Xe máy phun xăng điện tử những điều cần biết

Xe thường xuyên chết máy, đi hay giật cục hay hiệu năng giảm đi là những hiện tượng cho thấy hệ thống phun xăng điện tử có thể bị nghẹt, dẫn đến gặp phải các sự cố ngoài ý muốn có liên quan đến khả năng điều khiển và vận hành xe máy.

Hiện nay, phun xăng điện tử đã trở thành bộ phận không thể thiếu trên đa số các dòng xe tay ga. Tuy nhiên, người dùng lại ít quan tâm đến các tác nhân gây hại cho hệ thống phun xăng điện tử và dưới đây là một số trường hợp thường gặp.

Nghẹt kim phun

Hoạt động của phun xăng điện tử chủ yếu sử dụng bơm áp suất cao thông qua kim phun được lập trình sẵn, trộn với không khí theo tỷ lệ cân đối trước khi đưa vào buồng đốt để thực hiện chu trình chuyển hoá nhiên liệu.

Mặc dù vậy, do việc sử dụng chưa đúng cách, cũng như không thường xuyên vệ sinh đầu kim phun nên rất dễ dẫn đến tình trạng nghẹt và bẩn kim phun, khiến nhiên liệu không đưa đến kịp thời hoặc quá ít so với hạn mức cho phép. Hiện tượng có thể nhận biết khi nghẹt đầu kim phun thường là xe dễ chết máy, động cơ hoạt động không êm, tăng tốc kém hoặc tốc độ cầm chừng và không ổn định.

Cách khắc phục phổ biến là vệ sinh đầu kim phun bằng dung dịch chế hòa khí hoặc xăng, đầu cảm biến được làm sạch hoặc căn chỉnh lại vị trí van trượt giúp mô-tơ bước hoạt động chính xác. Trong trường hợp nặng hơn thì chỉ còn cách phải thay mới bộ kim phun.

Hệ thống bơm yếu

Hệ thống bơm không tốt, bơm yếu không đủ áp suất, bị rò rỉ cũng là nguyên nhân khiến xe dễ hỏng máy, hoạt động không trơn tru.

Trong quá trình sử dụng, người dùng có thói quen nhấn nút khởi động ngay sau khi bật khóa điện hoặc nhấn nút khởi động liên tục, điều này khiến hệ thống bơm nhiên liệu sẽ không có thời gian nạp đủ nhiên liệu vào vòi bơm, làm giảm tuổi thọ của hệ thống bơm nhiên liệu.

Do đó, nhà sản xuất xe khuyến cáo rằng khi đề nổ máy, thì người dùng nên đợi đèn báo bơm xăng tắt mới đề nổ, để xe thực sự vào trạng thái đã “sẵn sàng” và đảm bảo bơm xăng hoạt động ổn định về sau. Nếu đề nổ ngay khi hệ thống chưa kiểm tra xong, sẽ không phát hiện được lỗi và có thể gây thêm lỗi nặng hơn.

Chất lượng nhiên liệu giảm sút

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng nghẹt kim phun là nhiên liệu không đạt chuẩn hoặc chất lượng kém. Một số loại xăng thường bị pha các thành phần dầu nặng, không rõ nguồn gốc thường sẽ không đốt cháy hết, lâu ngày sẽ bám vào đầu kim phun hình thành muội bẩn, gây tổn hại không nhỏ đến hoạt động phun nhiên liệu của xe.

Đối với các dòng xe được trang bị hệ thống phun xăng điện tử thì tối ưu hoá nguồn nhiên liệu chính là cách để duy trì hoạt động của xe. Thực tế là, người dùng nên sử dụng xăng chất lượng tốt ở các trạm xăng uy tín hoặc quen thuộc, chờ đèn báo Fi tắt rồi mới đề máy nổ, đồng thời thường xuyên bảo dưỡng xe máy định kỳ.

14:45 02/01/2020

Trên các dòng xe tay ga cao cấp đời mới hiện nay, hầu hết các hãng xe đều đã đang áp dụng công nghệ phun xăng điện tử FI trên những dòng sản phẩm của mình. Hệ thống phun xăng điện tử là một cải tiến mang tính đột phá trong ngành công nghiệp cơ khí động cơ, nó có rất nhiều ưu điểm cũng như lợi ích do đó hôm nay Trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhiều hơn về hệ thống cũng như nguyên tắc hoạt động của nó.
 


Hệ thống phun xăng điện tử FI xe tay ga


Tiêu thụ nhiên liệu và công suất động cơ là hai bài toán hàng đầu trong mọi nổ lực nâng cấp động cơ của mọi hãng xe. Để tìm hiểu về hệ thống phun xăng điện tử chúng ta đầu tiên phải xét đến những thành phần chính trong hệ thống này mà ở bộ chế hòa khí thông thường không có.

Trong hệ thống phun xăng điện tử, có 4 thành phần chính mà ở bộ chế hòa khí thông thường không có đó là:

  • ECU hoặc ECM
  • Một loạt các cảm biến
  • Béc phun xăng
  • Bơm xăng

1. ECU [Electronic Control Unit] là bộ xử lý và điều khiển điện tử trung tâm, thực tế là bộ máy tính điện tử tiếp nhận và xử lý các tín hiệu theo một chương trình định sẵn. Các thông số chuẩn [ lưu lượng khí nạp; số vòng quay của động cơ; vị trí bướm ga và thành phần khí ô-xy trong khí thải ] được đưa vào ECU để ECU tính toán quyết định lượng nhiên liệu cần thiết phun vào xi-lanh, thời gian phun và thời gian đánh lửa. Các chức năng chính của ECU:

Khống chế tỷ lệ không khí / nhiên liệu:


Hầu hết các động cơ xe tay ga hiện nay đều sử dụng kim phun nhiên liệu trực tiếp để cung cấp nhiên liệu cho xi lanh. ECU có chức năng xác định số lượng nhiên liệu cần thiết để bơm vào buồng đốt dựa trên một số các cảm biến.

  • Cảm biến oxy cho ECU biết xe bị dư hay thiếu nhiên liệu trong quá trình đốt [quá nhiều nhiên liệu / quá ít oxy] hoặc [quá nhiều oxy / quá ít nhiên liệu] so với điều kiện lý tưởng [tạm gọi là cân bằng hóa học].
  • Các cảm biến vị trí bướm ga.
  • Các cảm biến lưu lượng không khí đo lượng khí vào động cơ.
  • Các cảm biến trên hệ thống làm mát động cơ cảm biến nhiệt độ. Điều này có nghĩa là nếu máy vẫn mát, nhiên liệu bổ sung thêm.

Kiểm soát thời điểm đánh lửa [trên xe không có ECU thì bộ phận này gọi là IC]: Một động cơ đánh lửa đòi hỏi một tia lửa để khởi đốt trong buồng đốt. Một ECU có thể điều chỉnh thời gian chính xác của các tia lửa [gọi là thời điểm đánh lửa] để cung cấp năng lượng tốt hơn và chuẩn xác hơn. ECU trên xe tay ga có khả năng phát hiện thời điểm đánh lửa xảy ra quá sớm hay quá muộn trong hành trình nén, nó sẽ trì hoãn [chậm] hoặc đẩy nhanh thời gian của các tia lửa.

Kiểm soát tốc độ không tải:

Hầu hết các hệ thống động cơ có thể kiểm soát tốc độ cầm chừng dựa vào ECU. Tốc độ không tải được điều khiển bởi ECU khi nó ra lệnh đánh lửa và kiểm soát lượng nhiên liệu và khí đưa vào buồng đốt một cách chuẩn xác nhất theo số vòng tua được lập trình. Ngoài ra ECU còn được xem như là một hệ thống điều khiển toàn quyền có thể được sử dụng để kiểm soát, cung cấp các chức năng điều khiển hành trình và giới hạn tốc độ.

Do đó so với bộ chế hòa khí thông thường, hệ thống phun xăng trên xe tay ga hoạt động hiệu quả và ít tiết kiệm xăng hơn rất nhiều:

  • Vì nếu bị dư xăng thì ECU sẽ biết ngay thông qua các cảm biến, và nó sẽ đóng vai trò tự canh chỉ hiệu suất nhiên liệu tốt nhất.
  • Đề nhạy nổ hơn, không bao giờ đề khó nổ vì ngay từ những vòng tua đầu tiên khởi động ECU đã ra lệnh đánh lửa rất chuẩn và đưa vào buồng đốt một lượng xăng và khí hoàn hảo cho mọi thời gian hoạt động của động cơ.

2. Béc phun xăng: Đây là một vòi phun nhiên liệu có một van điều khiển điện tử. Nó được cung cấp nhiên liệu với áp lực từ bơm xăng, và nó có khả năng mở và đóng van phun nhiều lần mỗi giây. Khi béc phun được tiếp nhiên liệu và áp lực từ bơm xăng, một nam châm điện sẽ di chuyển một pít tông mà mở van, cho phép nhiên liệu áp suất cao phun ra qua các lỗ phun nhỏ. Các vòi phun được thiết kế để tạo sương nhiên liệu [nhiên liệu lỏng với các hạt li ti] – để nó có thể được đốt cháy một cách dễ dàng hơn. Lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ được xác định bởi số lượng thời gian béc phun mở và như đã bàn ở trên điều này được gọi là độ rộng xung, và nó được điều khiển hoàn toàn bởi ECU.

3. Bơm xăng Đây là một phận khá lạ lẫm với người dùng xe tay ga, vì trước đây trong hệ thống chế hòa khí, hoàn toàn không có, xăng được đưa vào bình xăng con từ bình xăng lớn, khi máy hoạt động sẽ từ tạo áp lực để hút xăng và khí vào trong theo tỷ lệ được canh chỉnh sẵn trên bình xăng con.

Còn ở hệ thống phun xăng điện tử, nhiên liệu được phun vào buồng đốt hoàn toàn độc lập với truyền động hút của xy-lanh, nó được quyết định bởi ECU nên phải có bơm xăng để đưa xăng từ bình xăng lớn, tạo đủ áp lực để nén vào trong béc phun. Nói nôm na cái bơm xăng giống máy bơm thủy lực được dùng để bơm nước khi rửa xe.


 

4. ECU và ECM Của Hệ Thống Phun Xăng Điện Tử Thật ra ECU [Electronic Control Unit] và ECM [[Electronic Control Module] là khá giống nhau, tuy nhiên tùy theo hãng gọi và tùy theo chức năng của từng hãng đặt ra nên có sự phân biệt cụ thể trong trường hợp riêng, chứ hiện nay chưa có chuẩn quốc tế nào quy định về sự khác nhau này. Nói cách khách ECU là một thiết bị nhiều chức năng hơn ECM, nó điều khiển mọi cảm biến và các chức năng tổng thể của xe, còn ECM hiểu nôm na chỉ điều kiển cảm biến Oxy, góc đánh lửa và tỷ lệ xăng và gió mà thôi. Đơn cử trường hợp các xe tay ga của Honda, hệ thống phun xăng điện tử trên những chiếc SH hay PCX và click 125 dùng ECU vì nó có thêm chức năng điều chỉnh tốc độ cầm chừng tự động, còn trên dòng xe Airblade, SH Mode thì dùng ECM, không có chức năng này, và người dùng vẫn có thể chỉnh tốc độ cầm chừng bằng tay. Rõ ràng cho thấy ECU là sự tích hợp điều khiển cao hơn của ECM, còn về nguyên tắc hoạt động là như nhau.

5. Các lỗi thường gặp cần phải kiểm tra trong hệ thống phun xăng điện tử:

– Xe bị thiếu xăng, không thể lên ga, công suất yếu => cảm biến Oxy dơ, bơm xăng yếu, nghẹt lỗ béc phun xăng. – Xe mất ganranty [tốc độ cầm chừng], đang chạy nóng lên tắt máy, đề khó nổ => ECU bị lỗi chương trình hoạt hỏng chức năng dẫn đến đánh lửa không chuẩn, tỷ lệ xăng gió đưa vào không chính xác.

Lưu ý: khi bị lỗi hệ thống phun xăng, đèn phun xăng hoặc đền FI sẽ cháy sáng, đây là lúc bạn cần đưa xe đi kiểm tra ngay lập lức nếu không muốn dắt bộ.

Với những thông tin trên, hy vọng các bạn đã biết nhiều hơn về hệ thống phun xăng điện tử FI và những lợi ích vượt bậc của hệ thống này.
Trung tâm chúng tôi còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như sửa xe tay gavệ sinh kim phun xăng điện tửlàm nồi xe tay ga, 
sửa chữa xe máy.


 

Video liên quan

Chủ Đề