Việc sử dụng tiếng Việt của hai tầng lớp chủ yếu đã tạo nên sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt

MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài:Tiếng Việt [tiếng mẹ đẻ] là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam ta; là thứ tài sản vôcùng quý giá của đất nước. Tiếng Việt là tinh hoa văn hóa của dân tộc ta được giữ gìn,bảo tồn, phát triển qua hàng ngàn năm tồn tại. Tuy nhiên để tiếng Việt mãi giàu đẹpchúng ta cần chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc công nghệ, Tiếng Việt, trong vai trò ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những thayđổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những thay đổi dễ nhận thấynhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới trẻ - nhữngchủ nhân tương lai của đất nước. Vấn đề càng trở nên “nóng” hơn khi gần đây, trên cácphương tiện thông tin đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được đưa rabàn luận sôi nổi.Tiếng Việt là một thứ tiếng muôn hình muôn vẻ với những cấu trúc ngữ pháp riêngbiệt kết hợp với thanh âm. Sự đa dạng và phong phú ấy đã tạo nên nét đẹp riêng choTiếng Việt của chúng ta, là người Việt Nam, tôi tự hào khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻcủa mình.Thế nhưng thực tế tôi nhận ra một điều, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa đủ mọikiểu. Người ta sử dụng chúng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ cónghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận này, tôi đã chọn đề tài “ giữ gìn sựtrong sáng của tiếng Việt” để nói lên quan điểm của mình về tiếng Việt hiện nay.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:2.1. Đối tượng nghiên cứuĐồi tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tiếng Việt nay và vấn đề giữ gìn sựtrong sáng của tiếng Việt.2.2. Phạm vi nghiên cứu.Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là thực trạng sử dụng tiếng Việt trong cuộc sốngvà những văn bản của các nhà nghiên cứu xã hội trong lĩnh vực này3. Phương pháp nghiên cứu.Để thực hiện đề tài này,tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tức là tìmhiểu các sách, báo, tạp chí …, các website có liên quan để tổng hợp nội dung cần thiết,chủ yếu thu thập tài liệu từ thông tin đại chúng hoặc từ đời sống thực tiễn. Ngoài ra,trong quá trình làm đề tài, các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh,đối chiếu, phê bình đều được sử dụng triệt để.4. Cấu trúc đề tài.Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc đề tài gồmcó 3 chương.Chương 1: Thực trạng tiếng Việt hiện nay.Chương 2: Hệ quả của hiện tượng biến thể tiếng Việt trong thời kỳ hiện nayChương 3: Một số biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TIẾNG VIỆT HIỆN NAY1.1. Khái quát chung.Tiếng Việt đã trải qua một quá trình đấu tranh để phát triển, trường tồn khábền bỉ. Từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ người dân ta chưa có một thứ ngôn ngữriêng cho dân tộc mình. Vì vậy chúng ta đã mượn hình thức chữ Hán , phiên âm ratiếng Việt gọi là chữ Hán Việt. Đến khoảng thể kỉ XII-XIII, cha ông ta dựa trên chữHán Việt đã sáng tạo ra ngôn ngữ của dân tộc mình là chữ Hán Nôm. Nhưng loại chữnày là chữ tượng hình vì vậy khó đọc, khó viết và khó nhớ nên không được phố biếnrộng rãi. Chủ yếu là tầng lớp quan lại phong kiến và các nho sĩ. Đến khoảng thể kỉXVI-XVII , các giáo sĩ phương Tây sang nước ta để truyền bá đạo giáo. Họ nhận thấynếu truyền bá đạo mà dùng ngôn ngữ Hán Nôm thì không được vì hầu hết người dân tađều không biết chữ. Vì vậy họ đã sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới dựa trên chữ cái Latinh gọi là chữ Quốc ngữ. Khi chữ Quốc ngữ ra đời, người dân ta nhận thấy đây là thứngôn ngữ có ưu điểm vượt trội: Vừa dễ viết, dễ đọc, dễ thuộc lại dễ nhớ nên nó nhanhchóng đi vào đời sống người Việt ta.Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thống của đất nước ta. Nó được dùng làngôn ngữ chính thức trong các văn kiện lịch sử quan trọng, trong đối ngoại, trong giaolưu văn hóa, trong giao tiếp hàng ngày của người dân.Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ của ta chưa ý thức được tầm quan trọngcủa tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí còn lạm dụng tiếng nước ngoài làmcho tiếng Việt của ta mất đi sự trong sáng. Biểu hiện ngay trong những bài viết văn sailỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hay sự lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp.Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta đang mở rộng cửa để giao lưu văn hóavới các quốc gia trên thế giới nên việc học thêm ngoại ngữ là điều cần thiết nhưngtrước hết phải học tốt tiếng Việt. Phải không ngừng trau dồi, học hỏi, làm giàu có vàchuẩn xác vốn tiếng Việt của mình. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh rấtrõ vai trò của tiếng Việt với dân tộc mình “ Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàuđẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc” . Vì vậy muốn học tốt ngoại ngữ trước hết hãyhọc tốt tiếng Việt.1.2. Hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt hiện nay.1.2.1. Thực trạng của việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ nói.Suốt những năm tháng cắp sách đến trường của mỗi người, bộ môn ngữ văn đã bồiđắp tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng mẹ đẻ như lời dạy của Bác Hồ “TiếngViệt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”. Theo Bác, sựtrong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng và sử dụng tùy tiện, khôngcần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Thế nhưng, ở nước ta ngôn ngữ Tây hóa cứtràn lan trên khắp mọi nẻo đường, có mặt trong bảng quảng cáo, nhà hàng, cao ốc vănphòng cho đến nghệ danh, thậm chí tên con cái... Đây là xu hướng rất đáng báo động.Nếu trước đây người ta lấy nghệ danh chính tên cha sinh mẹ đẻ thì bây giờ họ “chế” rađủ loại tên như: Chi Pu, Noo Phước Thịnh, Midu, Isaac, Jun Phạm, Puka...cùng với tênnhiều bài hát có ảnh hưởng đến giới trẻ như Cause I Love You, Remember Me, SayYou Do, Loving You,… Quán ăn, nhà hàng cũng bị Tây hóa mất gốc kiểu như:Golden Plaza [Hàng Trống], Golden Lake [Hàng Mành], Luxury [Phủ Doãn]… Cửahàng hay cửa hiệu, người ta thấy đầy rẫy những shop Men, shop Fashion, Baby’shop.Đó là chưa kể một số gia đình theo trào lưu sính ngoại đặt tên con bằng tiếng Anh nhưSony, Suboi, Soll, Goll… Đặc biệt trong giới trẻ đang tạo lập cho mình một thứ “ngônngữ” lạ tai nhưng lại rất lệch với chuẩn tiếng nói và chữ viết toàn dân. Khi trao đổi,người ta không nói: “Khi nào lên mạng thì báo hiệu cho tớ” mà nói theo kiểu “bồiTây” nửa nạc nửa mỡ: “Khi nào online thì buzz cho tớ với?”. Mỗi khi chat tiếng Anhthì các cô/cậu lại hỏi một câu bằng 3 từ ASL? [age/sex/locasion] vừa nhanh vừa gọncho cả ba vấn đề [tuổi, giới tính, nơi ở]. Không chỉ trao đổi thông tin với nhau trênmạng hay trong tin nhắn mà ngay cả trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều HS đangtìm mọi cách dung nạp tiếng nước ngoài quá mức cho phép. Thay vì nói lời cảm ơn,xin lỗi họ lại: Thank you, sorry ngập miệng.Đệm tiếng Anh giờ như một phần tất yếu trong giao tiếp hàng ngày của các bạn trẻcho dù đôi lúc, việc đó dễ gây hiểu lầm và khó chịu cho nguời nghe."Con đang ở trường mà, đang làm nốt assignment, con send xong sẽ về. Đợi conchút, con check rồi phone lại cho ba ngay"… Ở đầu dây bên kia, vị phụ huynh đangtoát mồ hôi hột không kịp hiểu con gái cưng nói gì. Đây là một ví dụ cho việc loạn"song ngữ" Anh - Việt. "Mày ok hay không ok cũng phải call lại cho nó chứ. Chẳngpro chút nào cả" là một đoạn đối thoại tiêu biểu của giới trẻ - chỉ với câu nói ngắn gọnđó mà có đủ cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Môi trường học tập, sinh hoạt đang ảnhhưởng không nhỏ đến sự “lộn xộn” trong cách dùng ngôn ngữ của các bạn trẻ.Từ những dẫn chứng đó, ta có thể thấy, tiếng mẹ đẻ đang có nguy cơ bị sử dụng saiđi mọi mặt một cách cố ý. Theo tôi, khi tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiệnthì có thể chấp nhận vay mượn từ tiếng nước ngoài kiểu như elip, oxy, cacbon… Hoặcnếu sử dụng thì chỉ trong phạm vi hẹp lúc đi chơi hay trò chuyện vui đùa. Tiếc thaynhiều trường hợp HS đưa ngôn ngữ ngoại lai vào cả trong bài thi, bài viết kiểm tra. Rõràng việc vay mượn tiếng nước ngoài mà chủ yếu là tiếng Anh hoàn toàn không sainếu thấy cần thiết. Có lỗi chăng là ở môi trường sử dụng phải đúng lúc, đúng chỗ chophù hợp với đối tượng tiếp nhận thôi.Hơn một nửa giới trẻ “mê mẩn” lối nói “nửa Tây nửa Ta” này. Trong giảngđường đại học, thậm chí thầy cô đôi lúc cũng sử dụng tiếng Anh để tạo sự tươi mớitrong lời nói. Tuy nhiên, cũng chỉ các thầy cô trẻ mới ưa thích lối nói hiện đại này thôi.Còn vị trí “độc tôn” phải dành cho các bạn trẻ, đặc biệt học sinh trung học và trunghọc phổ thông. Số lượng học sinh sử dụng tiếng Anh trong khi tán gẫu với nhau vượtmức “cho phép”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đã từngcó thời kì, báo chí, các nhà chức trách đầu ngành than vãn, lên tiếng báo động hiệntượng “đột biến” này. Dư luận nổi lên nhiều ý kiến trái chiều: ủng hộ có, phản đối có.Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có con số chính xác về việc giới trẻ sử dụng lốinói lai căng này. Thế nhưng, từ thành thị tới nông thôn, từ học sinh phổ thông đến sinhviên Đại học, đến những người học thức, học vị cao, tất cả đều đôi lần sử dụng lối nóinày. Bởi vì nó ngắn gọn, dễ hiểu, lại hợp thời đại. Những người ủng hộ cho rằng việcdùng ngôn ngữ lai căng như vậy sẽ làm phong phú hóa tiếng Việt, tạo cơ hội cho cácbạn trẻ phát huy tính sáng tạo. Những người theo xu hướng này thường ở độ tuổi thanhniên, am hiểu nhiều về tâm lý giới trẻ. Những người phản đối lại cho rằng nó đã làmmất đi sự trong sáng của tiếng Việt, suy thoái một bộ phận giới trẻ hiện nay.Mỗi xu hướng luôn có những nguyên nhân nhất định. Ta không thể quy chụpđâu là đúng, đâu là sai? Vấn đề là ở chỗ, lí do từ đâu hình thành nên xu hướng ấy vànguyên nhân phát sinh hiện tượng này là gì?1.2.2. Nguyên nhân của hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp* Nguyên nhân khách quanNgày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, sự ảnh hưởng và thâm nhập lẫnnhau trong các lĩnh vực văn hóa, chuyển giao công nghệ, và ngôn ngữ đã tạo ra bứctranh hết sức phong phú và phức tạp. Trong bức tranh ấy, có những gam màu sáng,cũng có những gam màu rất tối. Chính bởi môi trường xã hội, cũng như yếu tố ngoạilai khác xâm nhập vào Việt Nam trong thời kì mở cửa hội nhập, vô hình trung, ảnhhưởng ít nhiều đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là một xu thế tất yếu mà khôngmột quốc gia nào có thể kiểm soát được. Có nghĩa là, hiện nay, không một quốc gianào mạnh dạn đứng lên bảo rằng “tiếng mẹ đẻ” của họ không bị lai căng.Một điều không thể phủ nhận, giới trẻ ngày nay năng động, có điều kiện ăn họcvà tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, nên Anh ngữ tốt không còn là điều gì quá xa lạ.Chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp cách nói chuyện Việt Anh trộn lẫn thường xuyêndiễn ra trong các buổi sinh hoạt, chuyện trò thậm chí trong cả những giờ học trên lớp,từ sinh viên tới giảng viên. Tiếp xúc với tiếng Anh hằng ngày, dần dần trở thành thóiquen, nên việc chem xen vài từ tiếng Anh là chuyện khó tránh khỏi, đôi lúc vì quántính và thói quen không bỏ được.Bên cạnh đó, trong thời đại kĩ thuật số, mạng xã hội ra đời đã rút ngắn khoảngcon người từ hàng vạn ki-lô-mét chỉ còn vài cen-ti-mét. Đây là một điều kiện vô cùngthuận lợi cho nước ta hội nhập, hợp tác cùng phát triển. Thế nhưng, khi một cánh cửamở ra, ngoài những luồng không khí mát lạnh, trong lành, còn có những hạt bụi, kể cảmùi hôi. Bên cạnh những lợi thế mà đất nước ta có được, ngôn ngữ lại bị nhiễm bẩn.Đây là một quy luật tự nhiên. Nó là hiện tượng mà thi sĩ Nguyễn Bính từng than:Hôm qua em đi tỉnh vềHương đồng gió nội bay đi ít nhiều.[Thật ra, trường hợp cô gái ở miền quê thì đúng ra phải là “hương đồng gió nội”,nhưng đã “bay đi ít nhiều” vì em vừa trở về từ chốn đô thị trở về]. Âu cũng phải, môitrường chính là nguyên nhân thay đổi ít nhiều bản chất con người.Tựu trung lại, hiện tượng ngôn ngữ nói bị “lai căng” ngày càng phát triển, thựcchất đây cũng chỉ là một hiện tượng tự nhiên tất yếu, luôn vận động linh hoạt và pháttriển cùng với sự phát triển của xã hội.Tuy nhiên, nếu hoàn toàn đổ lỗi bởi sự thay đổi xã hội thì vẫn còn quá phiếndiện. Một phần nguyên nhân đóng góp cho hiện tượng này xuất phát từ những yếu tốchủ quan, một phần xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí giới trẻ.* Nguyên nhân chủ quanKhi nhắc đến hiện tượng lai căng, người ta thường nhắc đến giới trẻ. Vì saovậy? Bởi vì họ là những con người tiếp thu nhanh nhất và nồng nhiệt nhất những điềumới lạ từ nước ngoài. Đặc trưng tâm lí của lứa tuổi này là thích cái mới, tò mò, thíchkhám phá và khẳng định “đẳng cấp” của bản thân. Do đó, lứa tuổi này dễ bị thu hútvào những trào lưu mới mang đặc trưng phong cách của lứa tuổi mình. Sử dụng ngônngữ lai căng chỉ là một trong hàng loạt những những trào lưu khẳng định bản thân nhưcách ăn mặc, kiểu tóc,... Nói nôm na là, làm được một việc gì vừa khác với lứa tuổicon nít trước đây, lại vừa khác với người lớn, phù hợp với trào lưu giới trẻ lan rộngkhắp nơi thì các bạn trẻ cảm thấy thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân mình. Vì vậy,giới trẻ không ngừng sáng tạo, cải biên, cách tân ngôn ngữ của mình mọi lúc, mọi nơi.Sử dụng tiếng Anh sẽ khiến cho quá trình giao tiếp nhanh, gọn, tiện lợi hơn, bên cạnhđó còn thể hiện sự nhí nhảnh yêu đời của giới trẻ, biểu lộ cảm xúc rõ nét hơn. Họ cảmthấy thích thú và xem khả năng làm chủ đó là thể hiện “đẳng cấp” của thế hệ mình.Nguy hiểm hơn, một số bạn trẻ lại xem đó là “chuẩn mực”, bắt kịp thời đại, làsự sáng tạo độc đáo, tìm ra một lối nói riêng độc tôn của giới trẻ. Do những quan điểmlệch lạc, sự thiếu hụt những tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nóiriêng, giới trẻ dần dần đánh mất tình yêu đối với tiếng Việt, đồng thời, ý thức giữ gìnvà bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt không được coi trọng như trước kia.Quả thật, khi bàn về vấn đề ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ, nhất là những sinhviên trẻ thì không còn gì ngoài sự sáng tạo đến bất ngờ, phong phú về cả nội dung lẫnhình thức. Lâu nay, Tiếng Việt ta có câu: “ Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp ViệtNam”. Nay tiếng Việt còn chen lẫn cả tiếng Anh thì thử hỏi liệu cơn lốc xoáy này giậttrên cấp mười mấy đây?Nói tóm lại, cũng chính do giới trẻ cẩu thả, đua đòi, ưa thích điều mới lạ,tiếp thunhững tinh hoa thế giới không có chọn lọc, đã làm nghiêm trọng hóa vấn đề gấp nhiềulần.1.3. Ngôn ngữ teen trong giao tiếp của giới trẻ Việt Nam hiện nay.1.3.1. Thực trạng hiện nay.Một trong những vấn đề được bàn luận khá sôi nổi trên các diễn đàn mạng vàtruyền thông đại chúng hiện nay là việc sử dụng ngôn ngữ trong văn hóa giao tiếpthường ngày của giới trẻ [nhắn tin trên điện thoại, chat trên mạng, hội thoại ngoài đờisống...]. Giới trẻ đã sáng tạo ra cho mình một kiểu loại ngôn ngữ riêng không theo quychuẩn của tiếng Việt, thường được gọi là “ngôn ngữ teen” hay “ngôn ngữ chat”, “ngônngữ @”. Đó là dạng thức ngôn ngữ được tạo ra bằng cách thay đổi từng chi tiết của cácchữ cái tiếng Việt, kết hợp nhiều loại ký hiệu khác nhau và với ngôn ngữ khác ngoàitiếng Việt. Ngôn ngữ này thường được sử dụng trên mạng internet, cụ thể là trên cácdiễn đàn, mạng xã hội, các công cụ trò chuyện trực tuyến khác, đặc biệt là trong tinnhắn điện thoại. Không ít người phê phán cho rằng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay là“xa lạ với tiếng phổ thông” và “cần có giải pháp khắc phục. Song, bên cạnh đó, cũngcó những bình luận tích cực, coi đó như là nhu cầu phát triển ngôn ngữ tất yếu của giớitrẻ trong xã hội hiện đại.Trên các diễn đàn [forum], các trang nhật ký cá nhân [blog], nói chuyện tán gẫu[chat], hay mạng xã hội Facebook, chúng ta sẽ thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thayđổi từ cách viết đến cấu trúc câu, thậm chí cố tình viết chệch âm, sai lỗi chính tả để tạosự vui vẻ, tinh nghịch trong lời nói.Dạng thức sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường học, nơi công cộng của giới trẻ,do đặc tính riêng của phong cách khẩu ngữ khi người nói trực tiếp tương tác với ngườinghe, nên thường theo kiểu lối nói vần và theo kiểu mã hóa ngôn từ ở những bối cảnhphù hợp. Ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với nhau nhiều khi làm tăngtính biểu cảm, sinh động. Ví dụ: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như conbọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay. com, bốc hơi [biến mất], đítchai [kính]… Để ca ngợi cái đẹp thì giới trẻ nói “đẹp dã man”, còn “vụ này có vẻ lụctốn đấy nhỉ” là để nói về một vụ chi tiêu tiền bạc, để khen một người nhiều tiền thì“thầu giầu nhỉ”. Đó là một vài trong khá nhiều ví dụ về sử dụng ngôn ngữ hiện nay màđại đa số nằm trong giới trẻ. Việc sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hàng ngày trở nênphổ biến, nhất là trong giới học sinh.Ví dụ như: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha!” [tạm “dịch” là: Em chúcanh hai vui vẻ trong ngày lễ tình yêu nha!], hoặc là: “Ar2 ui, hum ney em bun wa…”[tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm nay em buồn quá.Những tưởng chỉ một vài bạn trẻ thế hệ 9X hoặc 8X mới lạm dụng kiểu ngôn ngữViệt không ra Việt, Tây không ra Tây nào ngờ cái thứ ngôn ngữ quái đản kia lại đangtrở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng trong giới tuổi teen hiện nay. Nó phổ biến rộngrãi đến mức tôi có thể bắt gặp kiểu ngôn ngữ trên bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khitham gia vào một vài diễn đàn, các forum chat hoặc các trang blog cá nhân.Có rất nhiều dẫn chứng về việc lạm dụng quá nhiều tiếng lóng làm cho ngôn ngữ“chính thống” bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt mà tôi có dịp được đọc,chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 roài… thí tụi mìn ko đc zuinhư hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… nhưng mìn hứa sẽ mãi lèbẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Với đoạn đối thoại trên, nếukhông phải là dân chat chuyên nghiệp chắc hẳn bạn sẽ không thể hiểu nổi “đoạn văn”đó nói cái gì?Sau nhiều lần chinh chiến tại các phòng chat tuổi teen và nhức tung đầu tôi có thể tạmdịch đoạn thoại trên như sau: “Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 12 rồi… thế tụimình không được vui như năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm… nhưngmình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”.Không dừng lại ở những phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt quái đản kiểu trên, tại mộtsố trang blog cá nhân không ít các bạn trẻ tuổi teen còn giới thiệu cho những ai khôngđọc được ngôn ngữ thời @ này thì dùng phần mềm V2V [tạm xem là công cụ “dịch”tự động Việt sang Việt, và còn “dịch” được cả “ngôn ngữ siêu Việt”] sẽ làm cho ngườiđó biết chính xác ngôn ngữ của tuổi teen đang sử dụng muốn nói gì. Tôi ví dụ: Tôj đâuco lỗj gj` cơ chư [tôi đâu có lỗi gì cơ chứ], hoặc là 3m hj~u chj’t lj`n [Em hiểu chếtliền]…Những tưởng những thứ ngôn ngữ trên “sao Hỏa” trên sẽ bị chỉ trích, bài xích…Ấy thế mà thật bất ngờ làm sao, khi hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờbáo viết cho đối tượng tuổi mới lớn lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻhay nói chuyện với nhau vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh độngcho bài viết của tác giả và gây được ấn tượng đối với độc giả.Ví dụ, mới đây trên trang viết của một tờ báo thuộc ngành đã đăng: tiền thành xiền,tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bótay.com, bốc hơi [biến mất], đít chai [kính], 2 [hi-chào], 4U [For you - cho bạn], 2NT[Tonight - tối nay], G92U [Good night to you]… đọc vào mà tôi nhức hết cả đầu, hoahết cả mắt.Tình trạng lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từnước ngoài của một số tờ báo như thế đang ngày càng trở nên đáng lo ngại và cầnđược quan tâm điều chỉnh.1.3.2. Nguyên nhân của việc biến thể tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp của giới trẻ.Từ khía cạnh tâm lý học, tuổi teen là độ tuổi có đặc trưng tâm lý thích cái mới, ưasự khám phá, thường hành động theo trào lưu. Vì vậy như một “làn sóng” dây chuyền,chỉ trong vài năm, cách nói, viết trên ngày càng lan rộng trong giới trẻ. Nhiều teen xemđó như là một "phát minh”, một thứ ngôn ngữ riêng giúp giới trẻ có thể trao đổi, bày tỏmọi thứ.Qua khảo sát, hầu hết các bạn trẻ thường sử dụng “ngôn ngữ teen” trên mạng và tinnhắn điện thoại. Điều này cho thấy mức độ gắn liền của ngôn ngữ chat đối với cáccông cụ truyền thông hiện đại. Các bạn trẻ thường lựa chọn mạng xã hội làm khônggian giao tiếp, chia sẻ với bạn bè. Nếu như không bàn tới các khía cạnh hạn chế củalạm dụng internet thì việc sáng tạo, sử dụng những ngôn ngữ “lệch chuẩn” đôi khicũng là giải pháp giúp giới trẻ giải phóng năng lượng, giải thoát bức xúc cá nhân, thểhiện bản thân một cách dễ dàng hơn. Và có thể nói, ở khía cạnh nào đó, việc sử dụngdạng thức ngôn ngữ này đã tạo nên sự cộng cảm trong cộng đồng giới trẻ hiện nay.Bản thân những người sử dụng loại ngôn ngữ này tự hình thành cho mình một thóiquen đọc và hiểu được những biến đổi ngôn ngữ khi thực hiện hành vi “chat” hay nhắntin một cách linh hoạt. Hay nói cách khác, họ tự tạo ra sự tiện lợi cho quá trình giaotiếp, trao đổi với những thông điệp ngôn ngữ chuyển tải riêng. Điều này tạo nên mộtmô thức biểu đạt cảm xúc “nhóm” của thanh niên thời hiện đại.Giao tiếp bằng ngôn ngữ không chỉ là cách truyền đạt thông tin giữa người vớingười mà còn là một phương diện để thể hiện văn hóa, đạo đức. Việc sử dụng ngônngữ teen trong nhiều trường hợp hình thành một thái độ giao tiếp, một hình thức ứngxử tạo sự thoải mái, vui vẻ, hài hước, làm tăng thêm tính hiệu quả của mục đích giaotiếp. Từ góc độ giáo dục, việc lạm dụng các ngôn từ thiếu thẩm mỹ của giới trẻ tronggiao tiếp cũng là những vấn đề mà xã hội, các bậc cha mẹ và nhà trường cần quan tâm.Song, ở khía cạnh văn hóa, “giá trị gây sốc” của những ngôn từ “lệch chuẩn” cũngmang những nét đặc trưng thể hiện phong cách riêng của văn hóa giới trẻ hiện nay.1.4. Hiện tượng vi phạm luật chính tả tiếng Việt trong đời sống.Vấn đề làm sao để viết cho đúng tiếng Việt vẫn được giới chức giáo dục giảng dạyra rả trong nhà trường, nhưng rồi các vị ấy chỉ biết chau mày, lắc đầu mỗi khi đọc mộtbài văn, bài tập có vô vàn lỗi chính tả. Trong đời sống hàng ngày, người Việt Nam gầnnhư chấp nhận phải “chung sống” với tiếng Việt viết sai.Lạ lùng thay, ngay từ trên ghế nhà trường, từ mẫu giáo, lớp 1 đã thường xuyên cónhững giờ chính tả. Nhưng khi trưởng thành, đi làm việc, công tác... thì lỗi chính tả lạikhông được xem là một giá trị cần phải giữ gìn.Với người Việt sinh sống lâu năm hoặc thế hệ người Việt sinh ra ở hải ngoại thìchuyện viết sai tiếng Việt càng là việc “hà rầm” hơn.Trong thực tế, khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấybứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai mộtcách trầm trọng, thì họ lại xem đó là chuyện bình thường, ngụy biện cho những cái saicủa mình là “phong cách” hay “sự sáng tạo”. Điều đó dẫn đến thói quen coi thườngvăn bản, xem nội dung “đại khái” quan trọng hơn ngôn ngữ. Họ cho rằng chỉ cầnngười khác hiểu được đại khái ý chính là được!Việc viết sai tiếng Việt còn do ảnh hưởng của những thói quen, tập quán của từngvùng miền. Vì thế, ngay chính trên quê hương của tiếng Việt việc nói và viết sai tiếngmẹ đẻ vẫn xảy ra như cơm bữa.Ví dụ: Người miền Bắc, do có sự lầm lẫn các những phụ âm đầu bằng tr - ch, gi d, l - nh, s - x... - nên nói, thậm chí viết : “ông giời” [ông trời], “mặt giăng” [mặttrăng], “uống riệu” [uống rượu], “giồng cây ăn chái” [trồng cây ăn trái], “phong chàochanh đấu” [phong trào tranh đấu], “nhọ nhem” [lọ lem]...Nguời miền Trung thì khôngphân biệt dấu hỏi - dấu ngã... Người miền Nam cũng ít chú trọng phân biệt dấu hỏingã, có nhiều lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm đầu:- v - d: “dội dàng đi dề” [vội vàng đi về]- tr - ch: “ông chời” [ông trời]Lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm cuối:- t - c: “dủ nhao chơi cúc bắc” [rủ nhau chơi cút bắt]- au - ao: “chời mưa như trúc” [trút]...Tuy vậy, người Việt Nam ba miền nói chuyện với nhau đều hiểu nhau cả! Vớinhững người Việt xa quê hương quá lâu không được nói, viết tiếng Việt hàng ngày thìviệc viết sai chính tả, lủng củng, dùng từ không chính xác, phải “mượn” ngoại ngữ đểdiễn đạt... tiếng Việt... có lẽ nên được du di thông cảm bỏ qua.Tuy nhiên, gần đây, cùng với trào lưu “chat chit” trên internet thì bây giờ nhannhãn thứ “tiếng Việt cách tân”, xuất hiện đầy rẫy các từ Việt bị uốn éo, vặn vẹo: “sẹo”[sạo], “trùi” [trời], “thui” [thôi], “rùi” [rồi], “cí” [ký, cái], “đê” [đi], “thía” [thế], “wé”[quá], “wừn” [quần]....Không phải đến thời đại truyền thông kỹ thuật số hôm nay thì tiếng Việt mới bướcvào con đường bị viết sai một cách bi đát như vậy. Tác giả Nguyễn Gia Kiểng nguyênlà một GS ĐH Sài Gòn trước 1975 hồi tưởng: “Năm 1974,tôi nhận dạy kinh tế cho mộttrường đại học tại Sài Gòn. Trước khi bắt đầu, tôi hỏi một số giáo sư dạy kinh tế chotôi xem những bài đã được chấm đậu những năm trước.Mục đích của sự tham khảo này chỉ là để xem trình độ tiếp thu của sinh viên vềmôn kinh tế như thế nào. Nhưng tôi lại khám phá ra một sự kiện khác, kinh khủng hơnnhiều. Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếngViệt. Họ viết những câu rất dài và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩacủa từ ngữ. Bực bội quá tôi phải dọa các sinh viên là sẽ không chấm những bài viết saitiếng Việt.Rồi tôi đặt ra một qui luật có thể là hơi quá đáng: mỗi bài sẽ được chấm trên 20điểm, 10 điểm trên ngữ pháp, 10 điểm về nội dung, nhưng nếu bài không đủ 5 điểm vềngữ pháp thì sẽ không được chấm phần nội dung nữa. Biện pháp quá khích đó có lẽ đãcó tác dụng làm các sinh viên coi trọng Việt văn hơn”.Nhìn tới ngó lui, nhìn xuôi ngó ngược... mới thấy thực trạng viết sai tiếng Việtchẳng phải là chuyện gì mới mẻ, chắc nó đã có từ khi... có tiếng Việt! Tuy nhiên, viếtchính xác tiếng mẹ đẻ vẫn là điều cần phấn đấu để đạt được. Người Việt dù trong nướchay ở hải ngoại đều cần giữ gìn tiếng Việt, vì đó là cái hồn của dân tộc, không thể nàocó một dân tộc Việt mà không biết nói, viết hoặc toàn nói, viết sai tiếng Việt.CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ CỦA HIỆN TƯỢNG BIẾN THỂ TIẾNG VIỆT TRONGTHỜI KỲ HIỆN NAY.2.1. Khái quát.Cách đây gần một thế kỷ trong bài diễn thuyết bằng quốc văn của ông PhạmQuỳnh có câu nói nổi tiếng: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”.Sự biến thái về ngôn ngữ đáng lo hiện nay chứng tỏ các nhà quản lý của nước ta chưabiết khơi gợi niềm tự hào về tiếng Việt, bảo tồn vốn quí báu của ngôn ngữ dân tộc. Sựchế biến tiếng Việt như hiện nay đâu chỉ thuần tuý ở sự xuống cấp trong ngôn ngữ mànó còn là sự xuống cấp trong lối sống của một tỉ lệ không nhỏ người Việt trẻ.Sự thay đổi này thoạt nhìn có vẻ như vô hại nhưng nó đang dần để lại một hệ quảkhó lường. Từ học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 đến sinh viên đại học, nhân viên văn phòngđang lạm dụng loại ngôn ngữ này.Họ không những sử dụng chúng trên mạng mà còn đem chúng ra cuộc sống hằngngày áp dụng vào mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi mà không cần biết chúng có thíchhợp hay không. Chẳng hạn như học sinh – sinh viên mang ngôn ngữ này viết vào trongbài thi, bài kiểm tra khiến cho giáo viên phải đau đầu vì phải ngồi dịch Tiếng Việt.Việc sử dụng ngôn ngữ này trong một thời gian dài, liên tục, không có sự tự giácvà kiểm soát đã hình thành một thói quen vào trong tiềm thức của mọi người khiến chohọ sử dụng nó trong vô thức. Chắc hẳn đa số các bạn trẻ hiện nay đều gặp không ít rắcrối với việc viết sao cho đúng chính tả, đặt câu sao cho đúng ngữ pháp hay sử dụng từngữ như thế nào cho đúng với ngữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh.2.2. Biến thể tiếng Việt được coi như tạo lập phong cách qua sự “chệch chuẩn”.Nhìn vào những biến chuyển của xã hội Việt Nam đương đại, có thể thấy thanhniên Việt Nam đã có những định hình về phong cách riêng mang hơi thở của thời đại,khác biệt với những dạng thức văn hóa khác. Bên cạnh những đặc trưng thể hiện sựnhanh nhạy, sáng tạo, đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế xã hội thì ở một phươngdiện nào đó, văn hóa thanh niên cũng được cho là có nhiều hiện tượng “gây sốc”.Nghiên cứu của Lê Thu Hường và Lê Duy Thế đã chỉ ra đặc trưng lối sống của giới trẻViệt Nam qua ba hiện tượng cơ bản: nhạc trẻ, thời trang, lối sống và quan niệm vềcuộc sống. Điểm chung của những hiện tượng này là đều được cho là đi ngược lại vớinhững giá trị văn hóa truyền thống. Từ hiện tượng như vậy, tôi cho rằng bên cạnhkhông ít thanh niên còn có hiểu biết hạn chế, thậm chí lệch lạc về thời trang với tâm lýhiếu kỳ, thích chơi nổi, chưa phù hợp với môi trường và hoàn cảnh xã hội thì ở mộtkhía cạnh nào đó, những thử nghiệm sự khác biệt trong thời trang cũng là một phầncủa tính hiện đại và bản sắc.Từ những hiện tượng về thời trang, âm nhạc, lối suy nghĩ… có thể thấy, sự “chệchchuẩn” với phong cách riêng là một hiện tượng khá phổ biến trong giới trẻ. Và có thểnhìn nhận xu hướng phá vỡ những quy chuẩn chính thống trong ngôn ngữ giao tiếphiện nay là phần nào thể hiện phong cách đặc trưng của giới trẻ từ góc độ này. Sự“chệch chuẩn” trong ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ được thể hiện rõ qua những bànluận trái chiều trên các phương tiện truyền thông trong xã hội hiện nay. Nhiều ý kiếncho rằng: một bộ phận giới trẻ hiện nay đã lạm dụng hiện tượng này để tạo ra sự “mớilạ”, “phá cách”, “sáng tạo”, “phi chuẩn mực”, dí dỏm, hài hước mà người ta gọi là“chệch chuẩn riêng”. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến “công cuộc giữ gìn sự trongsáng của tiếng Việt” và nếu không có sự điều chỉnh sớm sẽ có tác hại đến chuẩn mựcngôn ngữ dân tộc” . Những ngôn từ “biến hóa” của giới trẻ đã và đang được sử dụngrộng rãi từ bàn phím điện thoại, máy tính đến giao tiếp hàng ngày, tuy chỉ mang tính cánhân, nhưng lại ảnh hưởng đến đối tượng giao tiếp, thuần phong mỹ tục, văn hóatruyền thống và sự giàu đẹp trong ngôn ngữ của cha ông. Vì vậy, trước sự “biến hóa”ngôn ngữ Việt của giới trẻ hiện nay, chúng ta cần có định hướng, giúp giới trẻ hiểuđược giá trị chuẩn mực của ngôn ngữ.Bên cạnh những phản ứng của phương tiện truyền thông xã hội về hiện tượng ngônngữ này thì ngôn ngữ chat trong giao tiếp của giới trẻ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhânnhư thế nào? Kết quả khảo sát một số học sinh trung học và sinh viên ở Hà Nội [từ 1821 tuổi] cho thấy: có 28/50 bạn khi được hỏi về nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ chatđã trả lời là do để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc; để thể hiện cảm xúc chân thậtvà dễ dàng hơn [26/50]; theo trào lưu tuổi teen, nghe mãi thành quen [45/50]; thích thúkhi tạo sự khác biệt [5/50]. Rõ ràng, ngôn ngữ tuổi teen đã mang lại những hiệu quả sửdụng nhất định. Những quan niệm của giới trẻ về việc sử dụng dạng ngôn ngữ này làsự thể hiện đặc tính cơ bản của giới trẻ: hồn nhiên, vui tươi, phá bỏ khuôn mẫu bộc lộcảm xúc nhằm thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa các cá nhân, giảm bớt cảm xúc khôkhan của ngôn ngữ giao tiếp thông thường ở những cảnh huống nhất định. Vì vậy, mặcdù có những quan niệm cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ chat là “đua đòi”, là nhữngngôn ngữ “lạ, pha tạp” hay là sự “thích thể hiện mình trước mọi người” thì cũng khôngthể phủ nhận hình thức ngôn ngữ này đã tạo lập một phong cách riêng của giới trẻ. Đólà phong cách “chệch chuẩn” mang tính hiện đại với hình thức bộc lộ cảm xúc mangtính sáng tạo đặc trưng trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay.2.3. Ngôn ngữ lai căng: Lợi và hại.Hẳn mọi người đã không còn xa lạ với những thuật ngữ của giới trẻ hiện naynhư nhận mai rồil, thông tin này lấy trên internet…đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày,tần số xuất hiện song ngữ Anh Việt này càng cao, điển hình như: thay vì nói “tạmbiệt” sẽ là “Bye bye” hay lời xin lỗi đơn giản chỉ là “Sorry nha!”, … Cách sử dụngngôn ngữ “nửa nạc nửa mỡ” như vậy ngày càng phổ biến do sự tiện lợi, ngắn gọn cũngnhư bởi sự mới mẻ và dễ hiểu. Cũng có một số từ tiếng Anh diễn tả nghĩa đa dạng hơnvới từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hoặc có một số từ tiếng Việt không có. Có thể xemđây là một sự phá cách trong ngôn ngữ mà trước đây chưa từng xảy ra, và cũng chỉ tồntại phần lớn ở giới trẻ hiện nay. Về khía cạnh này, không thể phủ định sự tiện lợi củatiếng Anh chính là chuyển tải nghĩa muốn nói một cách ngắn gọn và hiệu quả. Chẳnghạn như nếu không nói “check mail” thì phải là “lên kiểm tra hộp thư điện tử”. Hơnnữa, vẫn có một số từ tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt như thế nào, chẳng hạnnhư showbiz, các hotboy hay những thuật ngữ kinh tế như marketing, … Rõ ràng dùngtiếng Anh trong các trường hợp trên thật sự thích hợp và cần thiết. Cách sử dụng ngônngữ “lai căng” cũng đã trở thành thói quen của một số bạn vì cường độ sử dụng thườngxuyên cũng như sự tiện lợi của nó.Và không ai phủ nhận bây giờ chúng ta có nhiều việc hơn để làm, nhiều kiếnthức hơn để học, nhiều hoạt động hơn để tham gia, và nhiều trào lưu hơn để tạo dựngphong cách. Sử dụng song ngữ Anh Việt trong giao tiếp đã và đang trở thành một tràolưu như vậy. Mỗi thời đại, mỗi thế hệ sẽ có cách nhìn nhận riêng về vấn đề này. Có thểquá khắt khe khi cho rằng việc sử dụng ngữ lai căng trong giới trẻ chúng ta là minhchứng cho lối học đòi, thói sính ngoại mù quáng. Bởi trên một phương diện nào đó, sửdụng ngôn ngữ lai căng đúng lúc, đúng chỗ và ở mức độ có thể chấp nhận được vẫn cóưu điểm. Âu cũng là một tí sáng tạo, một vài tiện lợi, xen lẫn cá tính và một chút gọi là“ôi, giới trẻ!” của chúng ta.Tuy nhiên, sẽ quá thiên vị và dễ dãi khi xem nhẹ những tác động tiêu cực củaviệc lạm dụng tiếng Anh trong tán gẫu hàng ngày của giới trẻ. Hội nhập thì ngoại ngữ,đặc biệt là tiếng Anh, là một đòi hỏi tất yếu. Song việc lạm dụng ngoại ngữ, sử dụngngoại ngữ không đúng lúc, đúng chỗ đã và đang làm mất đi tính thuần khiết vốn có củaTiếng Việt…Với yêu cầu của môn học, của công việc, của tương lai, chúng ta ra sứctrau dồi tiếng Anh, cố làm sao nói được tiếng Anh đúng theo giọng chuẩn, đỏ mặt khilỡ dùng một câu tiếng Anh sai ngữ pháp nhưng đa số lại tỉnh bơ khi dùng sai tiếngViệt, thậm chí Anh hóa cả tiếng Việt và vô tình biến ngôn ngữ chúng ta thành món ănthập cẩm…Có quá lời không khi cho rằng đó là dấu hiệu báo trước một sự thất bạitrong việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Đừng lạm dụng nó, nếu không “laicăng” sẽ trở thành lực cản làm gián đoạn quá trình giao tiếp của bạn, thậm chí khiếnngười khác khó chịu, đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp.Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hơn một lầnnói về “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Nhưng ... ngôn ngữ “lai căng” đã phá vỡsự trong sáng đó. Thực ra, định nghĩa thế nào là “sự trong sáng của tiếng Việt” thì rõràng không dễ. Tiếng Việt trong sáng không phải là không tiếp thu những cái hay củangôn ngữ nhân loại, không tiếp thu những thuật ngữ mới làm phong phú thêm hệ thốngtừ vừng tiếng Việt, càng không thể chống lại quy luật vận động tự thân của chính tiếngViệt. Thế nhưng, đừng để hiện tượng này trở thành một xu thế lố lăng, “nửa Tây, nửaTa”, để rồi gây khó khăn trong quá trình giao tiếp.Nói tóm lại, ngôn ngữ lai căng sẽ là một sự phá cách độc đáo nếu như vận dụngnó đúng ngữ cảnh, đúng đối tượng, và cũng sẽ là vật cản khó gỡ nếu như lạm dụng nóquá nhiều. Suy cho cùng, lai căng ngôn ngữ - là sự phá cách độc đáo hay “hạt sạn khónuốt” – điều này tùy thuộc vào các bạn.CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦATIẾNG VIỆT.3.1. Tiếng Việt – hòa nhập chứ không hòa tan.Sự nghiệp đổi mới và hội nhập sâu rộng quốc tế đã tạo cho Việt Nam nhiều thờicơ và bên cạnh đó, tạo ra nhiều thử thách. Đối với tiếng Việt thì đó là nguy cơ bị hòatan, trộn lẫn với những ngôn ngữ quốc tế khác, đặc biệt là Tiếng Anh.Ai cũng biết, hòa nhập nền văn hóa thế giới luôn là “con dao hai lưỡi”. Bêncạnh những mặt tích cực, tất nhiên sẽ tồn tại những mặt tiêu cực nhưng quan trọng hơncả là bản lĩnh của chúng ta như thế nào để tiếp nhận tinh hoa của thế giới mà vẫn giữđược giá trị truyền thống. Thực trạng ngôn ngữ “lai căng” hiện nay là biểu hiện rõ nhấtcủa “sự sắp hòa tan ngôn ngữ”. Thế nhưng, chúng ta biết nguyên nhân gây ra bệnh, tấtyếu sẽ có ít nhiều biện pháp để điều trị căn bệnh “nửa tốt, nửa xấu” này. Sẽ không quámuộn nếu như ta bắt đầu hành động từ ngay bây giờ. Học hỏi những điều tốt đẹp vàhạn chế lai căng những tạp chất không phù hợp với văn hóa ứng xử của mình. Có thểbạn sẽ bị bạn bè cho là cổ hủ một chút nhưng ít nhất bạn sẽ là bạn, khác biệt so vớinhững người khác và sống đúng với con người thực của chính mình. Hãy hòa nhập vàocuộc sống nhưng đừng hòa tan mình trong đó! Tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài có chọnlọc, đừng bao giờ đánh đổi tiếng mẹ đẻ của mình hay tự làm ô bẩn sự trong sáng củatiếng Việt. Muốn làm được như thế, điều cốt lõi nhất là phải phát huy sức mạnh nội lựcbên trong. Các ngành chức năng cần nâng cao tính giáo dục, định hướng cho thanhthiếu niên có nhận thức đúng trong việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp,giúp họ nâng cao về trình độ nhận thức tư tưởng đúng đắn, rèn luyện để đủ bản lĩnh,biết chọn lọc, tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, gạt bỏ những yếu tố độc hạiảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên. Đúng hơn là chúng tatìm cách tạo cho giới trẻ sự miễn nhiễm hay sức đề kháng trước những loại ngôn từkhông phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam để tự giới trẻ biết suy nghĩ và hànhđộng đúng. Có như vậy mới dung hòa hiện tượng lai căng ngôn ngữ, đồng thời vẫntiếp thu được những tinh hoa của văn hóa tốt đẹp của thế giới, từ đó tự làm giàu ngônngữ của chính bản thân mình.Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cao tính dân tộc trong các tác phẩm vănhọc, Người từng phát biểu: "Phải phát huy cốt cách dân tộc, phải biết giữ gìn sự trongsáng của Tiếng Việt". Là những người chủ tương lai của đất nước, chúng ta hãy làmtheo lời Bác Hồ đã dạy, và hãy luôn nhớ: "Hòa nhập chứ không hòa tan".3.2. Cần một sự định hướng phù hợp cho giới trẻ.Trước thứ ngôn ngữ không giống ai kiểu như đã kể trên đang trở nên thông dụng hơnbao giờ hết trong giới trẻ, tôi tự đặt câu hỏi cho mình: Không biết có phải vì những câunói kiểu này được dùng vì nó có vần hay không, hoặc do thứ ngôn ngữ trên đang đượcxã hội chấp nhận?Tuy nhiên, khi tôi hỏi về ngôn ngữ của giới trẻ thường sử dụng, một thầy giáo dạyvăn đã buồn rầu nói: “Nhiều em nói tiếng Việt còn chưa xong, viết không đúng, thêmba cái tiếng không giống ai này nữa rồi cứ viết loạn cả lên. Nhiều khi chấm bài vănmấy em viết với thứ ngôn ngữ pha tạp lung tung mà tôi đâm lo. Nếu các em cứ dùngkiểu câu chữ ấy mãi thành thói quen thì rất dễ viết sai tiếng mẹ đẻ. Rõ ràng đây là mộtvấn đề mà các nhà trường cần có sự tìm hiểu và giáo dục, định hướng cho các em”.Thực tế cho thấy, đa số lớp trẻ thời @ thích tạo cho mình một phong cách riêngkhông giống ai từ cách ăn, mặc, đi đứng cho đến cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếphàng ngày để tự khẳng định mình là người của thời đại mới. Đặc biệt, các em ở lứatuổi mới lớn đã ngồi vào chat mà sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thì bị coi là “nhà quê”.Chính vì tâm lý không muốn thua bạn kém bè mà em này bắt chước em kia, từ đó xuấthiện một ngôn ngữ riêng dành cho tuổi teen và trở thành “mốt”. Việc lạm dụng ngônngữ chat của lớp trẻ thời @ không chỉ khiến cho các em mất dần vốn tiếng Việt mà nócòn đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt, làm mất bản sắc văn hóa của dân tộc.Đây là vấn đề hết sức cấp thiết. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có sự phối hợp giáo dụccủa gia đình, nhà trường và xã hội nếu không con em chúng ta sẽ mất đi năng lực cảmthụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong đó, điều quan trọng nhất là các em đang đánhmất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc về tiếng mẹ đẻ của mình.KẾT LUẬNTiếng Việt đã trải qua một quá trình đấu tranh để phát triển, trường tồn khábền bỉ. Từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ người dân ta chưa có một thứ ngôn ngữriêng cho dân tộc mình. Vì vậy chúng ta đã mượn hình thức chữ Hán , phiên âm ratiếng Việt gọi là chữ Hán Việt. Đến khoảng thể kỉ XII-XIII, cha ông ta dựa trên chữHán Việt đã sáng tạo ra ngôn ngữ của dân tộc mình là chữ Hán Nôm. Nhưng loại chữnày là chữ tượng hình vì vậy khó đọc, khó viết và khó nhớ nên không được phố biếnrộng rãi. Chủ yếu là tầng lớp quan lại phong kiến và các nho sĩ. Đến khoảng thể kỉXVI-XVII , các giáo sĩ phương Tây sang nước ta để truyền bá đạo giáo. Họ nhận thấynếu truyền bá đạo mà dùng ngôn ngữ Hán Nôm thì không được vì hầu hết người dân tađều không biết chữ. Vì vậy họ đã sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới dựa trên chữ cái Latinh gọi là chữ Quốc ngữ. Khi chữ Quốc ngữ ra đời, người dân ta nhận thấy đây là thứngôn ngữ có ưu điểm vượt trội: Vừa dễ viết, dễ đọc, dễ thuộc lại dễ nhớ nên nó nhanhchóng đi vào đời sống người Việt ta.Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thống của đất nước ta. Nó được dùnglà ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện lịch sử quan trọng, trong đối ngoại, tronggiao lưu văn hóa, trong giao tiếp hàng ngày của người dân.Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ của ta chưa ý thức được tầm quantrọng của tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí còn lạm dụng tiếng nướcngoài làm cho tiếng Việt của ta mất đi sự trong sáng. Biểu hiện ngay trong những bàiviết văn sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hay sự lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp.Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta đang mở rộng cửa để giao lưu vănhóa với các quốc gia trên thế giới nên việc học thêm ngoại ngữ là điều cần thiết nhưngtrước hết phải học tốt tiếng Việt. Phải không ngừng trau dồi, học hỏi, làm giàu có vàchuẩn xác vốn tiếng Việt của mình. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh rấtrõ vai trò của tiếng Việt với dân tộc mình “ Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàuđẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc” . Vì vậy muốn học tốt ngoại ngữ trước hết hãyhọc tốt tiếng Việt.Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗingười dân Việt Nam, trong đó có học sinh - những người thường xuyên sử dụng ngônngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sựtrong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm,nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thứcquý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch“ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng taphải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trongsáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếngViệt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm,chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết,người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ởtrường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi.Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếpnhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu hơn tiếng nói của mìnhmột cách tự nhiên.

Video liên quan

Chủ Đề