơn, rắn hơn, khó lưu thông dẫn tới thực ăn bị lưu lại ở đại tràng lâu hơn, mất nước gây táo bón ở trẻ em
– Trẻ dùng sữa công thức: Thành phần giàu đạm, phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức chưa phù hợp hoặc mẹ pha sữa không đúng hướng dẫn cũng là nguyên nhân trẻ bị táo bón.

Sử dụng sữa công thức cùng chế độ ăn ít chất xơ
là nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ em

 
2. Hậu quả của một số bệnh
Bên cạnh các nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng, trẻ bị táo bón có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý:
– Loạn khuẩn đường ruột: Trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phổi,… thường được cho sử dụng kháng sinh đường uống. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, và hậu quả trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, lâu ngày dẫn đến trẻ bị táo bón.
– Phình đại tràng bẩm sinh: là bệnh bẩm sinh làm cho một đoạn đại tràng không co bóp được dẫn tới chất thải trong đại tràng bị ứ đọng, khó lưu thông để thải phân ra ngoài khiến bé bị táo bón.
– Cơ thành bụng yếu hoặc liệt do các nguyên nhân thần kinh: cơ thành bụng có vai trò quan trọng trong điều hòa nhu động ruột. Khi cơ bị liệt hoặc yếu, trẻ sẽ mất phản xạ tống phân ra ngoài, lâu dần dẫn đến trẻ bị táo bón.
 Tác dụng phụ của thuốc trị bệnh: Nhiều trẻ khi sử dụng thuốc ho, thuốc giảm đau, một số loại kháng sinh… cũng gây nên trẻ bị táo bón…

3. Do phản xạ ức chế, tâm lý, thói quen không hợp lý


– Do tâm lý: Trẻ nhịn đi đại tiện vì sợ nhà vệ sinh bẩn tại trường học, sợ la mắng do đi đại tiện không hợp lí, nhất là ở lớp học; sợ đau do nứt kẽ hậu môn vì phải rặn nhiều gây mất phản xạ đi ngoài làm cho táo bón ngày càng nặng hơn. 

– Do ít vận động: Các bé lớn hơn 3 tuổi thường được cha mẹ cho chơi game, xem tivi hoặc ngồi một chỗ quá nhiều để học bài làm cho nhu động ruột kém điều hòa và cơ thành bụng yếu. Ít vận động thể lực, thể dục thể thao chính là nguyên nhân gây trẻ bị táo bón lâu ngày. Đặc biệt, khi trời lạnh, trẻ càng lười vận động khiến táo bón trầm trọng hơn.


Cách trị táo bón cho trẻ bị táo bón lâu ngày
Cho trẻ uống nhiều nước: mẹ cần lưu ý cho trẻ bị táo bón uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Mỗi sáng khi thức dậy, mẹ hãy tập thói quen cho các bé uống một cốc nước ấm. Không chỉ giúp rửa trôi các chất thải, chất độc trong cơ thể mà uống nước ấm khi thức dậy còn giúp hạn chế các triệu chứng táo bón cho trẻ, là cách điều trị trẻ bị táo bón đơn giản.
Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín trị táo bón: đây là cách tốt nhất để bổ sung chất xơ và các vitamin cho trẻ bị táo bón. Các mẹ nên thêm vào chế độ ăn của trẻ những loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, rau đay hoặc các loại quả đu đủ, cam, bưởi… giúp trị táo bón ở trẻ.
Với các bé bị táo bón không thích ăn rau, mẹ có thể thay đổi cách chế biến, trình bày rau củ theo những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút sự chú ý của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể làm sinh tố hoặc nước ép trái cây để trẻ dễ uống. Trẻ sẽ thích thú với những ly nước cam hoặc đu đủ có màu sắc bắt mắt hơn đấy!

Chế độ ăn giàu rau xanh sẽ bổ sung chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón ở trẻ
 

Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ hỗ trợ trị táo bón: mẹ nên hình thành thói quen tốt này cho con từ khi còn nhỏ. Việc đi đại tiện đúng giờ, ngồi đúng bô và tập trung khi đại tiện giúp bé hình thành phản xạ có điều kiện, giúp con dễ dàng đi ngoài hơn để chữa trị táo bón. Hơn nữa, tập cho con đi vệ sinh đúng giờ cũng là biện pháp đề phòng trường hợp bé sợ đi vệ sinh ở trường học.
Trị táo bón bằng cách mát-xa bụng cho bé: Đây là phương pháp trị táo bón nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ. Mẹ áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé theo chiều từ rốn, qua phải, vòng qua trên rốn sang bên trái, ngược chiều kim đồng hồ và cũng là dọc theo khung đại tràng. Biện pháp mát-xa này vừa giúp bé thoải mái, vừa hỗ trợ trị táo bón ở trẻ.
Bổ sung chất xơ giúp trị táo bón: Chất xơ có tác dụng trị táo bón ở trẻ nhỏ vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, trương nở giúp tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Chất xơ cũng là môi trường để vi khuẩn lên men sử dụng làm thức ăn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì vậy, mẹ nên được tăng cường chất xơ trong mỗi bữa ăn của trẻ [100 – 300g hoa quả và 100 – 300g rau xanh 1 ngày, tùy theo tuổi của trẻ].
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc chữa bệnh táo bón ở trẻ em. Bởi việc chế biến và cho trẻ ăn rau củ quả đúng cách mới cung cấp được đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ bị táo bón. Ngoài nguyên tắc chung là không chế biến [nấu] rau củ quá kỹ  để tránh làm mất đi hàm lượng chất xơ và các loại vitamin có trong rau củ thì cần thiết phải cho trẻ ăn cả phần nước và cái của những thực phẩm này.
 

Video liên quan

Chủ Đề