Bao nhiêu bụi trong nhà làm từ da người 70 năm 2024

Bụi là hỗn hợp phức tạp bao gồm các hạt vô cơ và hữu cơ ở dạng lỏng hoặc rắn bay lơ lửng trong không khí. Bụi hay hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter - ký hiệu PM. Bụi mịn bao gồm những hạt bụi có kích thước siêu vi với:

PM10 - Các hạt bụi dạng rắn hoặc lỏng siêu nhỏ với kích thước đường kính từ 2.5 - 10 µm (micromet).

PM2.5 - Các hạt bụi dạng rắn hoặc lỏng siêu nhỏ với kích thước đường kính hơn hoặc bằng 2,5 µm, nhỏ hơn sợi tóc khoảng 30 lần (sợi tóc có kích thước từ 50 - 70 µm).

Bao nhiêu bụi trong nhà làm từ da người 70 năm 2024

Bụi mịn dày đặc như sương mù tại thành phố lớn.

Bụi mịn nguy hiểm thế nào?

Bụi mịn đang là vấn đề nhức nhối tại nước ta, đặc biệt là các thành phố lớn.

Trả lời Kênh Sức khỏe và An toàn thực phẩm (Đài Tiếng nói Việt Nam), ông Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN giải đáp như sau:

"Bụi mịn hay bụi PM có kích thước 2.5 micron trở xuống (1 micron bằng 1/1000 của mm), tức là kích thước rất nhỏ. Thành phần cấu tạo của bụi mịn rất khác nhau và có thể chứa các nguyên tố kim loại nặng, nguyên tố độc hại đến sức khỏe con người.

Bụi mịn có thể xâm nhập vào cơ thể con người ở bất cứ vị trí nào hở ra, ví dụ như da, hệ hô hấp, hệ tuần tuần hoàn, mắt. Đây cũng là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, thậm chí là ung thư. Tình trạng này cũng được phát hiện khá lâu trên thế giới và tại Việt Nam, thời gian gần đây, người dân cũng tuyên truyền mạnh về tác hại của nó".

Nói về tác hại của bụi mịn, Báo VnExpress dẫn nguồn chuyên trang Health cho hay, bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim. Ước tính rằng, PM2.5 tăng 10 µg/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên. Do đó, những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già nhạy cảm với bụi bẩn cần cẩn thận để đề phòng biến chứng.

Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ngoài trời như cảnh sát giao thông còn có khả năng bị các triệu chứng hô hấp và suy giảm chức năng phổi như viêm xoang ở người lớn và bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ tiếp xúc lâu ngày có thể bị sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong.

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, bụi PM2.5 còn được mệnh danh là "sát thủ âm thầm" bởi nó có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây ra kháng insulin, viêm và góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Rất khó để tránh tiếp xúc với bụi mịn, đặc biệt là đối với những người dân sinh sống tại các thành phố lớn. Cần phải có thêm nhiều biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa lượng bụi mịn trong không khí mới giúp người dân giảm bớt phần nào nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Khói và bụi đóng góp lớn vào việc ô nhiễm môi trường, khiến không khí trở nên độc hại và khó thở. Sự thiếu trong lành của không khí dễ gây ra cảm giác khó chịu và căng thẳng, ảnh hưởng đến tâm lý con người và làm cho thái độ của họ khó kiểm soát hơn.

Gây nên các vấn đề về hô hấp

Bụi là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Những hạt bụi siêu nhỏ lâu ngày tích tụ trong cơ thể có thể gây ho, khó thở và thậm chí bệnh viêm phổi, viêm phế quản hay phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bệnh nhồi máu cơ tim

  • Ngoài ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tác động của bụi đến sức khỏe con người còn ảnh hưởng đến phế nang, xâm nhập qua vách ngăn khí-máu và gây bệnh trong hệ tuần hoàn.
  • Ngoài ra, bụi mịn cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các vấn đề về tuần hoàn.
  • Chúng cũng có thể gây ra các vấn đề về nghẽn mạch và gây ra nhồi máu cơ tim ngay cả khi các mạch máu trước đây hoạt động bình thường.

Bệnh nhiễm bụi phổi

  • Đây là một trong những bệnh thường gặp trong danh sách các bệnh nghề nghiệp. Trong vòng hơn 20 năm qua, bệnh này chiếm từ 40 đến 70% tổng số bệnh nghề nghiệp nội thương.
  • Bệnh phổi do nhiễm bụi là một bệnh nghề nghiệp phổ biến, do nguyên nhân thường xuyên hít thở bụi khoáng và kim loại gây ra, gây ra hiện tượng xơ hoá phổi và suy giảm chức năng hô hấp. Các loại bụi khác nhau sẽ gây ra các bệnh bụi phổi khác nhau.

Bệnh giảm trí nhớ

Việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể làm tăng tốc quá trình suy giảm nhận thức. Nó ảnh hưởng đến hoạt động của não, dẫn đến nguy cơ cao bị đột quỵ, mất trí nhớ và trầm cảm.

Gây nên các bệnh về da

  • Sự tác động của bụi cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của da. Nó có thể làm khô da và gây ra nhiều bệnh về da, chẳng hạn như viêm da dị ứng do tiếp xúc với các hạt bụi như viên da trứng cá, phổ biến đối với những người làm việc trong ngành công nghiệp đốt lò hơi, thợ máy, sản xuất xi măng.
  • Bụi cũng có thể gây ra các tổn thương da như phát ban, vảy nến, lở loét da, đặc biệt là khi chúng tiếp xúc với các hạt bụi có tính chất tẩy, như bụi vôi, thiếc, thuốc trừ sâu và dược phẩm.

Làm ảnh hưởng đến thai nhi

Tác hại của bụi vô cùng nguy hiểm và không nhiều người hiện nay nhận thức được. Bụi mịn tích tụ trong cơ thể mẹ có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho thai nhi, bao gồm nhiễm độc máu, thiếu cân và phát triển chậm. Ngoài ra, nó cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh và tự kỷ.

Bệnh gây ảnh hưởng mắt

Việc không sử dụng kính bảo hộ có thể dẫn đến việc bụi bắn vào mắt, gây kích thích và viêm màng tiếp hợp, gây ra các triệu chứng như mộng mắt và nhài quạt. Ngoài ra, bụi cũng có thể gây giảm thị lực, bỏng giác mạc và thậm chí dẫn đến mù mắt.

Cách hạn chế tác động của bụi đến sức khỏe con người

Hạn chế tác động của bụi đến sức khỏe con người bằng túi lọc bụi

  • Túi lọc bụi là một trong những phương tiện giảm thiểu tác động của bụi đến sức khỏe con người. Túi lọc bụi có khả năng giữ lại các hạt bụi mịn trong không khí trước khi chúng được thở vào phổi.
  • Việc sử dụng túi lọc bụi không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, bệnh phổi do bụi mịn, mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan như các bệnh về da, thần kinh, tim mạch và thị lực.
  • Do đó, việc sử dụng túi lọc bụi là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe con người và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Túi lọc bụi giúp ích cho môi trường

  • Túi lọc bụi là một giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động của bụi và tạp chất đến môi trường sống và làm việc. Việc sử dụng túi lọc bụi trong các hệ thống thông gió và hệ thống máy móc công nghiệp có thể giúp bắt giữ bụi và tạp chất thải, giảm thiểu lượng chất độc hại được thải ra môi trường.
  • Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe con người mà còn giảm thiểu tác động xấu đến động vật, thực vật và môi trường tự nhiên nói chung.

Tầm quan trọng của túi lọc bụi đối với sức khỏe con người

Tóm lại, bụi gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường sống và làm việc. Việc sử dụng túi lọc bụi là cách hiệu quả để giảm thiểu lượng bụi và tạp chất thải ra môi trường, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và các bệnh liên quan đến bụi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người làm việc trong môi trường bụi, nơi nguy cơ bị nhiễm bụi cao.

Để đặt mua hoặc cần tư vấn về sản phẩm túi lọc bụi, quý khách hàng liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé:

CÔNG TY TNHH LỌC CÔNG NGHIỆP ĐẠT TÍN

Bao nhiêu bụi trong nhà làm từ da người 70 năm 2024

Tân Thanh tiếp nối hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2010 của Đạt Tín, cung cấp các bộ lọc, thiết bị thu hồi bụi, hệ thống xử lý bụi và khí thải, các giải pháp công nghệ, nhằm hỗ trợ các Doanh nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải, thỏa mãn và duy trì các tiêu chuẩn công nghiệp môi trường.