Củ chóc là củ gì

Củ chóc, có lẽ không nhiều người biết về loại củ này, cây củ chóc mọc hoang ở mọi nơi, trên đất ẩm, phân bố chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới như là Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc,…và ở nước ta thì phân bố ở khắp địa phương và để biết thêm chi tiết cũng như những công dụng của loại cây này cùng tham khảo bài viết của gia công thực phẩm chức năng Vietffp dưới đây.

Nội dung chính của bài viết:

  • CỦ CHÓC LÀ GÌ ?
  • MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY
    • PHÂN BỐ
    • BỘ PHẬN DÙNG
    • THU HÁI VÀ BÀO CHẾ
      • Thu hái
      • Chế biến
    • THÀNH PHẦN HÓA HỌC
  • CỦ CHÓC CÓ TÁC DỤNG GÌ?
    • Theo nghiên cứu y học hiện đại
    • Theo y học cổ truyền
  • NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CỦ CHÓC
      • Chữa viêm mủ da, mụn nhọt sưng đau:
      • Chữa ho lâu ngày:
      • Chữa đau bụng, nôn mửa đi ngoài:
  • NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CỦ CHÓC

CỦ CHÓC LÀ GÌ ?

Trước khi tìm hiểu củ chóc có tác dụng gì ta hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của cây chóc trước nhé.

Hình ảnh củ chóc:

Củ chóc là củ gì
Củ chóc là gì?
  • Cây củ chóc hay còn được gọi là cây bán hạ nam, bán hạ lá ba thùy, nam tinh, cây chóc chuột và tùy khu vực hoặc dân tộc thì còn có tên gọi như phặc hẻo (dân tộc Tày), co thả lủa (dân tộc Thái), nàng pía hẩu (dân tộc Dao).
  • Cây thuộc họ Ráy (danh pháp khoa học: Araceae) và còn có tên khoa học là Typhonium trilobatum Schott.
  • Cây có vị cay,tính ôn và có độc.
  • Và dược liệu này có công dụng hòa Vị, giáng nghịch, chống nôn và trừ phong đờm
  • Theo dân gian xưa thì người ta thường dung dược liệu này để chữa bệnh hen suyễn, đau dạ dày, buồn nôn, ho khan, ho lâu ngày chữa không khỏi, viêm tai, đau mắt, đái buốt,…

MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY

  • Củ chóc là loại cây thân cỏ ( thân thảo, thân ngầm phát triển thành củ), sống hằng năm, cao tầm 20-30 cm. Thân củ tròn, nạc, có các khái ngang, hình cầu và nằm dưới đất.
  • Lá được chia làm ba thùy ( nên được gọi là bán hạ lá ba thùy), thùy giữa to hơn hai thùy bên, cuống dài, có bẹ. Lá mọc trực tiếp từ củ, mép lá uốn lượn.
  • Cụm hoa là một bông mo, mặt trong có màu đỏ hồng, mặt ngoài thì có màu lục nhạt.
  • Ngoài ra, còn có bán hạ dại hay còn gọi là củ chóc ri (tên khoa học là Typhonium divaricatum Decne) cũng thường được dung khá phổ biến. Loại này thì có chiều cao thấp hơn, lá cũng được chia làm ba thùy, hai thùy bên ngắn và hẹp hơn. Có quả mọng, hình trứng và có chiều dài khoảng tầm 6mm
  • Cây ra hoa độ khoảng tháng 5-7 hằng năm

PHÂN BỐ

Cây phân bố nhiều địa phương ở nước ta, mọc hoang và ưa vùng đất ẩm ướt. Ngoài ra thì cây này còn mọc ở những nước có khí hậu nhiệt đới như là Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và Lào.

BỘ PHẬN DÙNG

Đối với loại cây này thì bộ phận được dùng là thân củ nằm sâu dưới lòng đất sẽ được đào lên để sử dụng.

Củ chóc là củ gì
Củ choc có tác dụng gì?

THU HÁI VÀ BÀO CHẾ

Thu hái

  • Bán hạ sẽ được thu hái vào khoảng tầm tháng 7 đến tháng 12, khi cây già và chết đi người ta sẽ đào và lấy phần thân củ rửa sạch đất cát, gọt bỏ vở ngoài, cắt bỏ rễ con, đem đi nấu cho chin, Củ to đem đi thái phiến phơi khô, củ nhỏ giữ nguyên.

Chế biến

  • Bởi vì cây bán hạ khi chưa chế biến vẫn còn độc tính, nếu muốn sử dụng được dược liệu này phải chế biến thật kỹ lưỡng và công phu.
  • Ngâm bán hạ với nước nóng một ngày đêm cho sạch chất nhựa, rồi sau đó ngâm với nước bồ kết thêm một ngày đêm và với nước phèn chua thêm một ngày đêm nữa, sau đem nấu với Gừng. Cứ 150g Gừng sống thì cho 1kg bán hạ, giã gừng cho nát, ra nước rồi chế nước đó vào ngâm với dược liệu trong một buổi, lại đổ ngập nước, nấu trong 2 giờ xong sau đó đem phơi sấy khô. Nếu vẫn còn ngứa, thì lại tiếp tục nấu với nước Gừng lần nữa cho đến khi nào thật sự hết ngứa thì mới sửu dụng.Theo Dược điển Việt Nam chúng ta phải ngâm củ chóc trong nước vo gạo 1-2 ngày rồi vớt ra, làm sạch và ngâm với phèn chua khoảng hai ngày khi nhấm thử không còn cay thì vớt ra, rửa sạch rồi để ráo nước và bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

-Thân rể của củ chóc chứa protein, chất vô cơ : Ca, P, I, Fe, Na, K, thiamin, caroten, Acid folid

-Ngoài ra thân rễ còn có chứa tigogenin, thủy phẩm diosgenin và saponin, steroid.

CỦ CHÓC CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Theo nghiên cứu y học hiện đại

Trong y học hiện đại củ chóc có tác dụng gì?

  •  Độc trong bán hạ khó bị hòa tan trong nước và được bạch phàn loại bỏ hết. Thành phần này có tác dụng cầm nôn, giảm ho và có thể hòa tan trong nước nóng.
  • Cây củ chóc khi được bào chế để sắc nước uống và tán thành bột thì có tác dụng cầm nôn và giảm ho, nếu sử dụng ở dạng sống thì sẽ gây nôn vì độc tính của nó.
  • Tuy độc nhưng mà bán hạ có tính giải độc đối với những trường hợp bị nhiễm độc strychnine và acetylcholin.
  • Đặc biệt nước ngâm từ diệp bán hạ có tác dụng ức chế được tế bào ung thư.
  • Bán hạ sống nếu sử dụng quá liều sẽ gây ngộ độc, tạo nên cảm giác tê cay lưỡi, ngứa, nóng bỏng, buồn nôn…hoặc thậm chí gây tử vong.

Theo y học cổ truyền

trong y học cổ truyền củ chóc có tác dụng gì?

  • Loại cây này có tác hóa đờm, giáng nghịch hết nôn.
  • Điều trị được các bệnh ho suyễn, khí nghịch do đàm thấp, nôn mửa bụng đầy, sát trùng, hạ khí tiêu nước ứ đờm đọng, sưng tấy.
  • Bán hạ sống dùng để đắp ngoài chữa các vết cắn của rắn độc..
Củ chóc là củ gì
Những bài thuốc từ củ chóc

NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CỦ CHÓC

Chữa viêm mủ da, mụn nhọt sưng đau:

Lấy một lượng bán hạ vừa phải nghiền bột, trộn thêm ít bột Hồng hoàng làm chất bột dẻo để đắp trực tiếp lên vùng tổn thương

Chữa ho lâu ngày:

Chuẩn bị hạt củ cải, trần bì và củ chóc mỗi thứ khoảng 12g, đem các vị này sắc uống

Chữa đau bụng, nôn mửa đi ngoài:

Lấy gừng sống 6g, trần bì và củ chóc mỗi loại 8g, đem các vị này sắc lấy nước uống

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CỦ CHÓC

  • Cần phải phân biệt rõ Củ chóc với Mía dò, rất dễ nhầm lẫn bởi vì ở một số địa phương có thể gọi Mía dò là Củ chóc.
  • Củ chóc tuyệt đối không dung chung với Ô đầu
  • Khi muốn sử dụng Củ chóc, phải tham khảo và chế biến thật kỹ lưỡng
  • Phụ nữ mang thai, người có cơ thể suy nhược, táo bón không nên dung dược liệu này.

GIA CÔNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GMP

VIETFFP nhận gia công thực phẩm chức năng trọn gói dạng cốm, bột, viên nén, viên nang cứng, viên hoàn cứng, viên hoàn mềm theo tiêu chuẩn GMP, từ tư vấn công thức, nguyên liệu, gia công sản xuất, tư vấn công bố thực phẩm an toàn.