Ý nghĩa của việc học môn quan hệ quốc tế

Sở hữu tấm bằng Quan hệ quốc tế, bạn có thể xin vào làm việc cho các cơ quan công quyền, các tổ chức nước ngoài/phi chính phủ, hoặc tại bộ phận Đối ngoại hay Hợp tác quốc tế của các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển hợp tác với nước ngoài. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành Quan hệ quốc tế đầy hấp dẫn.


>> Nhân văn, Kinh tế - Chính trị và Y khoa là ba nhóm ngành nên học ở Anh

>> Ngô Di Lân chia sẻ trải nghiệm học Quan hệ quốc tế tại UCM Hà Lan

Học gì khi chọn ngành Quan hệ quốc tế 

Tùy thuộc vào ngành đã chọn mà bạn sẽ được học những môn chuyên ngành như Ngoại giao, Quản lí, Chính trị, Kinh doanh, Luật, Hòa giải xung đột, Phát triển, Các tổ chức quốc tế, Tài chính quốc tế, An ninh quốc tế... Thêm vào đó, sinh viên cũng được dạy các học phần giúp phát triển kĩ năng chuyên môn của ngành như khả năng lãnh đạo hoặc quản lí dự án.

Ngoài ra, bạn còn được học những môn có tính đại cương nhằm bổ khuyết phông văn hóa phổ thông và mang lại cái nhìn đa chiều cho sinh viên. Ngô Di Lân, cựu du học sinh Quan hệ quốc tế tại UCM, Hà Lan chia sẻ: “Bên cạnh các môn chuyên ngành Quan hệ quốc tế, mình cũng học một chút về Kinh tế, Luật và Triết học. Theo mình, đây là một sự bổ trợ về kiến thức rất quan trọng giúp mình hiểu rõ hơn về quan hệ quốc tế, bởi luật pháp ngày càng có vai trò chi phối quan hệ giữa các quốc gia lớn hơn, mục tiêu kinh tế ngày càng trở nên quan trọng với mỗi quốc gia và các hệ tư tưởng triết học luôn là nền tảng cho các lý thuyết quan hệ quốc tế cơ bản.”

Ngoài nhóm môn học có tính chuyên môn và đại cương, sinh viên Quan hệ quốc tế còn phải chứng tỏ được năng lực ngoại ngữ vì nhu cầu nghề nghiệp ngày càng đòi hỏi những ứng viên đa ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong số các môn đào tạo của trường Loughborouhg, có đến 5 ngôn ngữ được lồng vào chương trình đào tạo, gồm: Quản trị kinh doanh, Truyền thông và đa phương tiện, Kinh tế, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Địa lý, Tiếng Đức, Chính trị, Tiếng Trung, Chính sách Xã hội, Tâm lí xã hội, Xã hội học và Tiếng Tây Ban Nha.

Học ở đâu và các tiêu chí để lựa chọn khóa học phù hợp

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường/chương trình học là chất lượng đào tạo - thể hiện trên các bảng xếp hạng uy tín. Bảng xếp hạng Các trường Đại học thế giới theo ngành học của QS năm 2020 [ngành Chính trị và Quốc tế học]. Tuy nhiên, chọn trường ranking cao cũng đồng nghĩa với cạnh tranh đầu vào càng gay gắt.

Tiêu chí thứ hai là chọn chuyên ngành phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn và nhu cầu của xã hội đối với ngành nghề.

  • Các khóa đào ngành Quan hệ Quốc tế chất lượng do Hotcourses đề xuất

Đây là danh sách những trường đại học có các khóa đào tạo Quan hệ Quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh cho bạn tham khảo.

Mỹ

Châu Âu

Úc

New Zealand

>> Tôi có thể làm nghề gì nếu học Khoa học chính trị?

>> Những công việc mà ngành Quan hệ quốc tế có thể dắt mối cho bạn

Đầu quân vào đâu sau khi ra trường?

Với những kiến thức ngoại giao, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội toàn cầu thu nhận được sau quá trình học, cùng các kỹ năng quốc tế được trau dồi qua các đợt thực tập và trải nghiệm thực tế, sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế có thể vào làm tại các tổ chức công quyền, các đại sứ quán và tòa lãnh sự cho đến các tổ chức quốc tế [Liên Hợp Quốc, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ…], các quỹ từ thiện và tổ chức viện trợ, các tổ chức phi chính phủ [NGOs].

Bên cạnh đó, các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân có định hướng phát triển hợp tác với đối tác nước ngoài cũng là kênh tuyển dụng mà bạn có thể tìm đến. Không ở đâu xa, ngay trong khuôn khổ một trường Đại học cũng có phòng Quan hệ quốc tế, chuyên cung cấp các thông tin và dịch vụ hỗ trợ cho sinh viên nước ngoài có nguyện vọng theo học tại trường.

Ngoài ra, tùy thuộc vào ngoại ngữ mà bạn sử dụng, bạn cũng có thể khoanh vùng các nhóm doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên tuyển dụng nhân lực sử dụng ngôn ngữ đó. Những cựu du học sinh nói được các thứ tiếng ít phổ biến như Tiếng Đức, Tiếng Ý, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Ả Rập, Tiếng Pháp có nhiều cơ hội xin việc trong các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hay sang đất nước bản địa để làm công việc phát triển thị trường cho doanh nghiệp trong nước.

Bài viết được cập nhật ngày 18/02/2021 bởi Nghia Tran

Với xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, nhiều ngành học đã và đang có xu hướng phát triển và thu hút sự quan tâm của các bạn thí sinh, trong đó ngành Quan hệ quốc tế là ngành được nhiều bạn trẻ năng động và giỏi ngoại ngữ lựa chọn. Để lý giải sức nóng của ngành học này, chúng ta sẽ tìm hiểu Ngành Quan hệ quốc tế là gì? Học những gì? trong bài viết dưới đây.
Quan hệ quốc tế là gì?
Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ [IGO], tổ chức phi chính phủ [NGO], và các công ty đa quốc gia [MNC]. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học. Ngành này liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.

 

Ngành Quan hệ quốc tế là gì? Học những gì? là bước tìm hiểu đầu tiên khi định hướng theo đuổi ngành học tiềm năng này

 

Người làm trong lĩnh vực Quan hệ quốc tế cần có khả năng trong thiết lập các mối quan hệ: xã giao, đàm phán, hợp tác quốc tế hay thiết lập mối quan hệ của mình, của đơn vị mình với các đối tác khác trong và ngoài nước. Chính vì vậy ngành này yêu cầu các bạn thí sinh phải có niềm đam mê ngoại ngữ, khả năng hiểu biết rộng liên quan đến các vấn đề như văn hóa, xã hội, chính trị.
Ngành Quan hệ quốc tế học những gì?
Sinh viên theo học ngành Quan hệ quốc tế sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại; kiến thức về khoa học chính trị; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; kiến thức cơ bản về luật quốc tế; nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam; hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; kiến thức nền tảng về văn hóa-tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế. Chọn ngành Quan hệ quốc tế sinh viên có thể tiếp cận với những môn học thú vị như: Lý thuyết an ninh quốc tế, Chích sách đối ngoại, Công tác ngoại giao, Đàm phán quốc tế, Phân tích sự kiện quốc tế,… Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, kỹ năng và ngoại ngữ luôn được chú trọng trong quá trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế, sinh viên sẽ được trau dồi những kỹ năng như kỹ năng đối ngoại, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin; phân tích tình huống; đánh giá các vấn đề quốc tế, kỹ năng nghiệp vụ đối ngoại… Tại UEF với môi trường học tập hiện đại theo mô hình chuẩn quốc tế, sinh viên khi theo học ngành Quan hệ quốc tế không chỉ được tiếp cận kiến thức của ngành mà còn được giao lưu với bạn bè quốc tế qua các chương trình giao lưu học thuật, qua đó sinh viên sẽ được mở rộng kiến thức và kỹ năng Tiếng Anh trong quá trình theo học.

Hiểu được ngành Quan hệ quốc tế là gì? Học những gì? sẽ là bước đệm giúp các bạn thí sinh có thêm hành trang đến với nghề nghiệp triển vọng của ngành này trong tương lai. Cánh cửa thành công sẽ rộng mở cho những bạn thí sinh chọn đúng ngành nghề, có đam mê và quyết tâm theo đuổi ước mơ.


 

Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế sau khi ra trường sẽ được trang bị nền tảng kiến thức, tư duy, kỹ năng và thái độ để trở thành một công dân toàn cầu [Global Citizens].

[Nguồn: Khoa Quan hệ Quốc tế]

Tự hào là một trong những nơi đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế uy tín và chất lượng nhất khu vực miền Nam, khoa Quan hệ Quốc tế thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn [KHXH&NV] đã, đang và dần khẳng định vai trò của mình trong việc tạo ra một thế hệ sinh viên tài năng, bản lĩnh, luôn dẫn đầu xu hướng trong nhiều hoạt động cũng như công việc trong và ngoài trường.

Vậy thì sinh viên học tại đây sẽ được và mất gì?


Quan hệ quốc tế: tầm nhìn và sứ mệnh

Với câu Slogan độc đáo: “Be a pioneer”, sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế được đào tạo và mong đợi sẽ trở thành những công dân toàn cầu, những nhà lãnh đạo luôn tiên phong, đi đầu trong nhiều môi trường đa dạng.

Khoa Quan hệ Quốc tế xây dựng chương trình học với mong muốn xây dựng cho các bạn sinh viên một cơ sở kỹ năng vững chắc, một hệ thống tư duy đổi mới, sẵn sàng đương đầu mọi thách thức mà công việc và xã hội đề ra.

Khoa Quan hệ Quốc tế giúp các bạn sinh viên trở thành những công dân toàn cầu [Nguồn: Khoa Quan hệ Quốc tế]

Học Quan hệ Quốc tế được gì?

Khi học ở môi trường Quan hệ Quốc tế, các bạn sinh viên có cơ hội tiếp cận với các vấn đề toàn cầu, kiến thức chuyên môn về lịch sử, chính trị đối ngoại, ngoại giao giữa các dân tộc, các quốc gia, các khu vực và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, các môn xây dựng kỹ năng như phương pháp học đại học, văn hóa giao tiếp, lễ tân còn góp phần xây dựng cho sinh viên một phong cách sống, làm việc và học tập hiệu quả, là nền tảng xây dựng nên một công dân toàn cầu trong tương lai.

Về mặt tư duy, được đặt trong một môi trường năng động, các bạn sinh viên còn có thể trau dồi, tích lũy cho mình năng lực tư duy bao gồm: tư duy tổng hợp [Intergrative thinking] và tư duy phản biện [Critical thinking]. Nhờ vào năng lực tư duy, sinh viên có khả năng tự học, tự tổng hợp, phân tích tài liệu cũng như xây dựng các lập luận hợp lý và đưa ra các phân tích mang tính phản biện đa chiều.

Sinh viên Quan hệ Quốc tế chào đón hiệu trưởng trường Đại học Havard [Nguồn: Khoa Quan hệ Quốc tế]

Thế còn về kỹ năng thì sao?

Sinh viên Quan hệ quốc tế khi ra trường sẽ nắm chắc kỹ năng làm việc [Transferable skill] và nghề nghiệp [Professional skill], qua đó có khả năng thuần thục tiếng Anh 4 kỹ năng, làm việc độc lập, làm việc nhóm, quản trị thời gian, viết và thuyết trình hiệu quả,…

Học Quan hệ Quốc tế mất gì?

Tổn thất lớn lao nhất mà các sinh viên Quan hệ Quốc tế gặp phải đó chính là sự mất đi lối tư duy cũ. Thông qua môi trường mở, năng động, sinh viên Quan hệ Quốc tế sẽ được thay đổi về thái độ, cách nghĩ, cách hành động. Từ đó, sinh viên biết chấp nhận sự khác biệt, tiếp thu nhanh những điều mới, thích nghi được trong môi trường hội nhập, có ý thức phục vụ cộng đồng và trở thành một công dân toàn cầu, một lợi thế rất lớn trong thị trường lao động ở thế kỉ 21.

Sinh viên Quan hệ Quốc tế tổ chức chương trình 8/3 [Nguồn: Khoa Quan hệ Quốc tế]

Thêm vào đó, các bạn sinh viên sẽ còn mất sức và thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các CLB, đội, nhóm. Thông qua các hoạt động đó, các bạn sinh viên sẽ mất sức vì phải cười, vui vẻ rất nhiều, vì chạy rần rần để tận hưởng khoảng thời gian thanh xuân của mình một cách có ý nghĩa.

Hơn thế nữa, các bạn sinh viên sẽ mất đi thời gian cho những muộn phiền, lo toan, để thêm vào đó là thời gian mở rộng mạng lưới mối quan hệ, điều mà sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân các bạn trong sự nghiệp tương lai.

Nếu bạn hướng ngoại, thích ngoại ngữ, giao tiếp, dễ dàng thích nghi với cái mới thì khoa Quan hệ Quốc tế - Đại học KHXH&NV sẽ là một lựa chọn thích hợp dành cho bạn. Nếu còn chưa biết mình thích gì, hãy để môi trường mở và năng động như ở khoa Quan hệ Quốc tế khai phá tiềm năng trong con người bạn!

*Vì một nền giáo dục minh bạch, viết đánh giá đầu tiên của bạn về Khoa Quan hệ quốc tế - Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TPHCM

Văn Nam tổng hợp

Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam

Tags

Khoa quan hệ quốc tế


Video liên quan

Chủ Đề