Viết các phương trình hóa học của các phản ứng

I. Định nghĩa

- Phương trình hóa học là phương trình biểu diễn ngắn ngọn phản ứng hóa học.

Ví dụ: Phương trình chữ của phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước là:

    Khí hiđro + khí oxi → nước

- Thay tên các chất bằng công thức hóa học được sơ đồ của phản ứng:

    H2 + O2 ---> H2O

 - Ở hình 1: Nếu theo sơ đồ phản ứng: H2 + O2 ---> H2O thì

+ Vế trái có 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O

=> vế trái có khối lượng lớn hơn vì hơn 1 nguyên tử O

- Ở hình 2: Nếu vế trái nhiều hơn 1 nguyên tử O thì ta thêm hệ số 2 trước vế phải, lúc này:

+ Vế trái: 2 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

=> vế phải có khối lượng lớn hơn, do hơn 2 nguyên tử H

- Ở hình 3: ta thêm hệ số 2 vào trước H2 và H2O

+ Vế trái: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

+ Vế phải: 4 nguyên tử H và 2 nguyên tử O

=> khối lượng của 2 vế bằng nhau, số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau

Phương trình hóa học của phản ứng viết như sau: $2{{H}_{2}}+{{O}_{2}}\to 2{{H}_{2}}O$

II. Các bước lập phương trình hóa họ

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.

Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.

Chú ý:

- Không được thay đổi các chỉ số trong công thức hóa học đã viết đúng. Ví dụ như 3O2 [đúng] chuyển thành 6O [sai]

- Viết hệ số cao bằng kí hiệu hóa học. Ví dụ: 2Al, 3Fe [đúng], không viết là 2Al, 3Fe

- Trong các công thức hóa học có các nhóm nguyên tử như OH, SO4,… thì coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau.

Ví dụ: Lập phương trình hóa học cho phản ứng hóa học sau: photpho + oxi → điphotpho pentaoxit [P2O5]

Hướng dẫn:

Bước 1: Sơ đồ của phản ứng: P + O2 ---> P2O5

Bước 2: Đặt hệ số thích hợp trước từng công thức. Ta thấy số nguyên tử P và O đều không bằng nhau, nhưng nguyên tố oxi có số nguyên tử nhiều hơn. Ta bắt đầu từ nguyên tố này. Trước hết làm chẵn số nguyên tử O ở bên phải, đặt hệ số 2 trước P2O5 ta được:

P + O2 ---> 2P2O5  

Bên trái cần có 4P và 10O hay 5O2, các hệ số 4 và 5 là thích hợp

Bước 3: Viết phương trình hóa học: 4P + 5O2 → 2P2O5

III. Ý nghĩa phương trình hóa học

- Phương trình hóa học cho ta biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

Ví dụ: Trong phương trình phản ứng: 4P + 5O2 → 2P2O5

Tỉ lệ số nguyên tử P : số phân tử O2 : số phân tử P2O5 = 4 : 5 : 2

Sơ đồ tư duy: Phương trình hóa học

VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Phương pháp
Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”.
Sơ đồ: Tên các chất tham gia → Tên các chất sản phẩm

Bài tập minh họa

Bài 1
Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a] ? Na   +   ?  →  2 Na2O
b] ? CuO    +   ?HCl    →      CuCl2    +   ?
c] Al2[SO4]3     +  ? BaCl2   →     ? AlCl3     +     ?
d] ? Al[OH]3   →    Al2O3    +     ?
Bài 2

Chọn hệ số và CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hóa học sau:
a]   ? CaO   +     ?   HCl   →    CaCl2     +    ?
b]  ?Al       +     ?     →       2Al2O3
c]  FeO   +      CO    →     ?      +   CO2
d]  ?Al     +    ?H2SO4  →Al2[SO4]3     +     ?H2
e]  BaCl2    +   ?AgNO3    →Ba[NO3]2    +    ?
f]   Ca[OH]2    +    ?HCl      →      ?   +      2H2O
g] 3Fe3O4    +       ?Al    →      ?Fe   +       ?
h] Ca[OH]2 +       CO2   →     ?        +       H2O
i] Ca[HCO3]2        →      CaCO3        +       CO2   +       ?
Bài 3
Lập các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử / phân tử của chất phản ứng với sản phẩm.
a] CuO +     Cu     →       Cu2O
b] FeO +     O2     →     Fe2O3
c] Fe           +       HCl    →      FeCl2    +                        H2
d] Na          +       H2SO4         →     Na2SO4       +       H2
e] NaOH     +       CuSO4        →      Cu[OH]2     +       Na2SO4
f] Na2CO3   +       Ca[OH]2     →      CaCO3        +       NaOH
g] Fe[OH]3  →    Fe2O3                +       H2O
h] CaO +     HNO3          →      Ca[NO3]2    +       H2O
i] Fe[OH]x   +       H2SO4         →      Fe2[SO4]x   +       H2O   
Bài 4
Lập PTHH của các phản ứng sau:
a] Photpho + Khí oxi →  Photpho[V] oxit [P2O5]
b] Khí hidro + oxit sắt từ [Fe3O4] → Sắt + Nước [H2O]
c] Canxi + axit photphoric [H3PO4] → Canxi photphat [Ca3[PO4]2] + khí hidro
d] Canxi cacbonat [CaCO­3] + axit clohidric [HCl] →
                                                  Canxi clorua [CaCl2]+ nước + khí cacbonic
Bài 5
Cho kim loại nhôm tác dụng với axit sunfuric [H2SO4] tạo ra khí hidro [H2] và hợp chất nhôm sunfat Al2[SO4]3.
a] Lập PTHH.
b] Cho biết tỉ lệ nguyên tử nhôm Al lần lượt với ba chất còn lại trong phản ứng hóa học.
Bài 6
Photpho đỏ cháy trong không khí, phản ứng với oxi tạo thành hợp chất P2O5.
a] Lập PTHH.
b] Cho biết tỉ lệ giữa nguyên tử P với các chất còn lại trong PTHH.
Bài 7
a] Khí etan C2H6 khi cháy trong không khí phản ứng với khí oxi, tạo thành nước H2O và khí cacbon đioxit CO2. Hãy lập PTHH và cho biết tỉ lệ giữa số phân tử C2H6 với số phân tử khí oxi và khí cacbon đioxit.
b] Cho sơ đồ phản ứng sau:
            Al    +       CuSO4       →     Alx[SO4]y     +      Cu
Xác định các chỉ số x và y. Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử Al lần lượt với các chất còn lại trong phản ứng. 
Bài 8
Khi phân hủy hoàn toàn 24,5g muối kaliclorat[KClO3] thu được 9,6 g khí oxi và muối kali clorua[KCl]. 
a/Lập PTHH
b/Tính khối lượng muối kali clorua thu được?
Bài 9
a]   M   +   HNO3  →    M[NO3]n   +   NO    +   H2O
b]   M   +   H2SO4    → M2[SO4]n   +   SO2   +   H2O
c]  M    +  HNO3    →    M[NO3]3    +   N2O   +   H2O
d]  M    +  HNO3    →    M[NO3]n    +   N2O   +   H2O
e]  Fe   +   HNO3   →    Fe[NO3]3   +   NxOy    +   H2O
f]  FexOy  +  HNO3   →   Fe[NO3]3   +   NO   +  H2O
g]  FexOy  +  HNO3   →   Fe[NO3]3   +   NO2   +  H2O
h] FexOy  +   HCl   →    FeCl2y/x   +    H2O
i]   FexOy    +   H2SO4    →  Fe2[SO4]2y/x    +    H2O
Hướng dẫn

Bài 1
a] Sản phẩm có oxi, nên chất phản ứng phải có oxi.
          4 Na   +   O2  → 2 Na2O
b] Chất phản ứng phải có oxi và hidro, nên sản phẩm có nước.
           CuO    +   2HCl    →    CuCl2    +   H2O
c] Chất phản ứng có Ba và SO4, nên sản phẩm có BaSO4.
          Al2[SO4]3     +  3 BaCl2   →    2 AlCl3     +     3BaSO4
d] Chất phản ứng phải có oxi và hidro, nên sản phẩm có nước.
          2 Al[OH]3  →Al2O3    +     3H2O
Bài 2
a]   CaO   +     2 HCl   →    CaCl2     +    H2O
b]  4Al       +     3O2    →       2Al2O3
c]  FeO   +      CO    →   Fe     +   CO2

d]  2Al     +    3H2SO4  →Al2[SO4]3     +     3H2
e]  BaCl2    +   2AgNO3    →Ba[NO3]2    +    AgCl
f]   Ca[OH]2    +    2HCl     →CaCl2   +      2H2O
g] 3Fe3O4    +       8Al    →   9Fe   +       4Al2O3
h] Ca[OH]2 +       CO2   →      CaCO3        +       H2O
i] Ca[HCO3]2        →    CaCO3        +       CO2   +       H2O
Bài 3
a] CuO        +       Cu     →      Cu2O
Tỉ lệ số phân tử CuO: số phân tử Cu2O là 1 : 1
Tỉ lệ số nguyên tử Cu : số phân tử Cu2O là 1 : 1
Tự làm tương tự với các câu khác.
i] 2Fe[OH]x +       xH2SO4       →      Fe2[SO4]x   +       2xH2O
Tỉ lệ:
Số phân tử Fe[OH]x : số phân tử Fe2[SO4]x là 2 : 1
Số phân tử Fe[OH]x : số phân tử H2O là 2 : 2x tức là 1 : x
Số phân tử H2SO4 : số phân tử Fe2[SO4]x là x : 1
Số phân tử H2SO4 : số phân tử H2O là x : 2x tức là 1 : 2.
Bài 4
a] 4P + 5O2 → 2P2O5
b] 4H2 + Fe3O4 →3Fe + 4H2O

c] 3Ca + 2H3PO4 → Ca3[PO4]2 + 3H2
d] CaCO­3 + 2HCl →CaCl2 + H2O + CO2
Bài 5

a] 2Al          +       2H2SO4       →      Al2SO4        +       3H2
b] Tỉ lệ:

Số nguyên tử Al : số phân tử H2SO4 = 2 : 3
Số nguyên tử Al : số phân tử Al2[SO4]3 = 2 : 1
Số nguyên tử Al : số phân tử H2 = 2 : 3
Bài 6
a] 4P +       5O2   →     2P2O5
b] Tỉ lệ:

Số nguyên tử P : số phân tử O2 = 4 : 5
Số nguyên tử P : số phân tử P2O5 = 4 : 2
Bài 7
a] Tự làm.
b] Ta có Al [III] và nhóm SO4 [II], áp dụng quy tắc hóa trị ta tính được x = 2; y = 3
          2Al    +       3CuSO4      →      Al2[SO4]3    +      3Cu
Tỉ lệ:
Số nguyên tử Al : số phân tử CuSO4 = 2 : 3
Số nguyên tử Al : số phân tử Al2[SO4]3 = 2 : 1
Số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2 : 3 
Bài 8
a] PTHH:    2KClO3 → 2KCl   +       3O2
b] Theo ĐLBTKL:

mKClO3 = mKCl + mO2

=> mKCl = mKClO3 – mO2 = 24,5 – 9,8 = 14,7g
Bài 9
a]  3M   +  4n HNO3  →  3M[NO3]n   +  nNO    +  2n H2O
b]   2M   +  2nH2SO4    →M2[SO4]n   +  nSO2   +   2nH2O
c]  8M    +  30HNO3    →    8M[NO3]3    +   3N2O   +   15H2O
d]  8M    + 10n HNO3    →   8M[NO3]n    +  n N2O   +  5n H2O
e] [5x-2y]Fe + [18x-6y] HNO3   → [5x-2y]Fe[NO3]3 + 3NxOy +[9x-3y]H2O
f]  3FexOy  +  [12x-2y]HNO3   →  3xFe[NO3]3 +[3x-2y]NO   + [6x-y]H2O
g]  FexOy  +  [6x-2y]HNO3   →  x Fe[NO3]3   + [3x-2y]NO2   + [3x-y]H2O
h] FexOy  +   2yHCl   →   xFeCl2y/x   +    yH2O
i]  2 FexOy    +  2y H2SO4    →  x Fe2[SO4]2y/x    +   2y H2O

Bài tập tự luyện

Bài 1
Đốt cháy kim loại kẽm trong 6,4 g khí oxi thu 32,4 g kẽm oxit ZnO .
a] Lập PTHH.
b] Tính khối lượng kim loại kẽm cần phản ứng.

ĐS: 26g
Bài 2
Khi nung 100 kg đá vôi [CaCO3] thu được canxi oxit [CaO]và 44 kg cacbonic.
a]Lập PTHH
b]Viết công thức về khối lượng PƯ xảy ra?
c]Tính khối lượng canxi oxit thu được.

ĐS: 56
Bài 3
Cho 112 g sắt tác dụng với dd axit clohidric [HCl] tạo ra 254 g sắt II clorua [FeCl2] và 4 g khí hidro bay lên. 
a/ Lập PTHH 
b/ Khối lượng axit clohiđric đã dùng là bao nhiêu.

ĐS: 146g
Bài 4
Cho axit clohiđric HCl tác dụng canxicacbonat CaCO3 tạo thành CaCl2, , H2O và khí cacbonic CO2 thoát ra.
a/ Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
b/ Lập PTHH.
c/ Tính khối lượng khí cacbonic thoát ra khi biết khối lượng các chất như sau:axit clohiđric:7,3g ; canxicacbonat:10g ; canxiclorua:11,1g ; nước:1,8 g.

ĐS: 4,4g
Bài 5
Cho 13,5 g nhôm vào dd axit sunfuric H2SO4 tạo ra 85,5 g nhôm sunfat và 1,5 g khí hiđro.
a/ Lập công thức nhôm sunfat tạo bởi nhôm và nhóm SO4.
b/ Lập PTHH.
c/ Viết công thức khối lượng.Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng.

ĐS: 73,5g
Bài 6
Cân bằng các phản ứng sau:
a] FexOy      +    H2SO4    →    Fe2[SO4]3      +    SO2    +   H2O
b] M    +     HNO3   →  M[NO3]n     +    NO2    +   H2O
c]  M    +     HNO3    →     M[NO3]3    +   NO     +    H2O
d]   MO    +    H2SO4     →    M2[SO4]3    +    SO2    +     H2O          

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề