Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng

I/ Ôn tập

1. Luyện đọc

Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng

a. Luyện đọc vần

Quan sát bảng ghép các âm để tạo thành các vần và đọc

uôc – uôm – uôn – uôt – uông

uôi

ươi - ươu

b. Luyện đọc từ ngữ

Luyện đọc từ ngữ trong từng đám mây.

c. Luyện đọc đoạn văn

Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng

Hướng dẫn đọc: 

Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng
Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng
 

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

- Câu hỏi: Ông trồng những loại cây nào?

Trả lời: Ông trồng chuối, bưởi, đu đủ.

- Câu hỏi: Các loài cây ấy đang ở vào thời điểm nào?

Trả lời: Khóm chuối xanh tươi đã trổ buồng. Hàng bưởi ra bông trắng muốt. Mấy cây đu đủ quả chín vàng ruộm.

- Câu hỏi: Ông nuôi những con vật gì?

Trả lời: Ông nuôi gà, chim khướu, mèo.

- Câu hỏi: Những con vật ấy có gì đặc biệt?

Trả lời: Những con vật ấy đều rất đáng yêu. Gà mẹ, gà con ríu rít. Đôi chim khướu hót vang. Chú mèo cuộn tròn sưởi nắng bên thềm.

2. Luyện viết

Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng

II/ Kể chuyện

1. Nghe nội dung câu chuyện  

Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng
Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng
 

2. Tìm hiểu câu chuyện

- Câu hỏi: Khi chuột nhà đến chơi, chuột đồng đã thiết đãi chuột nhà những gì?

Trả lời: Khi chuột nhà đến chơi, chuột đồng đã thiết đã chuột nhà thức ăn là thân cây đã khô queo, những củ quả vẹo vọ.

- Câu hỏi: Vì sao chuột nhà rủ chuột đồng lên thành phố?

Trả lời: Vì chuột nhà chê đồ ăn của chuột đồng, theo chuột nhà thì đồ ăn ở thành phố sạch sẽ, ngon lành lại dễ kiếm hơn.

- Câu hỏi: Tối đầu tiên kiếm ăn trên thành phố, chúng gặp chuyện gì?

Trả lời: Tối đầu tiên kiếm ăn trên thành phố, chúng bị một con mèo đuổi theo khi đang kiếm ăn.

- Câu hỏi: Thất bại ở trong lần đầu kiếm ăn, chuột nhà đã an ủi chuột đồng như thế nào?

Trả lời: Chuột nhà đã an ủi chuột đồng rằng: Thua keo này ta bày keo khác. Ta sẽ đi lối khác kiếm ăn.

- Câu hỏi: Chuyện gì xảy ra khi chúng mò đến kho thực phẩm?

Trả lời: Khi chúng mò đến quán thực phẩm thì đúng lúc chủ nhà mở kho để lấy hàng. Một con chó dữ dằn cứ nhằm vào hai con chuột mà sủa.

- Câu hỏi: Sau rất nhiều chuyện xảy ra, chuột đồng quyết định làm gì?

Trả lời: Sau rất nhiều chuyện xảy ra, chuột đồng quyết định thu xếp hành lí và trở về nhà.

- Câu hỏi: Chia tay chuột nhà, chuột đồng nói gì?

Trả lời: Chuột đồng đã nói rằng: Thà gặm mấy thứ xoàng xĩnh do chính tay mình làm ra còn hơn. Ở đây, thức ăn thì có vẻ ngon đấy nhưng không phải của mình, lúc nào cũng phải lo lắng, đề phòng, sợ lắm.

3. Kể chuyện theo tranh

Ý nghĩa câu chuyện Chuột nhà và Chuột đồng

* Tranh 1:

Một hôm, chuột nhà về quê thăm  chuột đồng. Chuột đồng liên chui vào góc hang bê thức ăn ra mời chuột đồng. Đó chỉ là những thân cây đã khô queo, những củ quả vẹo vọ mà chuột đồng đã khó nhọc tìm kiếm, nhặt nhạnh trên những cánh đồng làng. Chuột nhà bĩu môi:

- Thế mà cũng gọi là thức ăn à? Ở thành phố thức ăn sạch sẽ, ngon lành mà lại dễ kiếm. Thôi cậu lên thành phố với tớ đi, no đói có nhau.

Nghe bùi tai, chuột cống bỏ quê lên thành phố.

* Tranh 2:

Tối đầu tiên đi kiếm ăn, chuột nhà phân công.

- Tớ sẽ vào nhà khuân thức ăn ra, rồi cậu tha về hang nhé.

Vừa đi được một lát, chuột nhà đã hớt hải quay lại:

- Một con mèo đang rượt theo.

Hai con vội chui tọt vào hang. Thấy chuột đồng lo sợ, chuột nhà an ủi:

- Thua keo này, bày keo khác. Ta sẽ đi lối khác kiếm ăn.

* Tranh 3:

Lần này chúng mò đến kho thực phẩm. Vừa lúc ấy, chủ nhà mở kho để lấy hàng. Một con chó dữ dằn cứ nhằm vào hai con chuột mà sủa. Chúng đành phải rút về hang với cái bụng đói meo.

* Tranh 4:

Sáng hôm sau, chuột đồng thu xếp hành lí, vội chia tay chuột nhà:

- Thôi, tớ về quê đây. Thà gặm mấy thứ xoàng xĩnh do chính tay mình làm ra còn hơn. Ở đây, thức ăn thì có vẻ ngon đấy nhưng không phải của mình, lúc nào cũng phải lo lắng, đề phòng, sợ lắm!

4. Ý nghĩa câu chuyện

Niềm vui và niềm hạnh phúc thực sự đến từ lao động chân chính, tự mình làm ra tự mình hưởng. Hạnh phúc không thể được xây dựng bằng sự chiếm đoạt để rồi lúc nào cũng phải lo lắng, đề phòng.

Chuột Nhà và Chuột Đồng là truyện ngụ ngôn Aesop, cho thấy một cuộc sống giản dị, tự do vẫn hơn một cuộc sống sung túc, nhưng luôn phải lo lắng và sợ hãi.

Truyện ngụ ngôn Con chuột phát phì của nhà văn Lev Tolstoy nhắc nhở chúng ta hãy tránh xa thói xấu tham lam trong cuộc sống, kẻo có ngày mang vạ vào thân.

Vương quốc chuột là truyện cổ tích về loài vật, nội dung kể lại cuộc sống hòa thuận và sự giúp đỡ giữa con người và loài chuột với nhau mỗi khi hoạn nạn. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải biết đoàn kết, thương yêu, đùm bọc và tương trợ lẫn nhau, để có thể cùng chung tay vượt qua những lúc khó khăn trong cuộc sống.

Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của chú cũng chẳng có vẻ mĩ miều gì mấy. Đó là tôi còn nể Chuột Nhắt mà giới thiệu với bạn đọc thế, chứ thẳng thừng ra nhiều họ Chuột khác thường thốt ra những giọng có ý khinh bỉ cười cợt Chuột Nhắt lắm.

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột là truyện cổ tích Việt Nam, giải thích về tập tính hay rình bắt và xua đuổi lũ Chuột hay phá hoại của loài Mèo ngày nay.

Chuột nhắt, chim sẻ và dồi nướng là câu chuyện cổ Grimm ý nghĩa, nhắc nhở chúng ta khi đã là bạn bè phải sống đoàn kết, tin tưởng, không nên đố kị với nhau.

Gốc tích tiếng kêu của Vạc, Cộc, Dủ Dỉ, Đa Đa và Chuột là truyện cổ tích Việt Nam, qua đó giải thích thói quen kiếm ăn và tiếng kêu của các con vật này.

Con Cóc và con Chuột là truyện ngụ ngôn Việt Nam mang màu sắc một câu chuyện cười thú vị, nhắc nhở khéo chúng ta hãy cẩn trọng trước những lời nói của mình. Ngoài ra, truyện còn giải thích một cách hóm hỉnh vì sao con Cóc ngày nay lưng bị cong lại và nghiến răng kèn kẹt.

Cái bẫy Chuột là truyện ngụ ngôn cho thấy những tai họa đang rình rập kẻ khác hôm nay cũng có thể trở thành mầm mống tai họa cho chính chúng ta ngày sau.

Mèo, Chuột kết nghĩa là truyện cổ tích Grimm, nhắc nhở chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi, tránh xa những người bạn xấu, kẻo có ngày rước họa vào thân.

Sự tích trâu vàng Hồ Tây (hay còn gọi là câu chuyện Khổng Lồ đúc chuông) kể về chuyến đi sứ quyên đồng của một nhà sư và sự tích vực Kim Ngưu ngày nay. Trâu vàng ẩn mãi giữa hồ, Nước dù cạn vẫn mịt mù tăm hơi. – Ca dao Việt Nam –

Làm ơn hóa hại là truyện cổ tích Việt Nam, nhắc nhở chúng ta khi có lòng nhiệt thành giúp đỡ người khác cần luôn để tâm và thực hiện công việc ấy đúng cách. Đồng thời, câu chuyện còn là lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ hãy biết lắng nghe những lời dặn dò, hướng dẫn của người khác mỗi khi được giao phó, cậy nhờ việc gì đó. Truyện được sưu tầm và giới thiệu trong bộ “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Đổng Chi.

Gái ngoan dạy chồng là câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể về một người vợ thông minh, đức hạnh, đồng thời là bài học cho những kẻ quen thói chơi bời, lêu lổng. Làm trai rửa bát quét nhà, Vợ gọi thì: “Dạ, bẩm bà tôi đây!”. – Tục ngữ Việt Nam –