Các chế độ chính sách đối với giáo viên

Theo phản ánh, hiện nay, giáo viên giảng dạy tại các điểm trường chính ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn chưa được hưởng chính sách như giáo viên giảng dạy ở các điểm trường lẻ theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 5.1.2018 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.

Những giáo viên giảng dạy tại các điểm trường chính cũng nằm trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, phải nỗ lực vượt qua nên đề nghị được hưởng chính sách như tại điểm trường lẻ.

Về vấn đề này, Bộ GDĐT cho biết: Trong những năm qua, giáo dục mầm non đã được Đảng, nhà nước, quan tâm, ban hành nhiều chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó chế độ giáo viên được quan tâm, nhất là giáo viên vùng khó khăn, dân tộc thiểu số.

Việc giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ được hưởng phụ cấp mà giáo viên mầm non cùng địa bàn nhưng ở điểm trường chính không được hưởng phụ cấp là do: Tại điểm lẻ, các điều kiện về địa lí, giao thông đi lại khó khăn hơn, điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi còn nghèo nàn.

Giáo viên mầm non phải tự làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, nên trong điều kiện ngân sách khó khăn chính sách nhà nước tập trung hỗ trợ cho điểm lẻ là nơi có điều kiện khó khăn hơn điểm chính.

Tiếp thu ý kiến, trong thời gian tới Bộ GDĐT sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu Chính phủ mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách này phù hợp với điều kiện ngân sách.

Các chế độ chính sách đối với giáo viên


Theo Nghị định, giáo viên Mầm non đang làm việc ở các cơ sở giáo dục Mầm non dân lập, tư thục được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Giáo viên trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thanh toán tiền mua tài liệu học tập tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số theo quy định.Các giáo viên trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục Mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng.

Hồng Tư

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu

Các chế độ chính sách đối với giáo viên

Cập nhật một số văn bản về chế độ, chính sách với giáo viên tại TP.HCM

Theo đó, Công văn nêu rõ một số văn bản QPPPL, văn bản hướng dẫn chế độ, chính sách với giáo viên tại TP.HCM như sau:

- Việc ban hành các quyết định về phụ cấp ưu đãi theo thẩm quyền:

Thực hiện theo Công văn 2857/GDĐT-TC ngày 09/9/2020 về xét duyệt phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

- Việc ban hành các quyết định về nâng phần trăm tiếp theo của chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo:

Thực hiện theo Quyết định 1627/QĐ-GDĐT-TC ngày 11/12/2012 về giao quyền ký Quyết định nâng phụ cấp thâm niên đốii với nhà giáo trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GDĐT.

Lưu ý: đối với Hiệu trưởng, đơn vị thực hiện hồ sơ gửi về Sở GDĐT (Phòng Tổ chức cán bộ) để được nâng % phụ cấp thâm niên định kỳ.

- Việc ban hành các quyết định về chấm dứt Hợp đồng làm việc, ký kết Họp đồng làm việc xác định thời hạn và không xác định thời hạn đối với viên chức theo thẩm quyền kể từ ngày 29/9/2020 trở đi:

Thực hiện theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

- Việc quản lý hồ sơ viên chức:

Thực hiện theo Thông tư 07/2019/TT-BNV ngày ban hành quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.

- Về công tác văn thư lưu tr(đối với các nhiệm vụ: soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư):

Thực hiện theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về công tác văn thư.

- Việc thực hiện chế độ đóng bo hiểm xã hội (phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp chức vụ, chế độ thai sản), cập nhật, điều chỉnh, thay đổi hệ số lương kịp thời, mở đóng sổ đúng quy định:

Thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Lưu ý: Định kỳ mỗi tháng đơn vị nộp Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước và Bảng lương tháng đó về Sở GDĐT (Phòng Tổ chức cán bộ - cv. Thạch Thị Kim Linh).

- Việc ký kết Hợp đồng lao động, giải quyết các chế độ về ngày ngh của người lao động, chế độ nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè: Thực hiện theo Bộ luật Lao động 2019.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Nghề nhà giáo được ví như một nghề trồng người tức là tạo nên những con người có tư duy và phẩm chất tích cực góp phần xây dựng và phát triển đất nước văn minh và tiến bộ hơn. Vậy, chính sách đối với nhà giáo được pháp luật quy định như thế nào. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

Nhà giáo hay còn gọi là giáo viên (giảng viên) được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, sinh viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học cho học sịnh các cấp khác nhau phù hợp với độ tuổi và nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường đề ra đồng thời cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh, sinh viên để đánh giá chất lượng, năng lực của từng học sinh theo quy định của nhà trường và pháp luật.

Căn cứ theo Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định chính sách đối với nhà giáo như sau:

Thứ nhất: Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

Để đảm bảo công bằng, chất lượng giáo dục, nhà nước tổ chức tuyển dụng nhà giáo thông qua hình thức thi cử, chọn lọc,....nhằm tìm kiếm nhân tài, người có năng lực để phục vụ cho ngành giáo dục nước nhà. Kèm theo đó, nhà nước luôn luôn quan tâm đến quá trình công tác của đội ngũ giáo viên, giảng viên. Sẵn sàng hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất lẫn tinh thần nhằm tạo nguồn động lực cho nhà giáo thực hiện vai trò, nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của mình một cách tốt nhất.

Thứ hai: Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.

Phụ cấp là một khoản tiền phụ cấp được người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động dựa trên công việc hoặc phụ cấp được hưởng theo chế độ cơ quan nhà nước.

Chính sách ưu đãi ở đây được hiểu nhà nước dành những điều kiện, quyền lợi đặc biệt, sự ưu tiên hơn so với những đối tượng khác cho nhà giáo thuộc đối tướng nêu trên.

Quy định này nhằm thúc đẩy việc giáo dục ở những cơ sở giáo dục mang tính chất đặc biệt, cải thiện chất lượng giáo dục, thu hút việc giảng dạy cho các đối tượng người học trong tại các cơ sở này của nhà giáo.

Thứ ba: Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm: Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1; các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tư: Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh