Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Sau 3 năm chờ đợi, cuối cùng phần tiếp theo của tựa game Shadow of Mordor cũng đã được ra mắt với tên gọi Middle Earth: Shadow of War. Thông qua các trailer hoàng tráng đã được công bố, trò chơi đã tiết lộ sự xuất hiện của chúa tể bóng tối Sauron và tay sai đắc lực Nazgul. Theo dự kiến của nhà sản xuất, game sẽ được ra mắt vào ngày 10/10 tới đây trên cả 3 nền tảng PC, PS4 và Xbox One.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Nối tiếp thành công của phần 1 ra mắt năm 2014, Middle Earth: Shadow of War đã nhận được rất nhiều kỳ vọng từ người hâm mộ. Theo tiết lộ từ trước đó, Shadow of War sẽ có nhiều cải tiến hơn về mặt đồ họa và đặc biệt là gameplay. Điểm khác biệt đầu tiên của Shadow of War so với người tiền nhiệm là tính năng "World Map" cho phép người chơi bao quát tốt hơn những địa điểm mình đã đi qua cũng như sắp tới trong thế giới Middle Earth rộng lớn.

Tiếp đến là việc nhân vật chính Talia giờ đây đã sở hữu một chiếc nhẫn đầy quyền lực, cho phép anh có thể triệu hồi cả đội quân đông đảo để tiến đánh các thành trì. Số lượng và chủng loại quân phụ thuộc vào binh chủng mà Talia thu thập được trên đường đi nhưng hiện cơ chế này hoạt động ra sao chưa được hãng phát triển Monolith Productions đề cập rõ.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Đặc biệt, cơ chế Nemesis mới sẽ đóng vai trò quan trọng trong các trận chiến công thành. Ví dụ như tính cách của đội quân mà bạn lựa chọn để tấn công trực tiếp sẽ có ảnh hưởng tới kết quả trận đấu, hay việc giao thành cho một nhóm quân cai quản sau một thời gian sẽ làm nó thay đổi diện mạo bên ngoài, phụ thuộc vào văn hoá của bộ tộc Orc đó.

Với các cải tiến tích cực kể trên, game đang nhận được nhiều đánh giá cao từ giới phê bình. Trên chuyên trang tổng hợp Metacritic, Middle Earth: Shadow of War nhận điểm số trung bình 84/100 cho bản PC và 86/100 cho bản PS4. Trong số này, game nhận được một điểm tuyệt đối 100/100 từ God is a Geek.

“Shadow of War đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà người tiền nhiệm của nó để lại. Ban đầu, tôi cảm thấy hơi thất vọng về một chút gò bó về câu chuyện mà nhà sản xuất Monolith đã xây dựng xung quanh thế giới của Chúa tể những chiếc nhẫn. Tuy nhiên, sau khi đã đắm chìm hoàn toàn vào nội dung của game, tôi mới chợt nhận ra đây là một cuộc phiêu lưu cực kỳ mới mẻ và xuất sắc vượt ngoài cả sức tưởng tượng của tôi. Một sự hòa trộn tuyệt vời giữa những yếu tố phép thuật, quyền năng, sự bùng nổ và hơn hết là khơi dậy được khát vọng và sự tự tin trong mỗi người chơi. Shadow of War như một thứ phép thuật thực sự”, dòng nhận xét đầy hoa mỹ của cây bút đến từ Game Informer. Cùng với đó là một điểm số cao ngất ngưởng: 95/100.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Tổng hợp điểm số của Middle-Earth Shadow of War từ các tạp chí uy tìn khác:

PlayStation LifeStyle: 95/100

GamesRadar+: 90/100

IGN: 90/100

DualShockers: 85/100

Kotaku: 85/100

IGN Châu Âu: 83/100

Polygon: 75/100

GameSpot: 70/100

Ở thời điểm hiện tại, người chơi đã có thể đặt mua trước Middle Earth: Shadow of War thông qua các hệ thống phát hành trên cả 3 nền tảng PC, PS4 và Xbox One. Trò chơi được chia làm 3 phiên bản, 60$ cho bản thưởng, 80$ cho bản Silver và 100$ cho bản Gold.

Tuy vẫn là một tựa game hay, nhưng Middle-earth: Shadow of War lại không có quá nhiều thay đổi so với phần một, chưa kể lối chơi một màu thiếu đột phá

Phụ Lục

Middle-earth: Shadow of War – một trong những tựa game được mong chờ nhất năm 2017 đã ra mắt, cũng như nhận được rất nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Tựa game này được kỳ vọng sẽ là cú hích mới cũng như tiếp nối thành công từ phần một, ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu “Game hay nhất của năm 2017”... vân vân và vân vân.

Đáng tiếc là ngoài những ấn tượng ban đầu, Middle-earth: Shadow of War thực sự không hay như mọi người đã tưởng tượng. Nó giống như một kiểu bình mới rượu cũ, khi đem gần như toàn bộ mọi thứ từ phần một vào mà không có nhiều cải tiến đáng kể.

width='640' height='360' frameborder='0' allowfullscreen>

Cốt truyện bám sát nguyên tác

Sau khi kết thúc phần một, cặp đôi Talion - Celebrimbor quyết định nghĩ lớn làm lớn, khi cất công tới đỉnh núi lửa Mount Doom để rèn nên một chiếc Nhẫn chủ mới, thứ sẽ giúp họ đánh bại chúa tể bóng tối Sauron. Đáng tiếc là sau đó Celebrimbor bị nữ nhện chúa Shelob bắt đi, bắt buộc cho Talion phải trao đổi chiếc nhẫn mới có để đổi lại tự do cho đồng minh của mình. Cốt truyện của Middle-earth: Shadow of War rẽ theo một hướng khác, khi Talion quyết định liên minh cùng Shelob để lấy sự chỉ dẫn của nữ chúa nhện trong công cuộc đánh bại Sauron.

Nhìn chung Middle-earth: Shadow of War cũng đã tiếp nối khá tốt tinh thần ở phần một, khi lồng ghép các nhân vật có thực trong thế giới Chúa nhẫn vào game, nhưng không khiến họ bị mất chất hay lạc khỏi cốt truyện gốc. Có thể chính vì thế mà kịch bản của Middle-earth: Shadow of War khá lằng nhằng và khó hiểu, cũng như đưa một mạch rất nhiều sự kiện cổ xưa mà nếu không đọc truyện người chơi khó có thể nắm hết.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Các kẻ thù của Talion trong game cũng được nâng cấp đáng kể, bạn sẽ gặp được hầu hết các sinh vật hùng mạnh nhất thế giới Chúa nhẫn trong Middle-earth: Shadow of War. Từ đám rồng khổng lồ, các ma nhẫn Nazgul cùng thủ lĩnh Witch king, con ác quỷ Balrog và tất nhiên là cả chúa tể bóng tối Sauron. Nhà sản xuất của Middle-earth: Shadow of War – Monolith đã tính toán khá kỹ khi nhồi một số lượng lớn nhân vật cùng thông tin vào game, nhưng vẫn bảo đảm chúng ăn khớp tương đối với nguyên tác, chứ không phải mỗi thứ đi một nẻo kiểu “chế đại”.

PC/CONSOLE

Middle Earth: Shadow of War khiến fan chửi bới vì mua đồ bằng tiền thật

Mặc dù là một bom tấn, một tựa game Single và chả có tí dính dáng online nào, nhưng Middle Earth: Shadow of War vẫn cứ quyết tâm phải kiếm thêm bằng đươc.

Tuy chưa đạt tới tầm đại sử thi như nguyên tác Chúa tể những chiến nhẫn, nhưng Middle-earth: Shadow of War cũng phần nào đó thể hiện được phong cách của một tựa game RPG có chiều sâu. Cốt truyện của game đi theo 2 nút thắt chính, đó là sự trả thù của Celebrimbor và sự dằn vặt của Talion khi muốn chuộc tội. Bạn sẽ thấy cảm nhận được sự xung khắc của cặp đôi này xuyên suốt game, nhất là khi Talion có lại chiếc nhẫn chủ và bảo đảm cái kết của nó sẽ khiến nhiều người bất ngờ đấy.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Balrog, một trong những con trùm mới của game

Lối chơi một màu

Điều đầu tiên cần phải nói là lối chơi của Middle-earth: Shadow of War giống phần một Shadow of Modor tới hơn 60%, bạn sẽ nhanh chóng làm quen với game rất nhanh chỉ sau khoảng 10 tới 15 phút khởi đầu. Game vẫn chú trọng theo phong cách hành động đẹp mắt kết liễu mãn nhãn, hiệu ứng quay chậm (slow motion) được tận dụng tối đa trong Middle-earth: Shadow of War, bạn sẽ thấy nó xuất hiện nhan nhản từ đấu kiếm, bắn cung, cưỡi bọn sói Caragors hay chiến đấu cũng lũ đội trưởng Orc.

Middle-earth: Shadow of War giới thiệu 5 nhánh kỹ năng khác nhau, bao gồm: đấu kiếm, ám sát, bắn cung, cưỡi thú và Wraith, ngoài ra Talion cũng sẽ học thêm các kỹ năng khác theo cốt truyện. Mỗi kỹ năng trong nhánh như vậy sẽ có từ 2 tới 3 kỹ năng phụ thêm đi kèm, như vậy tổng cộng trong Middle-earth: Shadow of War có tới hơn 60 loại kỹ năng khác nhau, một con số tăng tiến đáng kể so với phần một.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Bảng kỹ năng trong Middle-earth: Shadow of War

Bổ sung thêm cho phần kỹ năng rộng lớn, game cũng cải tiến vấn đề trang bị. Giờ đây Talion đã được vũ trang từ đầu tới chân, ngoài kiếm, dao găm và cung như cũ thì giờ đây anh chàng có thêm áo giáp, áo choàng và bao tay để vọc.

Mỗi món vũ khí cũng sẽ được trang bị thêm một slot gọi là Gems (thay thế cho các Runes trong phần 1), tổng cộng có 3 loại Gems chia thành các nhánh: tấn công, luyện cấp, hồi máu và thu phục. Tùy từng phong cách chơi mà mỗi người sẽ có cách kết hợp Gems riêng biệt, nó làm nên sự độc nhất vô nhị cho từng game thủ khi chơi Middle-earth: Shadow of War.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Gems - thứ thay thế Runes trong phần một

Một điểm quan trọng là giờ đây bạn chỉ có thể lên cấp khi làm nhiệm vụ hoặc đi tiêu diệt lũ đội trưởng Orc. Đây là ý đồ của nhà sản xuất khi muốn người chơi trải nghiệm game lâu hơn, chứ không phải là cứ lao vào đám Orc mà giã tới chết như phần một.

Ngoài ra thì phần cưỡi thú trong Middle-earth: Shadow of War phải nói là cực đỉnh, giờ đây bạn sẽ được điều khiển những con Graug khổng lồ, hay thậm chí là một con rồng lửa (drake) siêu ngầu thổi ra lửa nung chảy tất cả mọi thứ. Yếu tố “to và bự” được tận dụng tối đa, bạn sẽ thấy mình thường xuyên đụng độ với những đối thủ có kích thước gấp đôi hay gấp ba cực kỳ hoành tráng.

width='640' height='360' frameborder='0' allowfullscreen>

Cưỡi rồng trong Middle-earth: Shadow of War

Bản đồ giờ đây sẽ được chia làm nhiều khu vực riêng, mỗi chỗ sẽ có một hệ thống nhiệm vụ - đối thủ - quái vật và bí mật riêng biệt. Chúng không liên kết với nhau mà phân biệt bởi các pháo đài do Overlord ở khu vực đó quản lý, Talion có thể thu phục bọn đội trưởng Orc và đánh chiếm pháo đài, qua đó suy yếu lực lượng của Sauron. Đây là một điểm cải tiến quan trọng trong Middle-earth: Shadow of War, khi nó cho người chơi thêm lựa chọn để đánh nhau.

width='640' height='360' frameborder='0' allowfullscreen>

Cưỡi rồng cũng được mà "thịt" luôn con rồng cũng được

Middle-earth: Shadow of War cũng bổ sung thêm các bí mật và nhiệm vụ ẩn, chúng nằm rải rác trong bản đồ để người chơi tìm kiếm. Các nhiệm vụ ẩn này khá đang dạng, từ tìm kiếm các bảo vật thất lạc của Gondor, ngôn ngữ cổ Ithildin hay các mảnh ký ức của nhện chúa Shelob. Hoàn thành chúng và bạn sẽ được thưởng các điểm kỹ năng hay vũ khí hiếm có giá trị.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Các cánh cửa Ithildin

Nhưng nhìn chung lại thì lối chơi của Middle-earth: Shadow of War vẫn khá một màu, chủ yếu là xoay quanh đúng 1 việc: đi lung tung làm nhiệm vụ để luyện cấp và kiếm đồ. Hầu hết thời gian chơi game bạn sẽ thấy mình chạy khắp bản đồ để săn lùng bọn đội trưởng, thi thoảng có thể kiếm vài cái bí mật khi tiện tay.

Cái mà Middle-earth: Shadow of War thiếu chính là sự đột phá, sau khoảng chừng 10 tới 15 giờ chơi bạn sẽ cảm thấy chán, khi cứ phải lặp đi lặp lại một hành động suốt từ đầu tới cuối. Các bí mật thực sự không nhiều, game cũng chẳng có thứ gì quá mạnh để buộc người chơi phải bỏ công cày cuốc. Trừ những ai muốn chơi theo kiểu hardcore ở độ khó Nemesis, thì còn đâu tất cả sẽ rất nhanh chán vì quanh đi quẩn lại chỉ toàn là đánh nhau với lũ Orc mà thôi.

Thế giới “mở” chán ngấy

Thế giới mở chính là điều làm cho các fan tò mò nhất khi Middle-earth: Shadow of War chuẩn bị được ra mắt, nhà sản xuất Monolith đã hứa hẹn là sẽ đem đến cho người chơi một thế giới Chúa nhẫn hoàn toàn mới khi đưa Middle-earth: Shadow of War trở thành một game thế giới mở. Trên thực tế là họ đã giữ đúng lời hứa, khi đem chiến trường của Talion từ một khoảnh đất bé tẹo ở phần một sang thành cả vùng Mordor rộng lớn, nhưng thực tế thì nó chẳng “mở” cho lắm đâu.

PC/CONSOLE

Middle Earth: Shadow of War: 5 mẹo nhỏ hữu dụng cho người mới

Là một game thế giới mở rộng lớn chứ không bé nhỏ như phần 1, các mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong Middle Earth: Shadow of War.

Ngoại trừ thành phố Minas Ithil lúc đầu với phong cách kiến trúc Gondor, thì tất cả các vùng đất về sau mà Talion đặt chân tới đều na ná một màu như nhau, hay nói đúng hơn là chúng là các bản sao lười biếng của nhưng trại lính Orc từ phần một. Bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt gì quá đáng kể trong kiến trúc hay cảnh vật trong từng vùng đất, tất cả đề mang một màu xám xịt đơn điệu từ các tòa nhà đổ nát hay lều trại của bọn Orc.

Chúng không có đặc trưng hay thứ gì đó thực sự độc đáo để tạo ấn tượng với người chơi, trên thực tế thì cũng khó mà nói Middle-earth: Shadow of War là game thế giới mở được, vì các khu vực là hoàn toàn riêng biệt không có liên quan gì tới nhau. Vì vậy không thể nói Middle-earth: Shadow of War là thế giới “mở” được, nó gần giống các game đi cảnh theo màn thì đúng hơn. Kiểu phân khu mở từng phần này bạn có thể gặp trong Tomb Raider 2013 và Rise of Tomb Raider của Square Enix trước đây, nhưng Tomb Raider thì mỗi khu vực đều có đặc trưng riêng biệt rất rõ.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Bản đồ của Middle-earth: Shadow of War, game chia theo từng khu riêng biệt

Cốt truyện và nhiệm vụ trong Middle-earth: Shadow of War cũng chia theo từng bản đồ riêng biệt, do đó bạn sẽ không bao giờ quay lại các bản đồ cũ khi đã giải quyết mọi thứ trong khu đó. Bản chất của một thế giới mở là ở chỗ các vùng đất liên kết với nhau, nó bắt người chơi phải luôn lang thang khắp nơi để khám phá nhiệm vụ, cốt truyện và các bí ẩn nằm rải rác. Nhưng chính vì bản đồ trong Middle-earth: Shadow of War không có sự liên kết, nên khó có thể gọi game là thế giới “mở” như quảng cáo được.

Và điều cuối cùng khiến người chơi hụt hẫng là ở phần công thành, đúng như câu nói “quảng cáo đều là bốc phét”, những gì mà Middle-earth: Shadow of War thể hiện trong trailer ở các màn công thành thực sự không nổi bật lắm khi chơi thực tế. Về cơ bản là bạn sẽ dẫn đầu một đám Orc dưới quyền, tấn công vào pháo đài của tên lãnh chúa dưới quyền Sauron để chiếm lĩnh nó. Nghe thì có vẻ rất hoành tráng, nhưng thực tế đây chỉ là một dạng khác việc Talion vào solo tất mà thôi.

width='640' height='360' frameborder='0' allowfullscreen>

Một màn công thành trong Middle-earth: Shadow of War

Thay vì bạn đi làm nhiệm vụ săn lùng từng tên Orc riêng biệt, thì giờ đây game tống chúng lại cùng một chỗ trong pháo đài và gọi đó là “công thành”. Vẫn chỉ là một mình Talion cân hết mà thôi, chẳng qua có khác biệt một chút là sau đó bạn sẽ thăng cấp lũ Orc đi theo mình thành lãnh chúa pháo đài để quản lý vùng đất đó – một kiểu bình cũ rượu mới mà thôi.

Đánh pháo đài không hề hấp dẫn, sau vài ba lần bạn sẽ thấy chán vì nó quá đơn điệu. Pháo đài không đem lại lợi ích gì trực tiếp cho Talion, khá giống một dạng trưng bày cho vui nhiều hơn là phần thưởng. Tựu chung lại thì cái thế giới “mở” của Middle-earth: Shadow of War rất nhạt nhòa, và xét đúng thì game này còn chả xứng đáng được gọi là game thế giới mở.

Hình ảnh khá tốt, âm thanh trung bình

So sánh hình ảnh thì Middle-earth: Shadow of War không có nhiều khác biệt lắm so với phần một Shadow of Modor, vì cả hai cùng xây dựng chung trên cùng một nền tảng. Bạn sẽ không nhận thấy quá nhiều khác biệt giữa phần 1 và 2, kể cả khi đã chỉnh max setting. Đây là một điểm trừ rất nặng của game, vì mang danh là thế giới mở nhưng cảnh vật trong Middle-earth: Shadow of War cực kỳ một màu, từ vùng đất này qua vùng đất khác đều xám xịt như nhau.

PC/CONSOLE

Middle-earth: Shadow of War: Cách kiếm trang bị xịn trong game hiệu quả

Có tới 5 loại vũ khí, áo giáp với 4 cấp độ trong Middle-earth: Shadow of War, do đó việc săn đủ bộ đồ chơi ưng ý là điều vô cùng tốn công sức.

Bù lại phần cảnh vật và môi trường tệ hại, thì tạo hình các nhân vật trong Middle-earth: Shadow of War được làm tốt hơn hẳn phần một. Talion được tân trang với trang phục ngầu hơn, mặc giáp sắt và có áo choàng xịn sau lưng, thay cho cái trang phục Ranger rách nát. Đám Orc đặc biệt được chăm chút rất kỹ, khi thể hiện được hết thần thái dữ tợn và kinh tởm của từng tên, số lượng model của đám Orc nhiều gần gấp đôi phần một, cho nên bạn sẽ thấy chúng cực kỳ đa dạng và không bao giờ có hai con giống nhau cả.

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Ngoại hình của lũ Orc có sự cải tiến lớn

Một điểm đáng khen khác của Middle-earth: Shadow of War là đã có sự xuất hiện của các nhân vật nữ, chứ không phải thuần một đám đực rựa chơi với nhau như phần một. Về điểm này thì phải có lời khen Monolith vì họ đã làm quá tốt, trong game có 3 nhân vật nữ chính là Nữ hoàng nhện Shelob, cô bé chiến binh Gondor Idril và nữ sát thủ người Elf - The Blade of Galadriel. Mỗi người có một đặc điểm riêng, thí dụ như Shelob thì quyến rũ, Idrill là ngây thơ còn The Blade of Galadriel thì đơn giản là “ngon”.

Đáng tiếc là đó cũng là tất cả những gì ra hồn về phần hình ảnh của Middle-earth: Shadow of War, vì phần còn lại chẳng còn gì nổi bật. Âm thanh trong game cũng chả khá khẩm hơn mấy, phần lồng tiếng của Talion, Celebrimbor và đám Orc được bưng nguyên xi từ phần một qua. Đám nhân vật phản diện như Sauron, Witch-king đều một kiểu khàn khàn the thé như có đờm trong họng, nhạc nền thì ở mức chấp nhận được (tức là chả có gì đặc biệt).

Đánh giá game middle earth shadow of war năm 2024

Middle-earth: Shadow of War còn gây khó chịu cho người chơi bằng các màn độc thoại dài lê thê của đám Orc, có đoạn kéo tới cả phút cực kỳ khó chịu vì không thể skip được. Để bù lại cho đống hổ lốn ở trên, game được tối ưu cực ổn, chỉ cần một cỗ máy PC tầm trung với card đồ họa GTX 750 và RAM 4GB là đủ để chạy Middle-earth: Shadow of War ở mức tương đối mượt mà.

Được kỳ vọng rất nhiều và quảng cáo rầm rộ như một bom tấn 2017, nhưng đáng tiếc là ngoài lớp vỏ hào nhoáng thì Middle-earth: Shadow of War cũng không có gì quá nổi bật. Tất nhiên đây vẫn là một tựa game hay, nhưng để xếp nó vào hàng ngũ cực đỉnh như đàn em Shadow of Modor hồi 2014 thì rõ ràng chưa tới. Cuộc phiêu lưu của Talion trong thế giới Chúa nhẫn đã kết thúc, và có vẻ nó chưa thể khiến người hâm mộ hài lòng được.