Các yếu tố cốt truyện bối cảnh nhân vật là yếu tố cơ bản của thể loại truyện dung hay sai

Câu 1: Truyện đồng thoại là:

a) Truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật

b) Truyện viết cho trẻ em, nhân vật là người

c) Có nhân vật thường là loài vật

d) Có nhân vật là người

Câu 2: Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện có các yếu tố nào sau đây?

a) Có cốt truyện, nhân vật

b) Có không gian, thời gian

c) Có cốt truyện, hoàn cảnh diễn ra các sự việc

d) Có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc

Câu 3: Truyện đồng thoại là loại truyện có các nhân vật vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người

a) Đúng

b) Sai

Câu 4: Cốt truyện là yếu tố quan trọng của?

a) Thơ

b) Truyện kể

c) Ca dao

d) Tục ngữ

Câu 5: Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện ở ngôi thứ mấy?

a) Ngôi thứ nhất

b) Ngôi thứ nhất số ít và số nhiều

c) Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

d) Ngôi thứ ba

Câu 6: Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

a) Đúng

b) Sai

Câu 7: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương nào của truyện Dế Mèn phiêu lưu ký?

a) phần dẫn đề

b) chương 2

c) chương 1

d) chương 3

Câu 8: Nghệ thuật nào tiêu biểu trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

a) nghệ thuật miêu tả sinh động, óc tưởng tượng phong phú

b) Lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn

c) Ngôn ngữ chính xác giàu tính tạo hình

d) Tất cả đều đúng

Câu 9: Dòng nào không phải miêu tả về ngoại hình của dế Mèn?

a) đôi càng mẫm bóng

b) Những cái vuốt cứng dần, nhọn hoắt

c) cánh ngắn củn đến giữa lưng

d) Sợi râu dài và uốn cong

Câu 10: Dòng nào không phải miêu tả Dế Choắt?

a) Đầu to, nổi từng tảng

b) Người gầy gò, dài lêu đêu

c) Đôi càng bè bè

d) Mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngơ

Câu 11: Đâu không phải là hành động ngông nghênh của dế Mèn?

a) Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm

b) Quát mấy chị Cào Cào

c) Ghẹo anh Gọng Vó

d) Đùa bỡn bác Diều Hâu

Câu 12: Dòng nào nói đúng nhất về nguồn gốc tên dế Choắt?

a) do tác giả đặt

b) do hàng xóm gọi

c) do Dế Mèn đặt

d) Do bố mẹ gọi từ nhỏ

Câu 13: Câu "Có lỡn mà chẳng có khôn" trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên là nói về nhân vật nào?

a) tác giả nói với Dế Mèn

b) Dế Mèn nói với Dế Choắt

c) Dế Mèn tự nói về mình

d) Hàng xóm nói về Dế Mèn

Câu 14: Biện pháp tu từ gì được dùng trong câu sau đây?"Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng"

a) nhân hóa

b) so sánh

c) ẩn dụ

d) hoán dụ

Câu 15: Biện pháp tu từ gì được dùng trong câu sau đây"Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua"

a) Nhân hóa

b) so sánh

c) nói quá d) nói giảm nói tránh

Câu 16: Biện pháp tu từ gì được dùng trong câu sau đây"Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc" 

a) nhân hóa

b) ẩn dụ

c) so sánh

d) nói quá

Câu 17: biện pháp tu từ gì được dùng trong câu sau"Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi."

a) so sánh

b) nói quá

c) điệp ngữ

d) liệt kê

Câu 18: Biện pháp nghệ thuật gì được dùng trong câu sau:" Phỏng thử có thằng nó nhóm thấy, nó tưởng tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời"

a) hoán dụ

b) ẩn dụ

c) liệt kê

d) nhân hóa

Câu 19: Biên pháp tu từ gì được dùng trong câu sau:"Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng buồn rầu"

a) nhân hóa

b) so sánh

c) liệt kê

d) tương phản

Câu 20: Biện pháp tu từ gì được dùng trong câu sau"Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được." a) nói quá

b) nhân hóa

c) so sánh

d) điệp ngữ

Câu 21: "Bài học đường đời đầu tiên" là tên gọi một chương trong tác phẩm nào?

a) Tuyển tập Tô Hoài

b) Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

c) Dế Mèn phiêu lưu kí

d) Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

Câu 22: Bài học đường đời đầu tiên là sáng tác của nhà văn nào?

a) Tạ Duy Anh

b) Tô Hoài

c) Đoàn Giỏi

d) Vũ Tú Nam

Câu 23: Qua đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" em thấy Dế Mèn không có nét tính cách nào?

a) Tự tin, dũng cảm

b) Tự phụ, kiêu căng

c) Khệnh khạng, xem thường mọi người

d) Hung hăng, xốc nổi

Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng ? "Dế Mèn phiêu lưu kí" là:

a) Truyện viết cho thiếu nhi.

b) Truyện viết về loài vật

c) Truyện mượn loài vật để chế giễu loài người.

d) Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn.

1. Cốt truyện
a. Khái niệm chung Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Cần phân biệt 2 khái niệm: cốt truyện và sườn truyện. Thuật ngữ sườn truyện dùng để chỉ những nét bao quát nhất của một câu chuyện, bao gồm những sự kiện chính, những biến cố chủ yếu cắm mốc cho sự phát triển của cốt truyện.

b. Cơ sở của cốt truyện

Cơ sở khách quan. Ðó là xung đột xã hội. Trong quá trình xây dựng tác phẩm, nhà văn bao giờ cũng thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp những xung đột xã hội của thời đại vào tác phẩm của mình. Vì vậy, cốt truyện mang tính lịch sử cụ thể, được qui định bởi những điều kiện lịch sử, xã hội mà nhà văn đang sống. Cơ sở chủ quan. Xung đột xã hội mới chỉ là cơ sở khách quan của cốt truyện vì vậy không thể đồng nhất xung đột xã hội với cốt truyện. Khi nói đến cốt truyện, cần chú ý rằng, đó luôn luôn là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ. Thông qua cốt truyện, nhà văn vừa khái quát những xung đột xã hội, vừa thể hiện tâm hồn, tình cảm và sự đánh giá chủ quan của họ đối với cuộc sống. Vì vậy, không thể bê nguyên xi những chuyện có thật ngoài cuộc đời vào tác phẩm. Những xung đột xã hội phải được đồng hóa một cách có nghệ thuật nhằm loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên, thứ yếu để xây dựng cốt truyện theo hướng điển hình hóa. Vì vậy, cùng xuất phát từ một xung đột xã hội giống nhau, những nhà văn khác nhau lại xây dựng những cốt truyện khác nhau nhằm thể hiện quan điểm, thái độ, ý đồ tư tưởng, phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn đối với cuộc sống. c. Vai trò của cốt truyện Trong thời kì thứ nhất. Cốt truyện được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng, là nơi xuất phát và quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn sáng tác là sáng tác cốt truyện và người thưởng thức chủ yếu là thưởng thức cốt truyện. Trong thời kì thứ hai. Vai trò của cốt truyện và tính cách hoàn toàn thay đổi. Cốt truyện không còn giữ vai trò chủ yếu mà thay vào đó là tính cách. Chính tính cách quyết định cho sự diễn biến của cốt truyện.

d. Các thành phần chính của cốt truyện

– Phần trình bày: Phần này giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội, các điều kiện, nguyên nhân làm náy sinh xung đột và tình hình buổi ban đầu của nhân vật. Hoàn cảnh ở đây thường nằm trong trạng thái tĩnh, mâu thuẫn chưa vận động và phát triển, nhân vật chưa đứng trước những thử thách nên chưa phát hu tính năng động của mình. – Phần nút thắt: Phần này đánh dấu sự kiện mà từ đó phát sinh mâu thuẫn, xung đột. Ðây chính là biến cố đầu tiên của cả hệ thống biến cố tạo thành xung đột của cốt truyện. phần thắt nút có nhiệm vụ bộc lộ trực tiếp những mâu thuẫn đựơc tích tụ một cách âm ỉ từ trước, các nhân vật sẽ đứng trước những thử thách, đòi hỏi phải bày tỏ những thái độ, chọn lựa cách xử sự, hành động, phản ứng, từ đó bộc lộ rõ tính cách. – Phần phát triển: Ðây là phần quan trọng và dài nhất của cốt truyện bao gồm nhiều cảnh ngộ, sự kiện và biến cố khác nhau. tính cách nhân vật chủ yếu được xác định trong phần này. Nó có thể được thay đổi thông qua các bước ngoặt, môi trường khác nhau. – Phần điểm đỉnh: Còn được gọi là cao trào, là phần bộc lộ cao nhất của xung đột. Lúc này, xung đột đã phát triển đến độ gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết theo một chiều hướng nhất định. Ðiểm đỉnh thường là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn nhưng có tác dụng quyết định đối với nhân vật trung tâm. – Phần kết thúc: Ðây là phần giải quyết xung đột của tác phẩm một cách cụ thể. Ở đây, tác giả trình bày những kết quả của toàn bộ xung đột của cốt truyện. một cốt truyện tốt, bao giờ phần kết thúc cũng được giải quyết một cách tự nhiên, phù hợp với qui luật của cuộc sống.

2. Kết cấu


a. Khái niệm chung Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận…Tất cả những yếu tố, bộ phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định..gọi là kết cấu. Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm văn học.

b. Chức năng

Trước hết, kết cấu có nhiệm vụ góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Trong lao động sáng tạo văn học, có thể coi chủ đề tư tưởng là mục tiêu nhằm hướng tới của nhà văn trong quá trình phát hiện và xây dựng kết cấu. Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá kết cấu một tác phẩm chính là hiệu quả diễn đạt nội dung của nó. Kết cấu có nhiệm vụ tổ chức hệ thống các tính cách nhân vật, sự kiện, các biến cố, hình ảnh, cảm xúc…làm cho những yếu tố đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại ngay từ bên trong tác phẩm, làm cho nó trở thành một chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn không thể chia cắt được. Như vậy, kết cấu của tác phẩm bao giờ cũng tăng cường sức mạnh nghệ thuật của tác phẩm văn học, tạo nên sức hấp dẫn cho người đọc

c. Một số hình thức kết cấu

i. Kết cấu theo trình tự thời gian Theo kết cấu này, câu chuyện được trình bày theo thứ tự, phát triển trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Hầu hết những tác phẩm chương hồi sử dụng lối kết cấu này ii. Kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập. Nhà văn xây dựng 2 tuyến nhân vật chính diện và phản diện đối lập nhau về lí tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động…Một bên đại diện cho lực lượng chính nghĩa, cái đẹp, chân lí. Một bên thì ngược lại. Hai lực lượng này đấu tranh không khoan nhượng với nhau và thường kết thúc với thắng lợi của lực lượng chính nghĩa. iii. Kết cấu đa tuyến. Trong những tác phẩm này, nhà văn tổ chức các nhân vật theo các tuyến dựa trên những mối quan hệ về gia đình, nghề nghiệp, giai cấp. iv. Kết cấu tâm lí. Ðây là hình thức kết cấu dựa theo qui luật phát triển tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm. Loại kết cấu này xuất hiện cùng với sự xuất hiện của các trào lưu văn học khẳng định vai trò của cá nhân trong xã hội. Kết cấu này thường dựa vào trạng thái tâm lí có ý nghĩa nào đó để sắp xếp các sự kiện, nhân vật, cốt truyện…

v. Kết cấu trong tác phẩm trữ tình.

Những hình thức kết cấu trên tiêu biểu cho loại tác phẩm có cốt truyện: tác phẩm tự sự và kịch. Loại tác phẩm trữ tình, tiêu biểu nhất là thơ trữ tình không có cốt truyện nên cần xem xét cho phù hợp với đặc trưng thể loại: tác phẩm trữ tình chủ yếu thể hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ.

(Đào Văn Âu, Lý luận văn học)