Vụ lợi trong tham nhũng là gì

Khái niệm về tham nhũng

Khái niệm tham nhũng hiện nay được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế sử dụng là “Việc lạm dụng quyền lực được trao để trục lợi cá nhân. Dạng phổ biến nhất của tham nhũng là hối lộ, được định nghĩa là việc đưa hoặc nhận tiền, quà tặng hoặc các lợi ích khác để làm điều gì đó không trung thực, bất hợp pháp hoặc làm tổn hại niềm tin trong quá trình kinh doanh”.

Công ước Liên hợp quốc về Chống tham nhũng [UNCAC] cũng đưa ra quy định nghiêm cấm các hành vi như đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô, gây ảnh hhưởng, lạm dụng quyền hạn, làm giàu bất chính của các quan chức và các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, tham ô và các hành vi chiếm đoạt khác trong khu vực tư nhân. UNCAC khuyến nghị các quốc gia thành viên quy định là tội phạm đối với những hành vi này, mặc dù không đòi hỏi sự thống nhất về tên gọi và các dấu hiệu cấu thành hành vi vi phạm.

Tham nhũng, theo Luật Phòng, Chống tham nhũng [năm 2018] được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và trong khu vực ngoài nhà nước được quy định rất rõ, trong đó có 12 hành vi tham nhũng liên quan tới khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện và quy định 03 hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện gồm tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Một số khái niệm có liên quan:
  • Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị: là việc công bố, cung cấp thông tin, giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Hối lộ: Là việc biếu tặng, hứa, cho, nhận hoặc gạ gẫm một khoản lợi nào đó như khoản đút lót cho một hành động bất hợp pháp, phi đạo đức hoặc xâm phạm lòng tin. Đút lót có thể dưới dạng quà tặng, các khoản cho vay, chi phí, phần thưởng hoặc các khoản lợi khác [thuế, dịch vụ, vật hiến tặng…].
  • Gian lận: Là hành vi lừa đảo hay hành động cố ý lừa dối một ai đó nhằm đạt được một lợi ích bất hợp pháp hoặc không công bằng [về tài chính, chính trị hoặc các lợi ích khác]. Các quốc gia cho rằng những hành động này vi phạm luật hình sự hoặc dân sự.
  • Xung đột lợi ích: Là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
  • Vụ lợi: Là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

  • Tham nhũng là gì?
  • Tham ô là gì?
  • Có bao nhiêu tội phạm về tham nhũng? 
  • Những hành vi nào bị coi là tham nhũng?
  • Trách nhiệm hình sự về tội tham nhũng?

Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự, tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Tham ô là gì?

Tham ô là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình.

Tham ô tài sản là một trong những hành vi rất phổ biến hiện nay trong xã hội, người tham ô thường lợi dụng chức vụ hoặc quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một trong số các hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước thực hiện.

Có bao nhiêu tội phạm về tham nhũng? 

Căn cứ Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:

1. Tội tham ô tài sản [Điều 253];

2. Tội nhận hối lộ [Điều 354];

3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản [Điều 355];

4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ [Điều 356];

5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ [Điều 357];

6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi [Điều 358];

7. Tội giả mạo trong công tác [Điều 359].

Căn cứ vào các quy định trên, có 07 tội phạm về tham nhũng.

Những hành vi nào bị coi là tham nhũng?

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định các hành vi tham nhũng gồm:

– Tham ô tài sản;

– Nhận hối lộ;

– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

– Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Trách nhiệm hình sự về tội tham nhũng?

Căn cứ Điều 92, 94 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự  về hành vi có liên quan đến tham nhũng như sau:

Thứ nhất: Người có hành vi tham nhũng: tức là người có một trong các hành vi như tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản,… [thực hiện các hành vi quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng];

Thứ hai: Người có một trong các hành vi:

+ Vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

+ Vi phạm quy định về quy tắc ứng xử;

+ Vi phạm quy định về xung đột lợi ích;

+ Vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn;

+ Vi phạm quy định về nghĩa vụ báo cáo về hành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng;

+ Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;

+ Vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Người có hành vi tham nhũng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về xử lý đối với người có hành vi tham nhũng như sau:

Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.“

Như vậy tùy vào mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội của hành vi tham nhũng, người có hành vi tham nhũng có thể bị xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006557 để được tư vấn.

Chủ Đề